Dùng thuốc tẩy giun định kỳ rửa tay trước khi ăn và không ăn do sống có liên quan đến bệnh gì

Hiện nay, trên thế giới có hơn 1,5 tỷ người nhiễm giun và hơn một nửa trong số đó là trẻ em trong độ tuổi mẫu giáo và tuổi đến trường.  Tổ chức Y tế thế giới khuyến cáo tẩy giun là biện pháp dự phòng quan trọng, đặc biệt ở các đối tượng nguy cơ cao bên cạnh các biện pháp vệ sinh môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm và vệ sinh cá nhân.

Dùng thuốc tẩy giun định kỳ rửa tay trước khi ăn và không ăn do sống có liên quan đến bệnh gì


1.    Tại sao lại bị nhiễm giun? Người bị nhiễm giun truyền qua đất là do ăn phải trứng giun từ thức ăn, nước uống bị ô nhiễm, qua bàn tay bẩn. Đối với giun móc/mỏ ấu trùng xâm nhập xuyên qua da vào cơ thể và gây bệnh cho người.

2.    Triệu chứng khi nhiễm giun? 

Các triệu chứng thường gặp khi bị nhiễm giun như: Gầy yếu, da xanh xao, hay bị đau bụng, rối loạn tiêu hóa, chán ăn, ăn uống khó tiêu, bụng chướng, chậm lớn.

3.    Tác hại của nhiễm giun?

Giun gây nên nhiều tác hại như: Rối loạn tiêu hóa, đau bụng, thiếu máu, suy dinh dưỡng, chậm lớn, ảnh hưởng đến sự phát triển cả về trí tuệ và tinh thần, làm giảm khả năng lao động, gây ra các biến chứng tắc ruột, giun chui vào ruột thừa gây viêm, giun chui ống mật, có thể gây tử vong.

4.    Người nào cần được tẩy giun?

  • Chỉ định: Người từ 12 tháng tuổi trở lên.
  • Chống chỉ định:

- Người đang mắc bệnh cấp tính, đang sốt ( >38,5°C). - Người đang mắc một số bệnh mạn tính như: Suy thận, suy tim, suy gan, hen phế quản. - Người có tiền sử dị ứng với các thành phần của thuốc. - Phụ nữ có thai trong 3 tháng đầu, phụ nữ đang cho con bú, trẻ em dưới 12 tháng tuổi.

5.    Loại thuốc nào được sử dụng để tẩy giun?

  • Thuốc sử dụng: Albendazole hoặc Mebendazole
  • Liều lượng:

- Trẻ em từ 12 tháng tuổi đến dưới 24 tháng tuổi: Albendazole 200 mg hoặc Mebendazole 500 mg liều duy nhất.
- Người từ 24 tháng tuổi trở lên: Albendazole 400 mg hoặc Mebendazole 500 mg liều duy nhất.

- Thuốc uống vào bất kỳ thời gian nào trong ngày sau khi ăn. - Có thể nghiền hoặc nhai uống cùng với nước.

6.    Biện pháp phòng bệnh như thế nào?

- Rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn, sau khi chơi đùa, sau khi tiếp xúc với đất và sau khi đi đại tiện. Luôn cắt móng tay sạch sẽ, không mút ngón tay. - Luôn đi giày, dép, không ngồi lê trên đất.

- Ăn uống bảo đảm vệ sinh, ăn chín và uống chín.

- Xây dựng và sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh, không dùng phân tươi bón ruộng và cây trồng, không phóng uế bừa bãi.
- Thường xuyên vệ sinh trường lớp, nhà cửa sạch sẽ.

Tăng cường các biện pháp giáo dục truyền thông phòng chống giun truyền qua đất, nâng cao nhận thức về phòng chống bệnh cho cá nhân và cộng đồng.

Tài liệu tham khảo:
1. Hướng dẫn tẩy giun đường ruột tại cộng đồng Bộ Y tế (2018).
 

Bài viết bởi Bác sĩ Đỗ Thị Linh Phương - Bác sĩ Nhi - Trung tâm Nhi - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City

Giun sán là những ký sinh trùng sống trong cơ thể người và làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển trẻ em như sức khỏe, dinh dưỡng, phát triển nhận thức, khả năng tiếp cận và đạt thành tích trong học tập. Vì thế, các bậc cha mẹ cần chú ý ngoài việc phòng tránh giun sán theo khuyến cáo của Bộ Y tế thì cần thực hiện tẩy giun định kỳ cho trẻ.

