Giá trị văn hóa trong lĩnh vực nông nghiệp

Đây là ý kiến được Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng đưa ra tại Hội nghị tổng kết công tác năm 2022, triển khai nhiệm vụ năm 2023 của ngành NN&PTNT diễn ra hôm nay (13/1).

Giá trị văn hóa trong lĩnh vực nông nghiệp

Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng - Ảnh: VGP/Đỗ Hương

Ghi nhận những kết quả ngành nông nghiệp đạt được trong năm 2022, Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng khẳng định ngành văn hóa, thể thao và du lịch luôn đồng hành cùng ngành nông nghiệp trong xây dựng nông thôn mới, phát triển du lịch nông thôn.

Nhờ đẩy mạnh các mô hình sản xuất trên cơ sở tiềm năng, lợi thế của mỗi địa phương, du lịch miệt vườn, du lịch cộng đồng sinh thái ngày càng phát triển, sản phẩm của ngành nông nghiệp đã thành các sản phẩm OCOP qua bàn tay tài hoa của nông dân.

"Sản phẩm nông nghiệp không chỉ phục vụ bữa ăn hàng ngày của người tiêu dùng mà còn thể hiện chiều sâu văn hóa. Người tiêu dùng mua sản phẩm OCOP còn mua cả giá trị văn hóa kết tinh trong đó chứ không chỉ có giá trị vật chất", Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng nhấn mạnh.

Theo Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, đây sẽ là động lực để hai bộ kết nối, liên kết để phát triển ngành nông nghiệp có giá trị văn hóa cao hơn.

Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng cũng đề xuất hai bộ tiếp tục phối hợp để thúc đẩy xây dựng nông thôn mới để "nông thôn là nơi đáng đến đáng về".

"Đặc biệt, trong lĩnh vực du lịch, thời gian qua chúng ta đã kiến tạo và đề xuất được nhiều giải pháp nhưng công tác quảng bá, giới thiệu tiềm năng du lịch nông thôn ra thế giới còn khiêm tốn, do vậy hai bộ cần đẩy mạnh liên kết để có nhiều sản phẩm về du lịch gắn với nông nghiệp", Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng nói.

Giá trị văn hóa trong lĩnh vực nông nghiệp

Những mảnh ruộng bậc thang Yên Bái đã phát huy giá trị văn hóa đồng hành cùng nông nghiệp - Ảnh: VGP/Đỗ Hương

Câu chuyện ông Nguyễn Thế Phước, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Yên Bái nêu lên tại hội nghị đã minh chứng khá rõ cho việc kết hợp nông nghiệp với văn hóa giúp nâng cao đời sống của người dân địa phương.

Ông Nguyễn Thế Phước cho biết ngoài những chính sách chung hỗ trợ cho nông nghiệp do Chính phủ đề ra, Yên Bái đã ban hành riêng 16 nhóm chính sách hỗ trợ thông qua các chuỗi giá trị. Hiện 37 sản phẩm nông nghiệp chủ lực của tỉnh đã được bảo hộ sở hữu trí tuệ.

Ông Nguyễn Thế Phước thông tin: "Với diện tích hơn 800 ha trồng chè, một trong những mô hình nổi bật của Yên Bái là phát triển vùng chè Shan Tuyết Suối Giàng gắn với du lịch sinh thái. Thông qua mô hình này, tỉnh đã phát huy những thế mạnh về du lịch trải nghiệm để thu hút khách du lịch. Qua đó, năm 2022, số lượng khách du lịch đến với Yên Bái đã tăng gấp 2 lần so với năm 2021. Cụ thể là 1,5 triệu lượt khách".

Ông Phước cho biết, năm 2022, địa phương cũng tập trung phát triển mô hình kinh tế dưới tán rừng nhằm nâng cao thu nhập cho người dân, đồng thời tạo sự gắn kết giữa con người với thiên nhiên.

Ngoài ra, năm vừa qua, tỉnh cũng đẩy mạnh công tác chuyển đổi số trong lĩnh vực nông nghiệp. 100% sản phẩm OCOP địa phương đều được đưa lên các sàn thương mại điện tử, từ đó nâng cao sức tiêu thụ.

"Yên Bái đang thực hiện quản lý diện tích rừng lớn với hơn 50% diện tích là rừng tự nhiên. Đời sống người dân hiện chủ yếu dựa vào mức gia khoán bảo vệ rừng và vẫn còn thấp", ông Phước nói. Theo đó, đại diện tỉnh Yên Bái đề xuất Bộ NN&PTNT tham mưu với Chính phủ xem xét nâng mức khoán bảo vệ rừng cho người dân lên mức 1 triệu đồng/ha; đồng thời tham mưu Chính phủ xây dựng quy định quản lý tín chỉ carbon và có hướng dẫn để các địa phương thực hiện.

1/Tại đồng bằng sông Hồng, vấn đề khai thác tiềm năng văn hóa nông thôn để phát triển kinh tế-xã hội còn rất nhiều việc phải làm, rất nhiều khó khăn, vướng mắc cần tháo gỡ, và tất nhiên, là còn cả những cơ hội, dư địa cho tăng trưởng và phát triển.

