Đường nhuệ đi tù bao nhiêu năm

Bị cáo Nguyễn Văn Lẫm tại phiên tòa. (Ảnh: Thế Duyệt/TTXVN)

Sau nhiều lần hoãn xét xử, ngày 28/12, Tòa án nhân dân tỉnh Thái Bình mở phiên tòa xét xử sơ thẩm lần 2 đối với 2 bị cáo Nguyễn Văn Lẫm (sinh năm 1962, tên gọi khác là “Lâm,” Giám đốc Công ty Trách nhiệm hữu hạn Lâm Quyết) và vợ là Phạm Thị Quyết (sinh năm 1967), cùng trú tại tổ 4 phường Trần Lãm, thành phố Thái Bình về tội “Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản” quy định tại khoản 4 Điều 175 Bộ luật Hình sự năm 2015.

Bị cáo Nguyễn Văn Lẫm, Phạm Thị Quyết được biết đến với vai trò người bị hại trong vụ án liên quan đến trùm giang hồ Nguyễn Xuân Đường (tức Đường “Nhuệ”) đã được xét xử công khai trước đó.

Đây cũng là vụ án có nhiều lần phải tạm hoãn xét xử do nhiều yếu tố. Gần đây nhất vào ngày 10/12, trên cơ sở đề nghị của bị cáo và các luật sư bào chữa,

Tòa án nhân dân tỉnh Thái Bình cũng đã quyết định hoãn phiên tòa để triệu tập những người làm chứng có liên quan.

Tại phiên tòa, 2 bị cáo liên tục kêu oan. Các luật sư bào chữa đề nghị Hội đồng xét xử thay đổi thẩm phán, chủ tọa phiên tòa và 1 kiểm sát viên giữ quyền công tố tại tòa vì cho rằng không đảm bảo khách quan, công tâm; đồng thời yêu cầu triệu tập lãnh đạo Công an thành phố Thái Bình, một số điều tra viên, kiểm sát viên và những người có quyền, nghĩa vụ liên quan vắng mặt, trong đó có trùm giang hồ Nguyễn Xuân Đường (tức Đường “Nhuệ,” sinh năm 1971, trú tại tổ 11 phường Kỳ Bá, Thành phố Thái Bình, hiện đang bị tạm giam) và Bùi Mạnh Tiến (con nuôi Đường “Nhuệ,” sinh năm 1995, trú tại xã Nguyên Xá, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình, hiện đang bị tạm giam).

Tuy nhiên các đề nghị này không được Hội đồng xét xử chấp nhận.

Căn cứ theo quy định của pháp luật, sau khi nghị án, tối 28/12, Hội đồng xét xử tuyên phạt Nguyễn Văn Lẫm 14 năm tù giam, Phạm Thị Quyết 13 năm tù giam cùng về tội “Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản” quy định tại khoản 4 Điều 175 Bộ luật Hình sự năm 2015.

Tổng cộng hình phạt của hai vợ chồng bị cáo là 27 năm tù, y án như phiên xét xử sơ thẩm lần 1.

[Bắt lãnh đạo cảnh sát điều tra và Phó Viện trưởng KSND huyện Vũ Thư]

Đồng thời, 2 bị cáo có trách nhiệm trả lại 900 triệu đồng cho vợ chồng ông Đỗ Văn Tới (sinh năm 1956, trú tại tổ 13 phường Phú Khánh, thành phố Thái Bình).

Theo cáo trạng của Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Thái Bình, Công ty Trách nhiệm hữu hạn Lâm Quyết do ông Nguyễn Văn Lẫm làm Giám đốc, vợ là bà Phạm Thị Quyết là thành viên có nhiều năm kinh doanh thua lỗ.

Quang cảnh phiên tòa. (Ảnh: Thế Duyệt/TTXVN)

Từ năm 2012 đến tháng 4/2018 (thời điểm bị khởi tố, bắt tạm giam), vợ chồng Nguyễn Văn Lẫm đã vay, chưa trả tiền gốc cho 12 cá nhân và Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam chi nhánh Thái Bình (Vietcombank) với tổng số tiền trên 20 tỷ đồng.

Vào tháng 1/2013 và tháng 1/2016, vợ chồng bị cáo Nguyễn Văn Lẫm đã 2 lần vay của vợ chồng ông Đỗ Văn Tới (sinh năm 1956, trú tại tổ 13 phường Phú Khánh, thành phố Thái Bình) tổng số tiền 900 triệu đồng bằng hợp đồng thế chấp tài sản là xe ôtô Camry biển kiểm soát 17K-9966 với cam kết không thế chấp; không bán cho, tặng bất kỳ tổ chức, cá nhân nào nếu không được sự thỏa thuận của ông Tới.

Tuy nhiên, ngày 12/4/2017, trong khi chưa trả nợ, vợ chồng Nguyễn Văn Lẫm, Phạm Thị Quyết đã đem chiếc xe nêu trên bán cho người khác mà không được sự đồng ý của ông Tới.

