Giá trị tài nguyên là gì

Giá trị sử dụng (Use value) của tài nguyên môi trường là giá trị của từng hàng hóa dịch vụ môi trường mang lại cho người sản xuất hay người tiêu dùng khi trực tiếp hay gián tiếp sử dụng hoặc hưởng thụ nó.

Giá trị tài nguyên là gì

Hình minh hoạ (Nguồn: coldlinkafrica)

Giá trị sử dụng của tài nguyên môi trường

Khái niệm

Giá trị sử dụng trong tiếng Anh được gọi là Use value.

Giá trị sử dụng của tài nguyên môi trường là giá trị của từng hàng hóa dịch vụ môi trường mang lại cho người sản xuất hay người tiêu dùng khi trực tiếp hay gián tiếp sử dụng hoặc hưởng thụ nó.

Các thành phần của giá trị sử dụng

Giá trị sử dụng được chia làm hai thành phần, bao gồm giá trị sử dụng trực tiếp và giá trị sử dụng gián tiếp.

- Giá trị sử dụng trực tiếp (DV - Direct use Value): là giá trị có được xuất phát từ việc sử dụng trực tiếp hàng hoá dịch vụ do thiên nhiên cung cấp.

Ví dụ: Xét giá trị từ khu rừng nhiệt đới A. Các giá trị sử dụng trực tiếp từ khu rừng này gồm có:

+ Các sản phẩm từ gỗ, sản phẩm phi gỗ (mây, tre, song, nứa, ...) 

+ Giá trị vui chơi giải trí

+ Thuốc chữa bệnh

+ Các giá trị về di truyền

+ Môi trường sống cho con người

Các cá nhân sử dụng trực tiếp các hàng hoá dịch vụ từ rừng và nhận được lợi ích (giá trị sử dụng trực tiếp) từ các hàng hoá dịch vụ này.

- Giá trị sử dụng gián tiếp (IV – Indirect use Value): là giá trị xuất phát từ việc sử dụng gián tiếp hàng hoá dịch vụ do thiên nhiên cung cấp. Hay nói cách khác, là việc sử dụng các chức năng sinh thái của thiên nhiên.

Ví dụ: Tiếp tục với khu rừng nhiệt đới A (ở ví dụ trên). Khu rừng này cung cấp các giá trị sử dụng gián tiếp cho con người, gồm có:

+ Điều hoà khí hậu của một vùng và lưu trữ cácbon, từ đó người dân ở đây được sống trong một bầu không khí trong lành nhờ vào khả năng hấp thụ khí CO2 của cây rừng.

+ Giảm ô nhiễm không khí ở các vùng xung quanh do hệ thống tán lá cây rừng giữ lại một phần các đám bụi trong không khí.

+ Bảo vệ lưu vực sông ở các khu vực có rừng, hạn chế xói mòn, rửa trôi.

+ Cung cấp chuỗi thức ăn cho con người, cho các loài động vật trong rừng.

+ Tạo ra sự đa dạng sinh học (đa dạng gen, loài, hệ sinh thái).

Như vậy, ở đây các cá nhân nhận được lợi ích từ việc sử dụng gián tiếp các dịch vụ từ rừng.

(Tài liệu tham khảo: Kinh tế môi trường, Đại học Kinh tế Huế)

- Làm thế nào ñể khai thác, sử dụng nguồn tài nguyên hiệu quả và bền vững trong ngắn

hạn và trong dài hạn?

- Sự cạn kiệt của nguồn tài nguyên không thể tái tạo và nguồn tài nguyên không thể

tái tạo ñang diễn ra như thế nào và làm như thế nào ñể khai thác bền vững các nguồn tài

nguyên có thể tái tạo.

- Sự sai lệch trong nhận thức về khai thác và sử dụng các nguồn tài nguyên hiện ñang

ñặt ra vấn ñề cần thiết cho sự nâng cao vai trò và tầm quan trọng của nguồn tài nguyên

thiên nhiên.

- Trong quá trình ñánh giá tài nguyên thiên nhiên hầu như không có giá thị trường ñối

với giá trị kinh tế của tài nguyên .

- Hàng hóa công cộng luôn dẫn ñến các chi phí ngoại ứng do các ñặc ñiểm cuả chúng

là không có cạnh tranh và không thể loại trừ.