Quy mô, diện tích đất nông nghiệp từ những thửa ruộng bậc thang ở khu vực trung du và miền núi phù hợp để phát triển nông nghiệp đặc sản, tài nguyên bản địa, gắn với bản sắc văn hóa của đồng bào dân tộc. Quy mô, diện tích đất nông nghiệp từ những cánh đồng bát ngát, thẳng cánh cò bay ở đồng bằng sông Cửu Long phù hợp để phát triển sản xuất sản phẩm nông nghiệp, hàng hóa quy mô lớn, tập trung.

Quy mô, diện tích đất nông nghiệp đồng bằng sông Hồng, không phải là nhỏ nhất nước, cũng không phải lớn nhất nước, sẽ phù hợp phát triển theo hướng nào? Quy mô, diện tích đất ở mức tương đối như hiện tại, là vừa đủ, vừa vặn để phát triển nông nghiệp theo hướng “công nghệ cao, hữu cơ, xanh, tuần hoàn, sinh thái”, như quan điểm của Nghị quyết của Bộ Chính trị đề ra.

2/Nhắc đến đồng bằng sông Hồng là nhắc đến “cái nôi” của nền văn minh lúa nước, của văn hóa làng quê Bắc Bộ, của tinh thần cố kết cộng đồng, của “hương ước” - thiết chế tổ chức, tự quản. Nông thôn không chỉ là nơi diễn ra hoạt động kinh tế, mà còn là không gian văn hóa; không chỉ là nơi sản xuất nông nghiệp, mà còn là nơi cân bằng cảm xúc. Nhiều di sản văn hóa đã được vinh danh, trong đó có nhiều văn hóa phi vật thể, như “tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ”, hay làn điệu dân ca quan họ, chèo, chầu văn… Không gian văn hóa cộng đồng nơi làng quê giúp cân bằng cảm xúc, tạo ra cảm xúc tích cực, định hình nông thôn hài hòa, thân thiện.

Nông thôn “phản chiếu” hình ảnh sinh động về các kết nối xã hội.

Quá trình hình thành nên làng xã nhờ vào tính cố kết cộng đồng, giúp giữ yên xóm làng trước thiên tai, địch họa. Người làng kết nối lại thành cộng đồng dân cư làng, xã hội làng. “Lệ làng”, “hương ước” không phải để vượt lên “phép nước”, “pháp quyền”, mà giúp cho pháp luật được tiếp nhận một cách tự nhiên, tự nguyện. Đó cũng là chỉ dấu văn hóa đặc sắc, riêng có ở nông thôn đồng bằng sông Hồng.

Nông thôn không chỉ là không gian vật chất, mà còn là tài nguyên phát triển.

Việc giữ gìn, phát huy các giá trị nông thôn giúp người làng quê trân quý truyền thống, vun đắp cho nông thôn trở thành tài nguyên du lịch. Đó chính là “tài nguyên mềm”, “nguồn lực mềm” cho phát triển bền vững.

Nông thôn cần được trân quý như một miền di sản.

Không chỉ là không gian sống hữu hình, nông thôn còn là không gian văn hóa, không gian tâm thức, khởi tạo nền tảng vững chắc để hướng tới các làng thông minh, làng hài hòa, làng hạnh phúc. Nghi lễ, tín ngưỡng dân gian, như lễ hội Tịch điền, thờ phụng Thần Nông, các vị Thần hoàng làng, tưởng nhớ tổ làng nghề… là những nét văn hóa đậm chất nhân văn, nối kết con người với truyền thống lịch sử, giúp con người sống nhân văn hơn. Khi ấy, cư dân nông thôn sống có trách nhiệm với cộng đồng, với môi trường thiên nhiên.

3/Từ trải nghiệm thực tế của bản thân qua các chuyến khảo sát ở các địa phương, tôi có niềm tin về một “vùng phát triển nhanh, bền vững, có cơ cấu kinh tế hợp lý, mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc”, có nền “nông nghiệp công nghệ cao, xanh, hữu cơ, tuần hoàn, có giá trị kinh tế cao”. Cùng với các ngành, lĩnh vực kinh tế trọng tâm, phát triển nông nghiệp góp phần giúp đời sống ngày thêm trù phú, thịnh vượng. Phát triển nông thôn hướng đến chất lượng sống, đến dòng chảy tâm thức từ cội nguồn dân tộc. Chúng ta cần quan tâm thực hiện đồng thời cả hai mục tiêu này.

Chính đời sống văn hóa - tinh thần kế thừa và tiếp nối qua bao thế hệ, hình thành một cách tự nhiên nếp sống, nếp nghĩ của cộng đồng dân cư, cách thức mọi người cư xử, hòa hợp với nhau, từ miền quê ra đến phố thị. Đó chính là điều tạo nên bản sắc, “hồn cốt” của vùng đồng bằng sông Hồng “văn hiến nghìn năm”.

Vừa qua, Hội nghị quán triệt và triển khai Nghị quyết số 30-NQ/TW ngày 23/11/2022 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế-xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh Vùng đồng bằng sông Hồng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 đã diễn ra trên toàn quốc, theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến. Bên cạnh nhiều giải pháp từ các góc nhìn chính trị, kinh tế, xã hội, an ninh, quốc phòng…, thì rất đáng chú ý, yếu tố văn hóa và một số giải pháp văn hóa được nhiều đại biểu nhấn mạnh, đề xuất.