Giống nhau giữa đột biến nhiễm sắc thể và đột biến gen là

Phân biệt đột biến gen và đột biến nhiễm sắc thể về cơ chế phát sinh, đặc điểm, hậu quả và vai trò của từng loại đột biến.

Vấn đề phân biệt Đột biến gen Đột biến nhiễm sắc thể

Khái niệm

– Là sự biến đổi một hay một số cặp nuclêôtit trong gen.

– Có 3 dạng đột biến điểm:

+ Mất 1 cặp nuclêôtit.

+ Thêm 1 cặp nuclêôtit.

+ Thay thế 1 cặp nuclêôtit.

– Là những biến đổi trong cấu trúc hoặc số lượng NST.

– Có 2 dạng:
+ Đột biến cấu trúc NST gồm mất đoạn, lặp đoạn, đảo đoạn, chuyển đoạn.

+ Đột biến số lượng NST gồm thể lệch bội và thể đa bội.

Cơ chế phát sinh

– Bắt cặp không đúng trong nhân đôi AND (không theo NTBS), hay tác nhân xen vào mạch khuôn hoặc mạch đang tổng hợp.
– Phải trải qua tiền đột biến mới xuất hiện đột biến.
– Do mất, lặp, đảo hay chuyển vị trí của đoạn NST, do sự chuyển đoạn diễn ra giữa các NST không tương đồng.

– Do sự không phân li của cặp NST trong quá trình phân bào.

Đặc điểm

– Phổ biến.
– Làm thay đổi số lượng và trật tự sắp xếp các cặp nuclêôtit trong gen.- Đột biến lặn không biểu hiện thành kiểu hình ở trạng thái dị hợp tử.
– Ít phổ biến. – Làm thay đổi số lượng và trật tự sắp xếp các gen trên NST.

– Biểu hiện ngay thành kiểu hình.

Hậu quả

– Làm gián đoạn 1 hay 1 số tính trạng nào đó (Gen -> mARN -> Prôtêin -> Tính trạng)

– Ít ảnh hưởng đến sức sống và sự sinh sản của sinh vật.

– Làm thay đổi 1 bộ phận hay kiểu hình của cơ thể.
– Ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức sống và sự sinh sản của sinh vật.

Vai trò

Cung cấp nguồn nguyên liệu chủ yếu cho quá trình tiến hóa và chọn giống. Cung cấp nguồn nguyên liệu thứ yếu cho tiến hóa và chọn giống.

Hậu quả của đột biến gen

Hậu quả của đột biến gen tùy thuộc vào từng kiểu đột biến trong môi trường sống của sinh vật. Phần lớn các đột biến gen đều biểu hiện thành kiểu hình có hại, một số có lợi và trung tính. Ở người, đột biến gen gây ra một số bệnh di truyền như: bệnh máu khó đông, bệnh hồng cầu lưỡi liềm, bệnh bạch tạng, tật dính ngón tay…

Trên thực tế, hầu hết trên các loại gen đều có thể xảy ra đột biến nhưng với tần số cực kỳ thấp, chỉ khoảng từ 1/10.000 đến 1/1.000.000.

Giống nhau giữa đột biến nhiễm sắc thể và đột biến gen là

Hậu quả của đột biến nhiễm sắc thể

Phần lớn đột biến nhiễm sắc thể đều có hậu quả xấu. Ví dụ: đột biến mất đoạn NST 21 ở người gây ung thư máu, đột biến mất vai dài NST 22 ở người gây ung thư máu ác tính, đột biến lặp đoạn trên NST X ở ruồi giấm làm mắt lồi thành dẹt.

18/06/2021 395

A. xảy ra ở một điểm nào đó của phân tử ADN.

B. tác động trên một cặp nuclêôtit của gen. 

C. làm thay đổi cấu trúc di truyền trong tế bào.

Đáp án chính xác

D. làm thay đổi số lượng nhiễm sắc thể.

Chọn đáp án C Điểm giống nhau giữa đột biến nhiễm sắc thể với đột biến gen là làm thay đổi cấu trúc di truyền trong tế bào. A sai vì đột biến gen mới xảy ra tại 1 điểm nào đó trên phân tử ADN B sai vì đây chỉ là đặc điểm của đột biến gen D sai vì đây chỉ là đặc điểm của đột biến NST

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Một gen dài 3060 ăngstrong, trên mạch gốc của gen có 100 ađênin và 250 timin. Gen đó bị đột biến mất 1 cặp G - X thì số liên kết hiđrô của gen đó sau đột biến sẽ bằng:

