Hạch toán cấp bù học phí theo Thông tư 107

Tôi công tác tại Trường Cao đẳng Xây dựng số 1 (trường công lập), Hiện Trường đang đào tạo đối tượng học sinh – sinh viên thuộc đối tượng được miễn, giảm học phí theo nghị định 86/NĐ- CP. Theo điều 6 khoản 1 thông tư 09/2016/TTLT- BGD ĐT- BTC- BLĐTBXH ngày 30/3/2016 có hướng dẫn phương thức cấp bù miễn giảm học phí cho các cơ sở giáo dục công lập: Khi rút dự toán kinh phí cấp bù tiền miễn, giảm học phí, cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông, giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học công lập phải gửi cơ quan Kho bạc nhà nước nơi đơn vị giao dịch bản tổng hợp đề nghị cấp bù tiền học phí miễn, giảm gồm các nội dung:

  • Họ tên người học thuộc diện được miễn, giảm học phí hiện đang theo học tại trường;
  • Mức thu học phí của nhà trường;
  • Mức học phí miễn, giảm và tổng nhu cầu kinh phí đề nghị cấp bù).

Khi Trường chúng tôi thực hiện xét miễn giảm học phí cho các đối tượng được được miễn giảm học phí, những đối tượng đủ điều kiện theo nghị định 86/NĐ- CP Trường có quyết định miễn giảm học phí cho các đối tượng này và gửi danh sách học sinh- sinh viên được miễn giảm và kinh phí miễn giảm tính theo học phí ra kho bạc để rút kinh phí miễn giảm từ tài khoản dự toán về tài khoản học phí ở Kho bạc thì Trường chúng tôi có được phép rút như vậy không?

Dựa trên các văn bản pháp luật về thuế và thông lệ về thuế hiện hành, Hãng kiểm toán Calico xin đưa hướng dẫn cụ thể như sau:

Chính phủ quy định như thế nào về việc miễn giảm học phí đối với các cơ sở giao dục?

Tại Khoản 1 Điều 6 Thông tư 09/2016/ TTLT-BGDĐT-BTC-BLĐTBXH ngày 30/3/2016 của Liên Bộ Giáo dục đào tạo, Bộ Tài chính, Bộ Lao động thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 86/2015/NĐ-CP ngày 02/10/2015 của Chính phủ quy định về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập từ năm 2015-2016 đến năm học 2020-2021 quy định:

“Phương thức cấp bù tiền miễn, giảm học phí đối với các cơ sở giáo dục công lập:

Kinh phí thực hiện cấp bù học phí cho cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông, giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học công lập được ngân sách nhà nước cấp hàng năm theo hình thức giao dự toán. Việc phân bổ dự toán kinh phí thực hiện chính sách cấp bù học phí cho cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông, giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học công lập được thực hiện đồng thời với thời Điểm phân bổ dự toán ngân sách nhà nước hàng năm.

Khi giao dự toán cho các cơ sở giáo dục, cơ quan chủ quản phải ghi rõ dự toán kinh phí thực hiện chính sách cấp bù học phí cho người học thuộc đối tượng được miễn, giảm học phí đang theo học tại cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông, giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học công lập.

Khi rút dự toán kinh phí cấp bù tiền miễn, giảm học phí, cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông, giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học công lập phải gửi cơ quan Kho bạc nhà nước nơi đơn vị giao dịch bản tổng hợp đề nghị cấp bù tiền học phí miễn, giảm (gồm các nội dung: Họ tên người học thuộc diện được miễn, giảm học phí hiện đang theo học tại trường; mức thu học phí của nhà trường; mức học phí miễn, giảm và tổng nhu cầu kinh phí đề nghị cấp bù).”