- Tài nguyên thiên nhiên mang rất nhiều ñặc ñiểm của hàng hóa công cộng, ñây là

thách thức cho việc quản lý và ñánh giá.

8.1.1 Giá trị của tài nguyên và ñặc ñiểm của hàng hoá công cộng

a) Giá trị kinh tế cuả tài nguyên, bao gồm:

Giá kinh tế của tài nguyên

Giá trị sử dụng

Giá trị

trực tiếp

sử dụng

Giá trị không sử dụng

Giá trị

gián tiếp

sử dụng

Giá trị

chọn

lựa

Giá trị ñể

lại cho thế

hệ mai sau

Giá trị

tồn tại

bên trong

Hình 8.1. Giá trị kinh tế của tài nguyên

Giá trị có thể sử dụng trực tiếp (direct use value – consumptive value): ñó là giá trị

của tài sản, tài nguyên có thể dùng hoặc tiêu thụ trực tiếp. Người ta thường coi loại này như

là hàng hoá hữu hình. Giá trị này của tài nguyên chúng ta có thể mang bán, có thể cân ñong

ño ñếm ñược.

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Giáo trình Kinh tế tài nguyên môi trường……..…

154

Giá trị sử dụng gián tiếp (indirect use value – non-consumptive value): Lợi ích mang

lại một cách gián tiếp cho người sử dụng. Ví dụ: Du lịch sinh thái, chống xói mòn, bơi lội,

bơi thuyền, picnicking... là những hoạt ñộng mà tài nguyên thiên nhiên mang lại gián tiếp

cho con người.

Giá trị chọn lựa (option value): Bao gồm giá trực tiếp sử dụng và gián tiếp trong tương

lai. Xã hội bằng lòng trả (WTP) dành lại sử dụng tài nguyên cho việc sử dụng trong tương lai.

Giá trị ñể lại (Bequest value): Các giá trị sử dụng gián tiếp và trực tiếp của tài nguyên

ñể lại cho các thể hệ mai sau sử dụng.

Giá trị của sự tồn tại (Existence value): Giá trị của sự bảo tồn, gìn giữ tài nguyên thiên

nhiên.

b) ðặc ñiểm của hàng hoá công cộng

Bảng 8.1 ðặc ñiểm của hàng hóa công cộng

Tiêu thức

Không, khó có thể loại

trừ

Có thể loại trừ

Không cạnh tranh trong

sử dụng

Hàng hoá công cộng

Công viên, khu tham quan

Có cạnh tranh trong sử

dụng

Tài nguyên vô chủ

Sở hữu tư nhân (private

goods)

Với các ñặc ñiểm không thể loại trừ và không có cạnh tranh trong sử dụng, hàng hoá

công cộng là ñối tượng nghiên cứu của kinh tế tài nguyên . Bởi vì với các ñặc ñiểm trên,

hàng hoá công cộng thường bị sử dụng lãng phí gây ô nhiễm hoặc gây ra các chi phí ngoại

ứng tiêu cực cho xã hội.

8.1.2. ðánh giá giá trị tài nguyên,

ðịnh nghĩa: ðánh giá giá trị, chi phí của tài nguyên là tiến trình áp dụng các phương

pháp ño giá trị của chi phí, lợi ích (thường là có thể quy về tiền) cho các nguồn tài nguyên

thiên nhiên. Hay nói cách khác, là việc sử dụng các phương pháp tiền tệ hoá các giá trị sử

dụng trực tiếp, gián tiếp của tài nguyên và giá trị không sử dụng của tài nguyên.

Nếu nhìn vào biểu ñồ giá trị kinh tế của tài nguyên thì chỉ có giá trị trực tiếp và một số

mục của giá trị sử dụng gián tiếp ñược tiền tệ hoá và có thể ñánh giá ñược bằng tiền trên thị

trường bằng giá cả trực tiếp. Các thành phần khác của giá trị kinh tế của tài nguyên không

tồn tại giá cả trên thị trường, chính vì vậy những giá trị này không thể ño ñược bằng tiền,

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Giáo trình Kinh tế tài nguyên môi trường……..…

155

bằng giá cả thị trường mà phải dùng các phương pháp ñặc thù của kinh tế tài nguyên và môi

trường.

Nhiệm vụ chính của ñánh giá tài nguyên là tìm ra phần khách hàng hoặc xã hội bằng

lòng trả (Willingness to Pay) cho hàng hoá, tài nguyên.

