Hà nội có bao nhiêu cây cầu lo sập

Bộ Giao thông Vận tải vừa có văn bản trả lời kiến nghị cử tri thành phố Hà Nội về đề nghị xem xét, thay đổi kết cấu kỹ thuật và tên gọi cầu Mễ Sở (kết nối huyện Thường Tín, Hà Nội với huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên) thành cầu Đại Bình hoặc Chí Nghĩa. Bên cạnh đó, cử tri Hà Nội cũng đề nghị nghiên cứu xây thêm cầu dây văng vượt sông Hồng để giảm tải cho cầu Mễ Sở.

Hà nội có bao nhiêu cây cầu lo sập

Hà Nội sẽ xây cầu Thăng Long mới. Ảnh: Trung Nguyên/Báo Tin tức

Theo Bộ Giao thông Vận tải, cầu Mễ Sở thuộc đường Vành đai 4 - vùng Thủ đô Hà Nội. Hiện tuyến đường vành đai này Thủ tướng Chính phủ đang giao Bộ Giao thông Vận tải lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi làm cơ sở báo cáo Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư.

Trong quá trình đó, Bộ Giao thông Vận tải sẽ chỉ đạo các cơ quan liên quan nghiên cứu các phương án thiết kế khác nhau của cầu Mễ Sở trên cơ sở điều kiện tự nhiên, giá thành, công nghệ thi công, chi phí quản lý, cảnh quan khu vực xây dựng... Từ đó làm cơ sở lựa chọn phương án đảm bảo tính kinh tế - kỹ thuật, thẩm mỹ kiến trúc.

Sau khi đầu tư hoàn thành cầu Mễ Sở, Bộ Giao thông Vận tải sẽ nghiên cứu về tên gọi cầu theo quy định.

Về đề xuất nghiên cứu thêm cầu dây văng vượt sông Hồng để giảm tải cầu Mễ Sở, Bộ Giao thông Vận tải cho rằng, theo quy hoạch phát triển giao thông Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn 2050 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, ngoài cầu Mễ Sở, giai đoạn tới sẽ tiếp tục xây dựng 9 cầu vượt sông Hồng.

Cụ thể, sẽ xây thêm cầu Hồng Hà, Thăng Long mới, Tứ Liên, Vĩnh Tuy (giai đoạn 2), Thượng Cát, Ngọc Hồi, Trần Hưng Đạo, Phú Xuyên, Vân Phúc nhằm kết nối giao thông thuận lợi, đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân hai bên bờ sông Hồng.

Theo Bộ Giao thông Vận tải, cầu Mễ Sở có tổng mức đầu tư dự kiến 4.881 tỷ đồng.

Vào cuối tháng 5-2020, Thủ tướng Chính phủ có văn bản đồng ý với đề xuất của UBND thành phố Hà Nội về việc xây dựng cầu Mễ Sở vượt sông Hồng.

Theo đó, dự án có chiều dài khoảng 13,8 km, chiều rộng 17 m. Điểm đầu dự án là nút giao Quốc lộ 1 với đường Vành đai 4 thuộc huyện Thường Tín (Hà Nội). Điểm cuối là nút giao đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng với đường Vành đai 4 thuộc huyện Văn Giang (Hưng Yên).

Chuyên chở hàng rau quả ra chợ Phùng Khoang bán, bà Hải, một người dân ở phường Đồng Mai, phải đi ra khỏi nhà từ tờ mờ sáng. Nỗi ám ảnh thường trực đối với bà Hải từ nhiều năm nay là phải vượt qua cây cầu Đồng Hoàng có nguy cơ sập bất cứ lúc nào.

Vận chuyển bằng xe máy, đằng sau là hai sọt rau củ quả nặng, nên mối nguy hiểm luôn rình rập bà cũng như nhiều tiểu thương buôn bán khác. Đã có không ít trường hợp bị ngã trên cầu hoặc rơi xuống sông.

Bà Hải cho hay: “Mỗi lần đi qua cây cầu này, đúng là thót cả tim. Đi nhanh cũng sợ mà đi chậm thì lại lo. Qua được cầu bên này mới biết mình đã an toàn”.

Hà nội có bao nhiêu cây cầu lo sập
Biển cảnh báo cấm các phương tiện đi lại qua cầu

Theo bà Hải, ngày nắng thì không sao, những ngày mưa lũ, nước sông lớn, ngập quá mặt cầu khiến người và phương tiện đi lại gặp khó khăn. Người dân phải liều mình lội bì bõm qua cầu dường như dựa vào may rủi nếu không muốn đi đường vòng, đã có người không may bị rơi xuống sông.

Có mặt tại phường Đồng Mai, quận Hà Đông (Hà Nội), ít ai lại tưởng tượng ra ngay giữa thủ đô lại có cây cầu có tuổi đời như vậy và nguy cơ sập bất cứ lúc nào. Theo biển cảnh báo được dựng lên, cấm người và các phương tiện qua cầu.

Cầu Đồng Hoàng được xây từ những năm 60 của thế kỷ trước, nối tổ dân phố 18 với trung tâm phường Đồng Mai và các địa bàn lân cận. Với tuổi đời như vậy, cây cầu đã xuống cấp nghiêm trọng. Các thanh sắt đã bị hoen gỉ, mặt cầu hẹp được làm bằng những tấm thép ghép với nhau, nhiều tấm bị gỉ, bục lỗ chỗ; lối dẫn lên cầu quá dốc nên đa số người dân khi đi qua cầu đều phải dừng xe dắt bộ vì sợ xảy ra tai nạn.

Các mố ở hai đầu cầu được xây dựng bằng gạch, cũng đã xiêu vẹo. Toàn bộ hệ thống lan can của cầu bị bung các mối hàn, một số đoạn đã bị gãy. Bèo khô bám đầy vào trụ cầu và ngay cả lan can. Mỗi khi có phương tiện đi qua, nhất là xe máy chở nông sản, cầu bị rung lắc mạnh. Hiện cây cầu này đang xuống cấp nghiêm trọng và có nguy cơ đổ sập bất cứ lúc nào.

Cả tổ dân phố có hơn 300 hộ dân, đều làm sản xuất nông nghiệp. Toàn bộ hoạt động đi lại, giao lưu buôn bán hàng hóa đều phải qua cầu Đồng Hoàng. Theo phản ánh của người dân, nhiều năm nay cây cầu có nguy cơ sập bất cứ lúc nào, chỉ có xe đạp, xe máy, xe cải tiến được đi lại nên đã ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống, cũng như kinh tế - xã hội của địa phương.

Ông Khoa, một người dân, cho hay, cầu bé lại đang sắp sập, những phương tiện lưu thông qua đây phải đi từng xe qua một, không dám đi cùng một lúc. Giờ cao điểm, mọi người phải xếp hàng chờ đợi nhau.

Vào mùa nước lũ, cầu Đồng Hoàng bị ngập sâu khiến tổ dân phố bị cô lập, người dân phải đi vòng qua xã Thụy Hương, thị trấn Chúc Sơn (Chương Mỹ), phường Biên Giang (Hà Đông). Để hạn chế tai nạn. Mới đây, người đã dùng những thanh tre buộc tạm lại làm lan can cầu.

Theo kiến nghị của người dân, cơ quan chức năng sớm xây dựng lại cầu để đảm bảo an toàn cho người dân cũng như phát triển kinh tế xã hội của địa phương.