Giải thích vì sao sông ngòi Trung Bộ lại có đặc điểm như vậy

Tính phân tử khối của hợp chất (Địa lý - Lớp 8)

2 trả lời

Tiến Điều huyện nào? Tỉnh nào? (Địa lý - Lớp 9)

2 trả lời

Câu hỏi:Đặc điểm sông ngòi Trung Bộ

A. Sông dài, nhiều hệ thống sông lớn.

B. Sông nhỏ và dốc, phân thành nhiều lưu vực nhỏ độc lập.

C. Sông lớn, dốc, hướng vòng cung.

D. Sông dài, lớn và dốc.

Lời giải

Đáp án đúng: B.Đặc điểm sông ngòi Trung BộlàSông nhỏ và dốc, phân thành nhiều lưu vực nhỏ độc lập

Cùng Top lời giải tìm hiểu chi tiết vềđặc điểm sông ngòi Việt Namnhé!

1. Đặc điểm chung của sông ngòiViệt Nam

a. Nước ta có mạng lưới sông ngòi dày đặc, phân bố rộng khắp trên cả nước.

- Nước ta có 2360 sông dài > 10km.

- 93% các sông nhỏ và ngắn.

- Các sông lớn: sông Hồng, sông Mê Công…

->Nguyên nhân là do nước ta có lượng mưa lớn trên địa hình chủ yếu là đồi núi và bị cắt xẻ mạnh, độ dốc lên do đó mạng lưới sông ngòi dày đặc.

b. Sông ngòi nước ta chảy theo hai hướng chính là Tây Bắc – Đông Nam và hướng vòng cung.

- Các con sông chảy hướng Tây Bắc – Đông Nam : sông Hồng, sông Thái Bình, sông Đà..

- Các con sông chảy hướng vòng cung (chủ yếu ở vùng núi Đông Bắc): sông Thương, sông Lục Nam…

c. Sông ngòi nước ta có hai mùa nước: mùa lũ và mùa cạn khác nhau rõ rệt.

- Mùa lũ nước sông dâng cao và chảy mạnh. Lượng nước chiếm 70 – 80% lượng nước cả năm.

- Mùa lũ có sự khác nhau giữa các hệ thống sông.

+ Chế độ dòng chảy của sông ngòi nước ta phù hợp với sự phân mùa của lượng mưa. Mùa lũ trùng với mùa mưa, mùa cạn trùng với mùa khô. Mực nước trên sông giữa hai mùa chênh lệch rất lớn, mùa lũ mực nước chiếm tới trên 70 - 80% tổng lượng nước, mùa cạn ít nước chỉ chiếm 20 – 30% (đặc biệt là sông ngòi ở miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ)

+ Chế độ mưa diễn biến thất thường nên chế độ dòng chảy sông ngòi cũng thất thường: có năm mùa lũ sớm, có năm lũ muộn gây ra hiện tượng lũ lụt, hạn hán gây ảnh hưởng tới các hoạt động sản xuất và đời sống của nhân dân. Vì vậy cần phải đầu tư, phát triển thủy lợi để chủ động tới tiêu.

-> Nguyên nhân: chế độ nước sông phụ thuộc vào chế độ mưa, chế độ mưa theo mùa nên thủy chế sông ngòi nước ta cũng theo mùa. Chế độ mưa diễn biến thất thường nên chế độ dòng chảy cũng thất thường.

d. Sông ngòi nước ta có hàm lượng phù sa lớn.

- Sông ngòi vận chuyển tới 839 tỉ m3 nước hàng trăm triệu tấn phù sa.

- Hàm lượng phù sa lớn, 200 triệu tấn/năm.

-> Nguyên nhân: sông ngòi nước ta có lượng mưa lớn, mặt khác lại có lượng nước lớn từ lưu vực ngoài lãnh thổ. Sông giàu phù sa do hệ quả của quá trình xâm thực mạnh và bào mòn mạnh mẽ của địa hình.

2. Đặc điểm sông ngòi của miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ.