A+B là là phần bằng lòng trả (WTP)

cho lượng hàng hóa là Q*

A

ñường cầu với giá trị

sử dụng của hàng hóa

P*

B

C

0

Q*

Hình 8.2. Bằng lòng trả (WTP)

Như vậy phần bằng lòng trả của khách hàng (Willingness to pay - WTP) bằng tổng số

tiền người tiêu dùng trả cho người cùng cộng với phần thặng dư của người tiêu dùng, hay

nói cách khác bằng chi phí sản xuất cộng thặng dư của người sản xuất và thặng dư cuả

người tiêu dùng.

Sự khác nhau giữa bằng lòng trả và bằng lòng chấp nhận của khách hàng hoặc xã hội

(ví dụ chất lượng không khí cho một khu vực bị ô nhiễm)

Bảng 8.2 So sánh giữa bằng lòng trả và bằng lòng chấp nhận

Bằng lòng trả (WTP)

Bằng lòng chấp nhận (WTA)

Không có quyền sở hữu về tài nguyên

Có quyền sở hữu về tài nguyên

ðạt ñược sự cải thiện chất lượng tài nguyên

Bỏ qua sự cải thiện về tài nguyên

Không có sự cải thiện nếu không bằng lòng trả

Có sự hiện hữu của sự cải thiện

Khi so sánh WTP và WTA, thì WTA thường lớn hơn WTP bởi vì: WTA người chấp

nhận ñã có sẵn quyền sở hữu, chi phí tiến hành ñiều ñình bao gồm trong quyền sở hữu, và

cuối cùng là do sự giới hạn về ngân sách của người WTP.

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Giáo trình Kinh tế tài nguyên môi trường……..…

156

8.2. CÁC PHƯƠNG PHÁP ðÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN

8.2.1. Phương pháp chi phí lợi ích (Benefit cost analysis)

Phương pháp phân tích chi phí lợi ích CBA (NPV, IRR, B/C...) thường ñược sử dụng

trong ñánh giá, xây dựng một dự án. Trong quá trình ñánh giá một dự án người ta thường

quan tâm tới ñánh giá dưới các góc ñộ tài chính, dưới góc ñộ kinh tế xã hội và dưới góc ñộ

tài nguyên môi trường.

Phân tích lợi ích chi phí dưới góc ñộ tài chính (Financial Benefit Cost Analysis), tính

toán nhìn nhận các vấn ñề tài chính dưới góc ñộ của công ty, của nhà máy, của hãng. Như

vậy, nguồn số liệu dùng ñể phân tích chủ yếu dựa vào bảng báo cáo tài chính và bảng cân

ñối kế toán của doanh nghiệp.

Phân tích chi phí lợi ích kinh tế dưới góc ñộ xã hội (Economical Benefit Cost

Analysis), tính toán nhìn nhận các vấn ñề kinh tế dưới góc ñộ một xã hội, một nền kinh tế,

nguồn số liệu chủ yếu dựa vào phân tích tài chính, sau ñó ñiều chỉnh theo giá bóng (shadow

price) hoặc chi phí cơ hội (opportunity cost).

Phân tích chi phí lợi ích kinh tế - mở rộng (Extended Benefit Cost Analysis) chủ yếu

dựa vào số liệu của phân tích kinh tế sau ñó ñiều chỉnh các chi phí ngoại ứng (tiêu cực hoặc

tích cực).

Bảng 8.3 So sánh giữa phân tích kinh tế và phân tích tài chính

Phân tích kinh tế

Phân tích tài chính

Lợi ích chi phí: Phân tích kinh tế quan tâm

tới lợi ích cho toàn bộ xã hội, hoặc cho toàn

bộ nền kinh tế, không quan tâm ñến ai ñã tạo

ra và ai sẽ hưởng thụ lợi ích từ dự án

Lợi ích chi phí: Phân tích lợi ích và

chi phí liên quan ñến cá nhân hoặc, ñơn

vị trực tiếp tham gia xây dựng chương

trình, chính sách

Giá: Giá xác ñịnh lợi ích cho toàn xã hội giá Giá: Giá thị trường bao gồm cả thuế,

bóng (shadow price), giá kinh tế, chiết khấu lãi suất, trợ giá

xã hội.