Giun đường ruột là ký sinh trùng như sán dây, giun tròn, giun kimgiun móc... Chúng nằm trong thành ruột của người và động vật và dẫn đến các bệnh lý nếu không được điều trị. Môi trường xung quanh mất vệ sinh ô nhiễm nguồn nước hoặc thực phẩm là nguyên nhân phổ biến để giun đường ruột xâm nhập vào cơ thể con người. Theo đó, việc chẩn đoán sớm có thể giúp xác định loại giun mà trẻ bị nhiễm. Từ đó các bác sĩ sẽ có hướng điều trị và kê đơn thuốc phù hợp.

Một số nguyên nhân khiến trẻ dễ bị nhiễm giun sán là do:

Dùng thuốc tẩy giun định kỳ rửa tay trước khi ăn và không ăn do sống có liên quan đến bệnh gì

Thú cưng bị nhiễm sán có thể khiến trẻ dễ bị nhiễm giun sán

  • Vệ sinh kém
  • Ăn đồ ăn chưa nấu chín
  • Thói quen mút tay ở trẻ
  • Gặm đồ chơi
  • Thú cưng bị nhiễm giun
  • Không rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.

Dưới đây là một số triệu chứng có thể khi trẻ nhiễm giun sán:

  • Đau bụng
  • Đỏ hoặc nổi mẩn đỏ ở mông
  • Thấy giun ở hậu môn
  • Nôn hoặc tiêu chảy
  • Sút cân
  • Thiếu máu có thể liên quan đến giun ký sinh.
  • Máu trong phân
  • Táo bón
  • Đi tiểu thường xuyên

Dùng thuốc tẩy giun định kỳ rửa tay trước khi ăn và không ăn do sống có liên quan đến bệnh gì

Nhiễm giun gây táo bón ở trẻ

Tẩy giun phụ thuộc vào loại giun và triệu chứng ở trẻ. Những loại giun như sán dây sẽ tự chết nếu trẻ tuân theo chế độ ăn uống lành mạnh và có hệ miễn dịch khỏe mạnh. Tuy nhiên, trong hầu hết các trường hợp nên tham khảo và điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ. Vì giun đẻ trứng bên trong cơ thể vật chủ và tiếp tục nhân lên nếu không được điều trị, điều này khiến cho việc tẩy giun trở lên khó khăn và mất rất nhiều thời gian. Theo đó, thuốc tẩy giun cho trẻ em khác nhau tùy theo tuổi của trẻ và loại giun mà trẻ bị nhiễm.

  • Rửa tay đúng cách bằng xà phòng trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh
  • Rửa trái cây hoặc rau quả đúng cách trước khi ăn, và cần đảm bảo rằng bất cứ thứ gì trẻ ăn đều không bị nhiễm giun
  • Không cho trẻ ăn thực phẩm chưa nấu chín
  • Tránh uống nước từ những nơi công cộng và luôn uống nước lọc.

Dùng thuốc tẩy giun định kỳ rửa tay trước khi ăn và không ăn do sống có liên quan đến bệnh gì

Hướng dẫn trẻ rửa tay đúng cách để ngăn ngừa nhiễm run ở trẻ

Trả lời: Theo khuyến cáo của WHO, tẩy giun sáu tháng một lần là đủ.

Trả lời: Giun kim là loại giun phổ biến nhất ở trẻ em, có hình sợi trắng, thường xuất hiện ở hậu môn vào buổi tối

Trả lời: Thông thường, thuốc tẩy giun không có tác dụng phụ nhưng trong một số trường hợp hiếm gặp, có thể có tác dụng phụ nhẹ như buồn nôn, nhức đầu nhẹ và nôn.

Trả lời: Mọi người đều có thể nhiễm giun bất kể tuổi tác, tuy nhiên trẻ sơ sinh thì ít gặp hơn.

Dùng thuốc tẩy giun định kỳ rửa tay trước khi ăn và không ăn do sống có liên quan đến bệnh gì

Trẻ sơ sinh là đối tượng ít bị giun

Trả lời: 2 tuổi là tuổi khuyến cáo nên bắt đầu tẩy giun định kỳ

Tình trạng nhiễm giun sán hiện nay ở nước ta đang cao ở mức đáng báo động. Do đó, mỗi người cần có các biện pháp phòng tránh bệnh hiệu quả. Trước hết, cần loại bỏ ngay những thói quen khiến trẻ dễ nhiễm bệnh, xây dựng một lối sống an toàn, khỏe mạnh. Ngoài ra, bố mẹ cần quan sát những biểu hiện bất thường để kịp thời phát hiện bệnh và không quên tẩy giun định kỳ cho trẻ 6 tháng/lần.