Cơ quan điều tra xác định, hai vợ chồng bị cáo có hành vi gian dối, hòng trốn tránh trách nhiệm trả nợ và chiếm đoạt số tiền 900 triệu đồng đã vay mượn.

Vợ chồng bị cáo Nguyễn Văn Lẫm cho rằng, đã trả nợ cho ông Tới và có giấy biên nhận về việc này. Tuy nhiên tháng 10/2017, trùm giang hồ Nguyễn Xuân Đường đã cho đàn em đến trụ sở Công ty chiếm giữ trái phép, lấy đi nhiều tài liệu, đồ vật trong đó có giấy biên nhận trả nợ cho ông Tới.

Căn cứ kết quả điều tra, ngày 12/4/2018, Cơ quan Cảnh sát điều tra - Công an thành phố Thái Bình đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với Nguyễn Văn Lẫm và Phạm Thị Quyết về hành vi “Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản” quy định tại Điều 175 Bộ luật Hình sự năm 2015. 

Ngày 12/6/2019, Tòa án nhân dân tỉnh Thái Bình đưa vụ án ra xét xử sơ thẩm lần 1 và tuyên phạt hai bị cáo Nguyễn Văn Lẫm, Phạm Thị Quyết tổng cộng 27 năm tù giam về tội danh đã khởi tố.

Sau đó, 2 bị cáo đã có đơn kháng cáo. Ngày 11/5/2020, tại phiên xét xử phúc thẩm, Tòa án nhân dân cấp cao tại Hà Nội tuyên hủy bản án sơ thẩm số 25 ngày 12/6/2019 của Tòa án nhân dân tỉnh Thái Bình, kiến nghị Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Thái Bình trả hồ sơ, yêu cầu điều tra lại toàn bộ vụ án; đồng thời áp dụng thay đổi biện pháp ngăn chặn từ tạm giam thành bảo lãnh, cấm đi khỏi nơi cư trú sau gần 2 năm tạm giam đối với 2 bị can Nguyễn Văn Lẫm và Phạm Thị Quyết.

Căn cứ theo quy định của pháp luật, ngày 27/5/2020, Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Thái Bình ra quyết định trả hồ sơ để Cơ quan Cảnh sát điều tra - Công an tỉnh Thái Bình điều tra lại vụ án theo thẩm quyền.

Liên quan đến việc vợ chồng ông Nguyễn Văn Lẫm, Phạm Thị Quyết tố cáo trùm giang hồ Nguyễn Xuân Đường xâm phạm Công ty của mình, ngày 18/10/2021, Tòa án nhân dân thành phố Thái Bình đã xét xử Nguyễn Xuân Đường cùng đàn em 1 năm tù giam về tội “Xâm phạm chỗ ở của công dân” theo khoản 1, Điều 124 Bộ Luật hình sự năm 1999./.

Thu Hoài (TTXVN/Vietnam+)

Sau 2 lần hoãn, Tòa án nhân dân TP.Thái Bình đưa ra thông báo sẽ mở lại phiên tòa sơ thẩm đối với Đường "Nhuệ", trong vụ xâm phạm trái phép Công ty Lâm Quyết (TP.Thái Bình) vào sáng ngày 18/10. Với tội danh bị cáo buộc, Đường "Nhuệ" bị xử bao nhiêu năm tù?

Luật sư Diệp Năng Bình, Trưởng Văn phòng Luật sư Tinh Thông Luật cho biết, pháp luật Việt Nam quy định công dân có quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở, không ai được tự ý vào chỗ ở của người khác nếu người đó không đồng ý, trừ trường hợp được pháp luật cho phép.

Ngoài ra, chỗ ở của người dân được hiểu là bất kỳ nơi nào đang có người cư trú hợp pháp và được cơ quan, tổ chức hoặc chính quyền địa phương thừa nhận. Đó có thể là nhà ở lâu dài, nhà tập thể, nhà thuê hoặc nơi thường trú.

Tòa án nhân dân TP.Thái Bình đã ấn định ngày mở lại phiên sơ thẩm, xét xử Đường Nhuệ và con nuôi trong vụ chiếm giữ trái phép Công ty Lâm Quyết. Liệu Đường "Nhuệ" bị xử bao nhiêu năm tù? Ảnh chụp màn hình

Bởi vậy, việc Tiến "trắng" (đàn em của Đường Nhuệ) cùng một số đối tượng khác đã ở lại, ăn ngủ và sinh hoạt tại văn phòng Công ty Lâm Quyết, trong văn phòng có phòng ngủ của vợ chồng ông Lẫm đã vi phạm pháp luật, có dấu hiệu của tội xâm phạm chỗ ở của công dân.

Tiến "trắng" và đàn em đến ăn ở tại Công ty Lâm Quyết theo chỉ đạo của Đường "Nhuệ". Tuy nhiên, việc này chưa được sự đồng ý của ông Lẫm, Giám đốc Công ty Lâm Quyết.