Thuế, trợ giá: xem như luân chuyển trong Thuế, trợ giá: Thuế ñược coi là chi

xã hội, không tính vào giá cũng như chi phí

phí, trợ giá là khoản doanh thu

Lãi suất và khấu hao: Coi như khoản chuyển Lãi suất và khấu hao: Tính như các

ñổi trong xã hội không tính vào chi phí

khoản chi phí của hãng

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Giáo trình Kinh tế tài nguyên môi trường……..…

157

8.2.2. Phương pháp giá trị thị trường

a) Giá bóng (shadow price)

ðánh giá kinh tế một dự án, chính sách theo giá thị trường cần phải ñược ñiều chỉnh lại

theo giá bóng. Giá bóng là giá ñã ñiều chỉnh lại những khiếm khuyết của thị trường nên

phản ánh chính xác hơn chi phí cơ hội của nguồn tài nguyên và các mục ñích trong phân

phối của xã hội.

ðiều chỉnh giá thị trường cần lưu ý một số ñiều sau:

Giá thị trường thường ñược các nhà chính sách chấp nhận dễ dàng hơn là giá bóng,

thường các nhà phân tích cần giá bóng hơn. Vì giá bóng phản ánh giá xã hội, nhưng khả

năng hiểu biết và sử dụng giá bóng của các nhà phân tích không cao. Sự hiểu biết, và khả

năng tính giá bóng của các nhà phân tích cũng như các nhà chính sách không cao.

(Gregerson et al, 1987).

Giá thị trường thường dễ dàng thể hiện và quan sát hơn giá bóng.

Giá thị trường phản ánh hầu hết quyết ñịnh của người mua và người bán trên thị

trường, nhưng chưa thể hiện ñược các vấn ñề xã hội, vấn ñề kinh tế ví dụ: thuế, lãi suất nằm

trong giá thành, giá thị trường nhưng ñối với giá bóng “giá kinh tế” thì các khoản này lại

không nằm trong giá bóng mà chỉ là các khoản chuyển ñổi của xã hội.

Bốn bước cơ bản ñiều chỉnh giá thị trường thành giá bóng:

Bước 1: ðiều chỉnh ñối với các khoản chuyển ñổi trực tiếp

Bước 2: ðiều chỉnh các khoản làm sai lệch giá thị trường cho các khoản có thể thương

mại hoá (traded items).

Bước 3: ðiều chỉnh các khoản làm sai lệch giá thị trường cho các khoản không thể

thương mại hoá (non-traded items).

Bước 4: ðiều chỉnh tỉ giá hối ñoái.

8.2.3. Phương pháp sử dụng các hàng hoá liên quan, thay thế

Hàng hoá, dịch vụ không có thị trường nhưng có thể liên quan tới một số loại hàng hoá

dịch vụ có thị trường, dựa vào thị trường này chúng ta có thể tìm ra giá trị của hàng hoá

dịch vụ không có thị trường. Có 3 phương pháp bao gồm phương pháp hàng trao ñổi,

phương pháp thay thế trực tiếp, và phương pháp thay thế gián tiếp.

(a) Các bước sử dụng phương pháp hàng trao ñổi hàng

Bước 1: Tiến hành ñiều tra xác ñịnh xem loại hàng hoá nào thường ñược trao ñổi

Bước 2: Xác ñịnh xem loại hàng hoá liên quan trao ñổi với hàng hoá, dịch vụ không

có thị trường ñược trao ñổi bán trên thị trường.

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Giáo trình Kinh tế tài nguyên môi trường……..…

158

Bước 3: Nếu có, xác ñịnh giá bán của loại hàng hoá này trên thị trường.

Bước 4: Ước tính giá trị của hàng hoá dịch vụ không có thị trường dựa vào hàng hoá

liên quan thay thế

Bước 5: Tìm ra các hạn chế trong phương pháp và thị trường hàng hoá nhằm hoàn

thiện lại số liệu cho sát ñúng.

Chú ý: phương pháp này có xu hướng tìm ra giá trị của hàng hoá, dịch vụ nhỏ hơn thực

tế vì ước tính theo giá cả thực tế trên thị trường, giá thị trường chưa bao gồm phần thặng dư

của người tiêu dùng, mới bao gồm trong ñó chi phí sản xuất và thặng dư của người sản

xuất.

b) Các bước cơ bản phương pháp thay thế trực tiếp

Phương pháp này ước tính giá trị của hàng hoá, dịch vụ không có thị trường dựa vào

các hàng hoá hoặc giá của hàng hoá có thể thay thế, có thể so sánh trong cùng ñiều kiện.