* Khái quát:

- Có phạm vi từ dãy Bạch Mã trở vào.

- Phía bắc giáp miền TB và BTB, phía tây giáp Lào và Campuchia, phía đông, nam và tây nam giáp Biển Đông.

* Đặc điểm sông ngòi:

- Mạng lưới sông ngòi dày đặc, đặc biệt là Nam Bộ. Có nhiều hệ thống sông lớn: sông Tiền, , sông Đà Rằng, sông Đồng Nai…

- Hướng chảy:

+ Hướng tây bắc – đông nam: chủ yếu các con sông chảy theo hướng này hệ thống sông Mê Kông, sông Đak Nông, sông Cái…

+ Hướng vòng cung: sông Đồng Nai, sông Bé, sông Thu Bồn…

- Đặc điểm lưu vực:

+ Diện tích các lưu vực sông: Khu vực duyên hải lưu vực sông nhỏ như sông Kì Lộ, sông Trà Khúc… Các khu vực còn lại diện tích lưu vực sông lớn hơn đặc biệt là diện tích lưu vực sông Mê Kông gồm 2 phần ở cả Tây Nguyên và Nam Bộ (sông Đồng Nai 40.000 km2, sông 795.000 km2)

+ Độ dốc lưu vực: Khu vực duyên hải độ dốc lưu vực lớn, sông ngắn và dốc. Ở Nam Bộ độ dốc rất nhỏ.

- Tổng lượng nước lớn: sông Mê Kông có tổng lượng nước lớn nhất cả nước 475 tỉ m3, sông Đồng Nai 37 tỉ m3, sông Srê Pôk 30 tỉ m3…

- Lượng phù sa: hệ thống sông Mê Kông có lượng phù sa lớn thứ 2 cả nước 70 triệu tấn/năm, các sông ở vùng duyên hải không đáng kể

- Chế độ nước: Chế độ nước theo mùa, phân hóa phức tạp:

+ Nam Trung Bộ mùa lũ từ tháng IX đến tháng XII, cực đại vào tháng XI

+ Nam Bộ mù lũ từ tháng VII đến tháng XI, cực đại vào tháng IX hoặc tháng X.

BÀI TẬP:

1. Chứng minh sông ngòi miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ có sự phân hóa đa dạng.

Gợi ý trả lời:

* Khái quát về miền tự nhiên TB và BTB:

- Giáp Trung Quốc phía bắc, giáp miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ ở phía đông, giáp biển Đông ở phía đông, giáp miền Nam Trung Bộ phía nam, giáp Lào phía tây.

- Đây là miền có lãnh thổ kéo dài hẹp ngang theo chiều đông – tây. Tuy cùng nằm trong một miền tự nhiên nhưng đặc điểm sông ngòi của miền có sự phân hóa rõ rệt.

* Sự phân hóa về sông ngòi

- Phân hóa về mật độ:

+ Mật độ sông ở vùng TB thấp so với BTB.

+ Nguyên nhân là do TB có diện tích rộng lớn, phần lớn địa hình là núi non hiểm trở trong khi đó BTB có diện tích hẹp nhưng có nhiều sông nhỏ bắt nguồn từ vùng núi phía tây đổ ra biển.

* Sự phân hóa theo hướng chảy:

+ Hướng tây bắc – đông nam: sông ở TB và bắc BTB như sông Đà, sông Mã, sông Cả. Do hướng nghiêng chung của địa hình và hướng các dãy núi, cao nguyên trong miền quy định.

+ Hướng tây – đông: phía nam BTB như sông Bến Hải, sông Cam Lộ, sông Bồ… Do địa hình hẹp ngang, núi lan sát ra biển, các sông đều bắt nguồn từ sườn đông của dãy Trường Sơn và đổ trực tiếp ra biển.

* Sự phân hóa theo chiều dài và độ dốc (hình thái sông)

+ Sông có chiều dài lớn, độ dốc lòng sông nhỏ hơn: vùng TB và bắc BTB. Do sông chảy trong vùng có diện tích rộng lớn nên các sông này có chiều dài lớn và độ dốc trung bình nhỏ.