"Ngoài việc xâm phạm chỗ ở, nếu như Đường "Nhuệ" và con nuôi gây thiệt hại về tài sản của công ty ông Lẫm thì có thể những đối tượng này còn có thể bị xem xét thêm tội danh về việc hủy hoại tài sản và còn phải bồi thường theo quy định của của Bộ luật Dân sự 2015", luật sư Bình chia sẻ.

Theo luật sư Bình, hành vi xâm phạm chỗ ở của người khác là một trong các tội xâm phạm quyền tự do, an ninh cá nhân của con người, là những hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật hình sự 2015. 

Do vậy, trong vụ việc này cơ quan chức năng sẽ làm rõ, xử lý nghiêm hành vi này.

Đối với tội danh xâm phạm chỗ ở người khác được quy định cụ thể tại Điều 158 Bộ luật hình sự 2015. 

Trong đó, người nào thực hiện hành vi khám xét trái pháp luật chỗ ở của người khác; Đuổi trái pháp luật người khác ra khỏi chỗ ở của họ; Chiếm giữ chỗ ở hoặc cản trở trái pháp luật người đang ở hoặc người đang quản lý hợp pháp vào chỗ ở của họ; Xâm nhập trái pháp luật chỗ ở của người khác…sẽ bị phạt cải tạo không giam giữ đến 2 năm hoặc phạt tù từ 3 tháng đến 2 năm.

"Như vậy, với tội danh xâm phạm chỗ ở người khác, Tiến "trắng" cùng Đường "Nhuệ" có thể bị xử phạt tù từ 3 tháng đến 5 năm tù", luật sư Bình thông tin.

Đường "Nhuệ" bị bắt khi nào?

Nguyễn Xuân Đường, 49 tuổi (tức Đường "Nhuệ") quê ở Thái Bình bị bắt vào tháng 4/2020 khi đang lẩn trốn tại khu vực Hà Nam. Như Dân Việt đã thông tin, Đường Nhuệ bị khởi tố trong 4 vụ án với 3 tội danh, gồm cố ý gây thương tích; vụ án cưỡng đoạt tài sản và xâm phạm chỗ ở người khác.

Trước khi bị xét xử vụ án kể trên, Đường "nhuệ" đã bị Toà án xét xử hai vụ án cố ý gây thương tích và một một vụ án cưỡng đoạt tài sản xảy ra tại tỉnh Thái Bình. Hình phạt đã có hiệu lực pháp luật của hai bản án mà Đường "Nhuệ" lĩnh án 6 năm tù giam.

Còn Tiến "trắng" đã bị Tòa án tuyên phạt 3 năm tù về tội cố ý gây thương tích và đang bị truy tố về tội cưỡng đoạt tài sản trong vụ án vợ chồng Đường "Nhuệ" ăn chặn tiền hỏa táng tại tỉnh Thái Bình.

Luật sư Diệp Năng Bình, Trưởng Văn phòng Luật sư Tinh Thông Luật.

Như vậy theo luật sư Bình, theo quy định tại Điều 55 Bộ luật hình sự 2015, nếu như bị cáo không bị tuyên án tù chung thân hoặc tử hình mà chỉ bị kết án là các mức án tù có thời hạn thì dù có bị xử lý nhiều tội danh thì tổng hình phạt cũng không quá 30 năm tù.

Đối với Đường "Nhuệ", hiện tại đang phải chấp hành án 6 năm tù, nếu xử lý thêm tội danh xâm phạm chỗ ở người khác nữa thì có thể đối Đường "Nhuệ" có thể bị tổng các hình phạt là dưới 10 năm tù.

Liên quan đến nội dung này, bạn đọc Ngọc Linh (quê Thái Bình hiện sinh sống ở Hà Nội) cho biết, cái tên Đường "Nhuệ" không còn lạ lẫm gì với người dân ở Thái Bình. 

Đối tượng này có nhiều đàn em và từng nhiều lần bị tố cáo về hành vi bảo kê, hành hung đe dọa giết người. Chính vì vậy, việc sau đó Đường "Nhuệ" bị bắt cũng không quá nhiều bất ngờ với nhiều người.

"Việc Đường "Nhuệ" cùng đàn em bị bắt và đưa ra xét xử với nhiều tội danh khác nhau là việc tất yếu có thể xảy ra. Người dân ở Thái Bình rất bức xúc, nhất là đối với hoạt động bảo kê hỏa táng. Việc bắt Đường "Nhuệ" sớm và xử lý nghiêm minh sẽ góp phần duy trì trật tự xã hội, an ninh được đảm bảo", anh Linh chia sẻ.

Vụ Đường "Nhuệ" chiếm giữ Công ty Lâm Quyết: Diễn biến mới từ phía bị hại

Đường Nhuệ núp bóng công ty do vợ làm giám đốc để "bảo kê" hỏa táng

Video liên quan

Chủ đề