Bước 1: Nghiên cứu, tìm hiểu hàng thay thế trực tiếp cho hàng hoá dịch vụ không có

thị trường.

Bước 2: Nếu hàng hoá thay thế có giá của thị trường, vậy thì sử dụng giá của hàng

hoá này ñể tính cho hàng hoá dịch vụ không có thị trường.

Bước 3: Nếu hàng hoá dịch vụ thay thế không có trên thị trường, vậy thì phương pháp

gián tiếp hàng thay thế ñược tiến hành.

c) Các bước cơ bản phương pháp thay thế gián tiếp

Các bước của phương pháp thay thế gián tiếp tương tự như phương pháp thay thế trực

tiếp, nhưng chúng ta phải thêm một bước tiếp theo ñó là bước này ñòi hỏi cộng thêm

phương pháp hàm sản xuất nhằm nghiên cứu mối quan hệ giữa các yếu tố ñầu vào và sản

lượng hàng hóa ñược sản xuất ra.

8.2.4. Phương pháp chi phí ñi lại (Travel Cost Method - TCM)

a) Cơ sở vi mô của phương pháp (TCM)

Phương pháp này dựa trên cơ sở tối ña hoá thoả dụng của người tiêu dùng, hàng hoá

dịch vụ là chất lượng và cảnh quan tài nguyên du lịch trong ñiều kiện người ñi thăm quan bị

ràng buộc về thời gian và thu nhập .

Tối ña: U(P, N, q) (trong ñó P là giá du lịch, thăm quan; N là số lượng người thăm

quan, du lịch; q là chất lượng tài nguyên)

Ràng buộc: Thời gian; thu nhập

Hàm cầu (số lượng người) du lịch:

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Giáo trình Kinh tế tài nguyên môi trường……..…

159

Giả sử chúng ta muốn tính hàm cầu cho một khu nghỉ ngơi. Phương pháp này cho rằng

hàm cầu của một người cho hàng hoá này (nhu cầu nghỉ ngơi tại khu vực).

D(TP, I, Q). Hàm cầu về du lịch cho một khu sinh cảnh nào ñó là một hàm tổng giá du

lịch (Total price - TP), thu nhập ( Income - I), chất lượng của cảnh quan tài nguyên

(Qualitative - Q ).

∂D/∂TP<0; ∂D/∂I>0; ∂D/∂Q>0.

b) Các bước cơ bản tiến hành phương pháp TCM

Bước 1: Chọn khu vực nghiên cứu.

Bước 2: Chia khu vực ñiều tra ra các vùng phù hợp.

Bước 3: Chọn mẫu ñiều tra cho khu vực nghiên cứu.

Bước 4: ðiều tra lượng tỉ lệ khách du lịch cho mỗi vùng.

Bước 5: Tính chi phí du lịch cho mỗi vùng.

Bước 6: Sử dụng hồi quy tuyến tính tìm ñường cầu cho khu vực nghiên cứu.

Hàm cầu du lịch là hàm số của tổng chi phí du lịch, thu nhập của khách và chất lượng

tài nguyên của khu tham quan, giải trí.

Bước 7: Ước tính thặng dư của người tiêu dùng

Bước 8: Ước tính lợi ích của việc cải thiện chất lượng tài nguyên môi trường khu vực

tham quan giải trí

c) Các lĩnh vực áp dụng phương pháp chi phí thăm quan du lịch (TCM)

Khu nghỉ ngơi, giải trí có sinh cảnh, có sự ña dạng sinh học, có nguồn tài nguyên dồi

dào.

Khu bảo tồn thiên nhiên, công viên quốc gia, rừng và ñất ngập sử dụng cho tham quan

du lịch.

d) Những vấn ñề khó khăn thường gặp khi sử dụng phương pháp TCM

Tham quan, ñi du lịch với nhiều mục ñích, tới nhiều nơi trong một chuyến ñi. Thường

các cuộc tham quan, du lịch của các khách du lịch ñi nhiều nơi trong một chuyến thăm quan

du lịch, như vậy chúng ta cần phân bổ như thế nào về chi phí của một chuyến ñi cho các

khu vực thăm quan.

Thăm quan, du lịch nhưng lại tận dụng cơ hội của một cuộc hội họp tổ chức ở khu vực

này, ví dụ: ở Hạ Long chẳng hạn, như vậy chi phí cho chuyến ñi khó tính toán, khó phân

bổ.