+ Sông ngắn, nhỏ và dốc: sông phía nam BTB. Do đây là nơi lãnh thổ hẹp nhất nước ta, sông bắt nguồn từ sườn núi cao của dãy Trường Sơn và đổ ra biển.

* Sự phân hóa về thủy chế:

+ Tổng lưu lượng dòng chảy: sông ở TB và bắc BTB có tổng lưu lượng dòng chảy lớn hơn sông ở nam BTB. Do các sông này có diện tích lưu vực và chiều dài lớn trong khi sông ở nam BTB lại có diện tích lưu vực và dòng chảy ngắn.

+ Đặc điểm thủy chế: sông ngòi của miền tuy có sự phân mùa lũ – cạn nhưng vẫn có sự phân hóa rõ rệt:

○ Sông TB có lũ vào mùa hạ. Do chế độ mưa vào mùa hạ, nhhuw trạm Điện Biên Phủ, Sa Pa đều có mùa mưa diễn ra từ tháng V đến tháng X. Mùa cạn vào thu đông trùng với mùa khô của khí hậu.

○ Sông BTB có chế độ lũ phức tạp: mùa lũ tập trung vào các tháng cuối năm từ IX đến XII, lũ lên nhanh, xuống nhanh. Do BTB có chế độ mưa vào thu đông, lượng mưa lớn vào các tháng cuối năm (trạm Đồng Hới có mùa mưa từ VIII đến XII, lượng mưa cao nhất vào tháng X). Lũ lên nhanh và xuống nhanh do sông ngoài thường là sông nhỏ, ngắn và dốc.

Ngoài lũ chính vào các tháng cuối năm, đầu mùa hạ mực nước dâng lên thấp nhưng vẫn tạo nên đỉnh lũ phụ - lũ tiểu mãn.

* Sự phân hóa về hàm lượng phù sa:

+ Lượng phù sa lớn hơn ở sông TB và bắc BTB do TB có tỉ lệ che phủ rừng còn rất thấp, địa hình dốc, mưa lớn vào mùa hạ.

+ Lượng phù sa nhỏ hơn ở nam BTB do tỉ lệ che phủ rừng còn cao.

* Sự phân hóa về giá trị kinh tế của sông ngòi:

+ Sông có nhiều giá trị về mặt thủy điện, giao thông vận tải, bồi đắp phù sa: sông ở TB và bắc BTB (sông Đà) do là những sông lớn có nhiều thác ghềnh.

+ Giá trị về mặt kinh tế nhỏ hơn là sông ở nam BTB do sông có tổng lượng nước thấp, các sông đều nhỏ, ngắn, dốc.

-> Sự phân hóa của sông ngòi miền TB và BTB nổi bật là sự phân hóa theo chiều Bắc – Nam. Nguyên nhân chính là do đặc điểm địa hình, hình dạng lãnh thổ và khí hậu có sự phân hóa theo chiều Bắc – Nam dẫn đến sự phân hóa sông ngòi

2.hãy so sánh đặc điểm sông ngòi miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ với miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ.

Gợi ý trả lời:

* Khái quát:

- Miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ: nằm ở tả ngạn sông Hồng, phía bắc giáp Trung Quốc, phía đông và đông nam giáp Vịnh Bắc Bộ, phía tây và tây nam giáp miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ.

- Tây Bắc và Bắc Trung Bộ: giáp Trung Quốc phía bắc, giáp miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ ở phía đông, giáp biển Đông ở phía đông, giáp miền Nam Trung Bộ phía nam, giáp Lào phía tây.

* Giống nhau

- Đều có mạng lưới sông ngòi dày đặc:

+ Có nhiều hệ thống sông lớn: sông Đà, sông Hồng, sông Thái Bình…

+ Hệ thống chi lưu và phụ lưu của các con sông rất nhiều.