Để bảo vệ trẻ khỏi những tác nhân gây ảnh hưởng tới sức khoẻ, bạn cần theo dõi và đưa trẻ đi thăm khám khi có biểu hiện bất thường.

Ngoài ra, để phòng tránh các bệnh lý mà trẻ nhỏ hay mắc phải, cha mẹ nên chú ý đến chế độ dinh dưỡng nâng cao sức đề kháng cho trẻ. Đồng thời bổ sung thêm thực phẩm hỗ trợ có chứa lysine, các vi khoáng chất và vitamin thiết yếu như kẽm, crom, selen, vitamin nhóm B,... giúp hỗ trợ hệ miễn dịch, tăng cường đề kháng để trẻ ít ốm vặt và ít gặp các vấn đề tiêu hóa.

Cha mẹ có thể tìm hiểu thêm:

Vì sao cần bổ sung Lysine cho bé?

Vai trò của kẽm - Hướng dẫn bổ sung kẽm hợp lý

Hãy thường xuyên truy cập website Vinmec.com và cập nhật những thông tin hữu ích để chăm sóc cho bé và cả gia đình nhé.

XEM THÊM:

Dùng thuốc tẩy giun định kỳ rửa tay trước khi ăn và không ăn do sống có liên quan đến bệnh gì

Rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn và sau đi vệ sinh để kiểm soát nhiễm giun.

Thuốc tẩy giun trên thị trường hiện nay chủ yếu có chứa hai hoạt chất mebendazol và albendazol, có tác dụng tẩy sạch hoặc làm giảm đáng kể số lượng giun ra khỏi ruột. Đây là loại thuốc không kê đơn, bạn có thể tự mua thuốc để tẩy giun cho cá nhân và gia đình, định kỳ từ 4 - 6 tháng/1 lần, người lớn và trẻ trên 2 tuổi chỉ cần uống một liều duy nhất (1 viên) để tẩy các loại giun thông thường. Việc dùng thuốc tẩy giun định kỳ là một việc làm rất cần thiết. Với các trường hợp có những dấu hiệu nhiễm giun đã ảnh hưởng tới sức khỏe, có thể uống liều thứ hai từ sau 2 - 3 tuần để đảm bảo tẩy giun hoàn toàn, tuy nhiên phải có chỉ định của bác sĩ. Nhiễm giun là bệnh có thể lây từ người này sang người khác. Một thành viên bị nhiễm giun thì cả nhà có khả năng lây nhiễm cao. Vì vậy, để tẩy giun hiệu quả, nên cho cả nhà dùng thuốc tẩy giun trong cùng một đợt để tránh nhiễm giun chéo.

Trước đây nhiều người thường nghĩ phải uống thuốc tẩy giun khi đói bụng và nhịn đói trong thời gian khá lâu. Tuy nhiên, với thuốc tẩy giun thế hệ mới, việc uống thuốc hiện nay không phải phụ thuộc vào thời gian. Bạn có thể dùng thuốc bất kỳ thời điểm nào mà không cần lo giun không chết. Nếu muốn thuốc phát huy tác dụng diệt giun tốt nhất thì nên uống sau bữa ăn tối 2 tiếng hoặc uống vào sáng sớm khi bụng đói. Khi dùng thuốc không phải nhịn ăn hoặc uống kèm thuốc xổ (thuốc nhuận tràng) giống như dùng các thuốc trị giun cổ điển trước đây.

Khi cho mọi người trong gia đình uống thuốc tẩy giun, trong 24 giờ sau uống thuốc, bạn cần quan sát phản ứng của cơ thể về các phản ứng phụ có thể gặp như: đau đầu, nổi mề đay, mệt mỏi, buồn nôn, đau bụng... Đặc biệt là với người dị ứng với các thành phần của thuốc hoặc có cơ địa nhạy cảm. Ở mức độ nhẹ, các phản ứng trên không đáng ngại. Nếu phản ứng nặng hơn, nôn nhiều, sốt, mệt rã rời, thì cần đưa người bệnh đi khám tại cơ sở y tế gần nhất.