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Giáo trình Kinh tế tài nguyên môi trường……..…

160

Việc tính toán chi phí cơ hội thời gian ñi du lịch, tham quan là một khó khăn vì thu

nhập của người ñi du lịch rất khó ñiều tra hoặc ñiều tra không ñược chính xác.

Các vấn ñề về thống kê, mẫu, kinh tế lượng trong sử dụng mô hình ước tính cầu cho

khu vực nghiên cứu. ðặc biệt là chọn ñiểm, mẫu ñiều tra rất rộng và tốn kém.

8.2.5 Phương pháp tạo dựng thị trường-ðánh giá ngẫu nhiên (Contingent

Valuation Method (CVM)).

8.2.5.1. Giới thiệu chung về của phương pháp tạo dựng thị trường (CVM)

Cơ sở của phương pháp tạo dựng thị trường là tìm hiểu khả năng bằng lòng chi trả của

khách hàng (Williningness to Pay - WTP) về sự thay ñổi của chất lượng hàng hoá dịch vụ

cũng như tài nguyên. Các loại hàng hoá, chất lượng tài nguyên có thể áp dụng phương pháp

CVM như: chất lượng nước tại khu nghỉ ngơi, bảo tồn các loài ñộng thực vật quý hiếm;

giảm tác hại của các chất phế thải v.v...

Phương pháp CVM sử dụng kỹ thuật ñiều tra phỏng vấn trực tiếp về sự thay ñổi chất

lượng tài nguyên ñến sở thích của người ñược phỏng vấn. Thậm chí, trong những trường

hợp sự thay ñổi của tài nguyên không ảnh hưởng ñến hàng hoá dịch vụ có thị trường. Tại

những nơi mà không có giá thị trường, chúng ta có thể thành lập, xây dựng một thị trường

nhằm tìm ra khoản người tiêu dùng bằng lòng trả (WTP), hoặc bằng lòng chấp nhận

(WTA).

Phương pháp CVM có các ñặc ñiểm sau:

- Quan tâm tới ñiều kiện giả ñịnh, hoặc giả sử. Do không có thị trường hoạt ñộng ñối

với loại hàng hóa dịch vụ này, chính vì vậy việc tạo dựng lên một thị trường sẽ là ñiều cần

phải làm ñể người ñược hưởng lợi (người tiêu dùng) bằng lòng trả, hoặc bằng lòng chấp

nhận như khi ñi mua hàng hóa, dịch vụ trên thị trường.

- Thường giải quyết với hàng hoá công cộng (chất lượng môi trường, giá trị tồn tại của

ñộng vật hoang dã, chất lượng nước bán cho người tiêu dùng).

- CVM có thể áp dụng cho cả giá trị sử dụng (chất lượng nước, tham quan các khu bảo

tồn,loài ñộng vật hoang dã) hoặc giá trị không sử dụng như giá trị tồn tại của tài nguyên

(existence value).

- Giá trị bằng lòng trả của những người ñược phỏng vấn thể hiện trong phương pháp

CVM phụ thuộc vào yếu tố mô tả hàng hoá, cách thức nó ñược cung cấp, phương thức trả

và các yếu tố khác

8.2.5.2. Trình tự thực hiện phương pháp CVM

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Giáo trình Kinh tế tài nguyên môi trường……..…

161

Mẫu ñiều tra từ tổng thể ñược phỏng vấn ñánh giá hàng hoá hoặc chất lượng tài

nguyên, những người ñược ñiều tra này cung cấp cho các nhà phân tích ước tính số lượng

bằng lòng trả (WTP) của người ñược ñiều tra cho loại hàng hoá hoặc chất lượng tài nguyên

liên quan và cuối cùng lượng bằng lòng trả này ñược ước tính cho toàn bộ tổng thể mẫu.

Sử dụng phương pháp qua 6 bước:

Bước 1: Chọn kỹ thuật phỏng vấn (thư, ñiện thoại, phỏng vấn trực tiếp).

Bước 2: Thiết kế câu hỏi phỏng vấn.

Bước 3: Chọn tiến trình, cách thể hiện câu hỏ.

Bước 4: Phân tích số liệu.

Bước 5: Kiểm tra, ñánh giá ñộ chính xác của kết quả (Bann .C. 1998).