Xem đáp án » 18/06/2021 1,669

Ở ruồi giấm, bộ NST 2n = 8. Có một tế bào nguyên phân liên tiếp một số lần đã tạo ra các tế bào con với tổng số 128 NST đơn. Số lần nguyên phân của tế bào nói trên là:

Xem đáp án » 18/06/2021 843

Ở ngô có 2n = 20 NST. Có một thể đột biến, trong đó ở cặp NST số 2 có 1 chiếc bị mất đoạn, ở một chiếc của cặp NST số 5 bị đảo 1 đoạn, ở cặp NST số 3 một chiếc bị lặp 1 đoạn, cặp NST số 6 có 1 chiếc bị chuyển đoạn trong tâm động. Khi giảm phân nếu các cặp NST phân li bình thường thì trong số các loại giao tử được tạo ra, giao tử đột biến có tỉ lệ

Xem đáp án » 18/06/2021 801

Trên mạch gốc của một gen có 400 adenin, 300 timin, 300 guanin, 200 xitozin. Gen phiên mã một số lần đã cần môi trường cung cấp 900 adenin. Số lần phiên mã của gen là:

Xem đáp án » 18/06/2021 607

Dạng đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể (NST) nào sau đây làm giảm chiều dài của NST?

Xem đáp án » 18/06/2021 586

Nếu đột biến lệch bội xảy ra ở giai đoạn phát triển sớm của hợp tử thì

Xem đáp án » 18/06/2021 438

Cho biết quá trình giảm phân diễn ra bình thường. Theo lí thuyết, phép lai ♂AaBB x ♀aabb cho đời con có bao nhiêu loại kiểu gen?

Xem đáp án » 18/06/2021 295

Xác suất để một người bình thường nhận được 1 nhiễm sắc thể có nguồn gốc từ “Bà nội ” và 22 nhiễm sắc thể có nguồn gốc từ “ Ông ngoại ” của mình là

Xem đáp án » 18/06/2021 283

Đột biến cấu trúc NST nào sau đây không làm thay đổi nhóm gen liên kết:

Xem đáp án » 18/06/2021 250

gười ta tiến hành lai giữa 2 cây thuốc lá có kiểu gen như sau: P ♂aaBB X ♀AAbb. Kiểu gen của con lai trong trường hợp con lai được đột biến tứ bội thành 4n là

Xem đáp án » 18/06/2021 211

Các phát biểu nào sau đây đúng với đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể?

(1) Làm thay đổi vị trí gen trên nhiễm sắc thể.

(2) Làm giảm hoặc tăng số lượng nhiễm sắc thể trong tế bào.

(3) Có hai dạng là đột biến lệch bội và đột biến đa bội.

(4) Có thể có lợi cho thể đột biến.

Xem đáp án » 18/06/2021 209

Cho biết mỗi gen quy định 1 tính trạng, trội lặn hoàn toàn, không xảy ra đột biến. Cho phép lai: ♂AaBbddEe x ♀AabbDdEE, đời con có thể có bao nhiêu loại kiểu gen và bao nhiêu loại kiểu hình?

Xem đáp án » 18/06/2021 203

Một người bị hội chứng Đao nhưng bộ NST 2n = 46. Khi quan sát tiêu bản bộ NST người này thấy NST thứ 21 có 2 chiếc, NST thứ 14 có chiều dài bất thường. Điều giải thích nào sau đây là hợp lý?

Xem đáp án » 18/06/2021 182

Cây có kiểu gen như thế nào sau đây thì có thể cho loại giao tử mang toàn gen lặn chiếm tỉ lệ 50%?

(1) Bb; (2) BBb; (3) Bbb; (4) BBBb; (5) BBbb; (6) Bbbb.

Xem đáp án » 18/06/2021 178

Ở một loài thực vật, tiến hành phép lai giữa cây lá xẻ, hạt tròn và cây có lá nguyên hạt nhăn người ta thu được ở F1 có 100% số cây lá xẻ và hạt nhăn. Cho những cây F1 này tự thụ phấn và thu được cây F2, chọn ngẫu nhiên 1 cây F2 thì xác suất để thu được cây lá xẻ, hạt nhăn là bao nhiêu? Biết rằng tính trạng đơn gen và nằm trên 2 cặp NST tương đồng khác nhau.

Xem đáp án » 18/06/2021 168