- Hướng của sông ngòi theo hướng tây bắc – đông nam: sông Đà, sông Hồng, sông Chảy…

- Tổng lượng nước, hàm lượng phù sa lớn: sông Hồng là hợp lưu của sông Đà và sông Hồng có lưu lượng nước83,5 tỷ m³ với lượng phù sa là 120 triệu tấn/năm.

+ Thủy chế theo mùa: mùa lũ trùng với mùa mưa, mùa cạn trùng với mùa khô

* Khác nhau:

- Đặc điểm lưu vực:

+ Diện tích lưu vực sông: MB và ĐBBB có diện tích lưu vực sông lớn hơn, sông ngòi có nhiều chi lưu và phụ lưu hơn so với TB và BTB. Do độ cao địa hình thấp, cấu tạo địa chất mềm hơn, lượng mưa lớn nên sông ngòi bị cắt xẻ mạnh -> mạng lưới sông ngòi dày đặc.

+ Độ dốc lưu vực: TB và BTB có độ dốc sông lớn, lòng sông hẹp nhiều thác ghềnh do địa hình cao và hiểm trở bậc nhất cả nước. MB và ĐBBB có độ dốc nhỏ hơn do địa hình thấp hơn, diện tích đồng bằng lớn.

- Hướng chính các con sông:

+ MB và ĐBBB bao gồm hướng TB – ĐN và vòng cung do chịu chi phối từ hướng địa hình TB – ĐN và các dãy núi chạy theo hướng vòng cung ở phía đông.

+ TB và BTB chủ yếu là hướng TB – ĐN do ảnh hưởng của hướng nghiêng địa hình và các dãy núi chính.

- Chế độ nước:

+ MB và ĐBBB mùa lũ kéo dài từ tháng VI đến tháng IX do trùng với mùa mưa, mùa cạn kéo dài từ tháng tháng X đến tháng V năm sau.

+ TB và BTB các con sông ở BTB có mùa lũ đến muộn hơn từ tháng IX đến tháng XII do có chế độ mưa vào thu đông, lượng mưa lớn vào các tháng cuối năm.

3:hãy so sánh đặc điểm hệ thống sông Hồng và sông Đồng Nai.

Gợi ý trả lời:

* Khái quát:

+ Hệ thống sông Hồng nằm ở MB và ĐBBB, hệ thống sông Đồng Nai nằm ở miền NTB và NB…

* Giống nhau:

- Đều có mạng lưới sông ngòi dày đặc.

- Hướng sông chính là TB – ĐN.

- Sông nhiều nước và giàu phù sa.

- Thủy chế nước theo mùa, mùa lũ trùng với mùa mưa, mùa cạn trùng với mùa khô.

* Khác nhau:

- Đặc điểm lưu vực sông:

+ Diện tích lưu vực: hệ thống sông Hồng có diện tích lớn hơn chiếm 21,91% (86,6 nghìn km2) diện tích lưu vực cả nước, sông Đồng Nai chiếm 11,27% (33,5 nghìn km2).

+ Chiều dài sông: sông Hồng có chiều dài ở nước ta (650km) dài hơn sông Đồng Nai là (437km).

+ Sông Hồng có nhiều phụ lưu và chi lưu hơn sông Đồng Nai.

- Tổng lượng nước: Sông Hồng có lượng nước (83,7 tỉ m3) lớn hơn sông Đồng Nai (33,5 tỉ m3).

-> Nguyên nhân: Do sông Hồng có diện tích lưu vực lớn, có nhiều phụ lưu và chi lưu, nguồn cung cấp nước ngoài lãnh thổ lớn.

- Lượng phù sa: Sông Hồng có lượng phù sa (trên 120 triệu tấn/năm) lớn hơn rất nhiều sông Đồng Nai (khoảng 50 tấn/năm).

- Chế độ nước:

+ Sông Hồng: mùa lũ kéo dài từ tháng VI đến tháng X. Đỉnh lũ vào tháng 8.

+ Sông Đồng Nai: mùa lũ kéo dài từ V đến tháng X

Video liên quan

Chủ đề