Bước 6: Dựa vào kết quả tìm ñược ñể suy luận, ñề nghị.

8.2.5.3. Các kỹ thuật thể hiện câu hỏi (bước 3)

a) Phương pháp hỏi mở và giới hạn lượng bằng lòng trả (Open-ended Willingness-toPay Method).

Theo phương pháp này, người phỏng vấn ñược hỏi là lượng tiền tối ña mà họ có thể

bằng lòng trả cho loại hàng hoá cần ñánh giá.

b) Phương pháp giới hạn lượng bằng lòng trả từng bước (Closed-Ended Iterative

Bidding Method).

ðây là phương pháp mà người ñược phỏng vấn ñược hỏi một mức bằng lòng trả cố

ñịnh nào ñó, sau ñó nếu họ ñồng ý sẽ tăng mức WTP lên, nếu họ không ñồng ý thì người

phỏng vấn hạ mức WTP xuống và làm tương tự như vậy tới khi nào người ñược phỏng vấn

ñồng ý (khi hạ xuống) và không ñồng ý nữa (khi nâng lên).

c) Phương pháp sắp xếp ngẫu nhiên (Contingent ranking method)

Theo phương pháp này, người ñược phỏng vấn ñược hỏi lượng WTP cho một khoảng

ñể bảo tồn tài nguyên nào ñó; ví dụ: WTP cho bảo tồn tính ña dạng sinh học của một khu

bảo tồn thiên nhiên nào ñó, cho chất lượng nước ñược cải thiện từ chỉ có thể câu cá ñược

ñến có thể tắm hoặc bơi lội.

d) Phương pháp chọn ngẫu nhiên (Dichotomous-Choice Method)

Ở phương pháp này, các mẫu ñiều tra ñược nhận một lượng WTP ngẫu nhiên trong

một khoảng ñã ñược xác ñịnh (ví dụ: từ 10.000 ñồng tới 100.000 ñồng, ñược chia làm 10

mức). Sau ñó xác suất bằng lòng trả ñược sử dụng ñể tính số trung bình WTP và cho tổng

thể.

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Giáo trình Kinh tế tài nguyên môi trường……..…

162

e) Phương pháp thể hiện lượng WTP so sánh với giá thuế (Payment card with

comparative tax price).

Theo phương pháp này, hàng hoá hoặc chất lượng tài nguyên ñược mô tả bằng hình

ảnh cho người ñược phỏng vấn hiểu rất thấu ñáo mà người tiêu dùng cần “mua” loại hàng

hóa dịch vụ này. Sau ñó một mức giá ñược ñưa ra người ñược phỏng vấn xem họ có bằng

lòng trả hay không. Ví dụ: cho các công viên, cho giáo dục công cộng.

f) Phương pháp thể hiện lượng WTP với một miền giá xác ñịnh cho hàng hoá

(Payment card with a range of price for the good)

Theo phương pháp này, người phỏng vấn mô tả một lượng thay ñổi hàng hoá, hoặc chất

lượng tài nguyên cho người ñược phỏng vấn. Sau ñó, người phỏng vấn ñưa ra một miền giá

nhất ñịnh (miền WTP); ví dụ: 0; 1000; 10.000; 20.000; 50.000; 100.000 ñồng. Sau ñó, người

ñược phỏng vấn ñược hỏi lượng tối ña mà họ bằng lòng trả.

8.2.5.4. Phạm vi áp dụng và các khó khăn khi áp dụng phương pháp CVM

* Phạm vi

- Những thay ñổi của tài nguyên không có ảnh hưởng trực tiếp nên ñầu ra của thị

trường.

- ðây không phải là phương pháp quan sát trực tiếp sở thích của khách hàng.

- Mẫu ñiều tra phải ñại diện cho tổng thể và tổng thể phải ñược hiểu biết tốt về hàng

hoá.

- Phương pháp này rất tốn kém và ñỏi hỏi một lượng mẫu lớn cho nên muốn làm ñược

phương pháp này tôt ñòi hỏi phải có thời gian, quỹ và tiến hành một cách rất cẩn thận.

* Khó khăn khi áp dụng phương pháp CVM

Phương pháp này phụ thuộc nhiều vào cách thể hiện câu hỏi, mô tả hoặc các yếu tố số

lượng hàng hoá, ñối tượng ñiều tra. Do ñó sai lệch trong phương pháp này là nhiều và

tương ñối lớn, ñể loại trừ, hạn chế ñược những sai lệch này ñòi hỏi phải thiết kế câu hỏi và

phỏng vấn thử (pretesting of questionanaires), quản lý ñiều tra, kỹ năng xử lý các chương

trình chuyên dùng về kinh tế lượng cho CVM.

- Thiết kế sai lệch (desigh bias): Sai lệch về các kỹ thuật thể hiện, thiết kế câu hỏi.

- Sai lệch thông tin (Information bias): Do thông tin thể hiện cho người ñược thông tin

sai lệch, hiểu nhầm giữa người phỏng vấn và người ñược phỏng vấn, hoặc sai lệch do cách

thức thiết kế câu hỏi, cách thể hiện câu hỏi.

- Sai lệch do ñiểm khởi ñầu khi ñặt vấn ñề bằng lòng trả (starting point bias), do kỹ thuật

thể hiện sự bằng lòng trả.

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Giáo trình Kinh tế tài nguyên môi trường……..…

163

- Sai lệch do gợi ý cách bằng lòng trả (payment vehicle bias). Cách gợi ý bằng lòng trả

của người ñi phỏng vấn rất quan trọng, nó ảnh hưởng tới tâm lý, suy ñoán của người ñược

phỏng vấn.

- Sai lệch do phỏng vấn và người trả lời (interview and respondent bias). Người phỏng

vấn cũng phải ñược tập huấn chu ñáo và hiểu ñược hòan cảnh, môi trường, ñối tượng phỏng

vấn.

- Sai lệch do giả thuyết (Hypothetical bias). Trong quá trình phỏng vấn, ñiều tra, tính

lý thuyết và sự giả ñịnh thường dẫn tới sai lệch trong phỏng vấn.

- Sai lệch do chiến lược của người ñược phỏng vấn (Strategic bias). Người ñược

phỏng vấn thường có các chiến lược trả lời nếu cách thể hiện câu hỏi của người phỏng vấn

khiến họ không thoải mái, hoặc nghi ngại một ñiều gì ñó.

8.2.6. Các phương pháp ñánh giá dựa trên chi phí (Cost Based Valuation)

(a) Phương pháp chi phí cơ hội (opportunity cost)

Lợi ích bị, thu nhập quên lãng hoặc phải bỏ (opportunity lost) do thực hiện các hoạt

ñộng, phương án, dự án nào ñó mà không tiến hành các dự án khác. Phương pháp này sử

dụng ước tính giá trị những hàng hoá của tài nguyên không có thị trường, hoặc thị trường

không phát triển, ví dụ giá trị cuả các loại gỗ ñun trong rừng có thể tính bằng chi phí cơ hội

nếu sử dụng công ñể thu hoạch chúng.

Như vậy, ñể tiến hành phương pháp này ñòi hỏi số liệu phải kịp thời gian, hiệu quả của

các hoạt ñộng và tiền lương trong khu vực.

Khó khăn của phương pháp này là chi phí cơ hội của thời gian, hoặc một số hàng hoá

dịch vụ của tài nguyên không có chi phí cơ hội trong khu vực.

Một vấn ñề lớn nhất của phương pháp này thường mắc phải là sử dụng chi phí như là

một cách ño lợi ích. Ví dụ: nếu giá trị của gỗ củi là 200.000 ñồng/m3, chi phí ở ñây thể hiện

tổng giá trị. Nếu chúng ta trừ toàn bộ tổng thu cho tổng chi phí như vậy lợi nhuận của hoạt

ñộng này bằng không (0), trong khi ñó chúng ta ñòi hỏi phải ước tính WTP (bao gồm chi

phí, thặng dư của người sản xuất, người tiêu dùng. Do ñó, phương pháp này thể hiện sự ước

tính nhỏ hơn so với giá trị cần ước tính.

(b) Chi phí phục hồi (restoration cost)

Phương pháp này sử dụng ñể ñánh giá các khoản chi phí nhằm tái tạo, phục hồi lại

ñiều kiện ban ñầu của một khu vực, một nguồn tài nguyên, một khu rừng, khu ñất ngập

nước, một ñiều kiện kinh tế xã hội nào ñó vv…. Phương pháp này dựa trên một ý tưởng là

chi phí tái tạo ñiều kiện cũ cũng ñược coi như là lợi ích mang lại.

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Giáo trình Kinh tế tài nguyên môi trường……..…

164