  Như vậy, kinh phí thực hiện chính sách cấp bù học phí cho người học thuộc đối tượng được miễn, giảm học phí được cơ quan chủ quan giao dự toán cho các cơ sở giáo dục. Khi rút kinh phí từ Tài khoản dự toán, cơ sở giáo dục gửi KBNN hồ sơ kiểm soát chi theo đúng quy định tại Khoản 1 Điều 6 Thông tư 09/2016/TTLT-BGDĐT-BTC-BLĐTBXH.

Điều kiện đăng ký sử dụng tại kho bạc nhà nước

Đồng thời, tại Khoản 1 Điều 14 Thông tư số 61/2014/TT-BTC ngày 12/5/2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn đăng ký và sử dụng tài khoản tại Kho bạc Nhà nước trong điều kiện áp dụng hệ thống thông tin quản lý ngân sách và kho bạc quy định:

“Nghiêm cấm các đơn vị sử dụng ngân sách rút tiền từ tài khoản dự toán chuyển vào tài khoản tiền gửi của đơn vị mình, trừ các trường hợp được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép.”

Chúc các bạn thành công.

  • Mọi chi tiết xin liên hệ:
  • ® Hãng kiểm toán Calico
  • Địa chỉ: Tầng 29, Tòa Đông, Lotte Center Hà Nội, Số 54 Liễu Giai, Phường Cống Vị, Quận Ba Đình, TP. Hà Nội
  • VPGD: Phòng 2302, Tháp B, Toà nhà The Light, đường Tố Hữu, Phường Trung Văn, Quận Nam Từ Liêm, TP. Hà Nội.
  • Hotline: 0966.246.800
  • Email:
  •  Website: KiemToanCalico.com 
     www.calico.vn

Ngày 10/10/2017, Bộ Tài chính ban hành thông tư 107/2017/TT – BTC. Hướng dẫn chi tiết chế độ kế toán hành chính, sự nghiệp và được áp dụng từ ngày 01/01/2018.

Hướng dẫn hạch toán hoạt động thu học phí phát sinh tại các cơ sở giáo dục

Chế độ kế toán mới đã có nhiều thay đổi so với chế độ kế toán cũ theo Quyết định 19/2016/TT-BTC. Từ hệ thống chứng từ kế toán, hệ thống tài khoản đến các sổ sách, báo cáo tài chính. Nhằm tăng cường tính độc lập về mặt tài chính, nâng cao tính tự chủ và hiệu quả hoạt động của các đơn vị hành chính, sự nghiệp.

Một trong những điểm mới nổi bật của Thông tư 107 là việc hạch toán kế toán các khoản thu học phí trong các cơ sở giáo dục mầm non và giáo dục phổ thông công lập.

Xem thêm:

Những điểm mới về TSCĐ trong thông tư số 107 về HCSN

Hướng dẫn chuyển số dư TSCĐ đầu kỳ từ QĐ 19 sang TT 107 trên Misa

Hạch toán thu học phí tại các cơ sở giáo dục – trường học theo TT 107

1. Hoạt động thu học phí phát sinh

Học phí là một khoản thu nằm trong Danh mục phí và lệ phí. Ban hành kèm theo Nghị định số 24/2006/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh phí và lệ phí.

Trước khi thông tư 107 ban hành, việc hạch toán khoản thu học phí. Được coi là 1 khoản thu sự nghiệp của các cơ sở giáo dục mầm non và giáo dục phổ thông công lập. Tuy nhiên, sự ra đời của Nghị định 16/2015/NĐ-CP và Luật phí và lệ phí số 97/2015/QH13. Đã chuyển khoản thu học phí sang cơ chế giá thực hiện theo quy định của pháp luật về giá cả. Theo đó, việc hạch toán các khoản thu học phí trong các cơ sở mầm non và giáo dục phổ thông công lập theo quy định mới đã có sự thay đổi lớn. Không hạch toán vào thu hoạt động sự nghiệp. Mà hạch toán vào thu hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ.

Sau đây xin giới thiệu một số những điểm mới trong việc hạch toán khoản thu học phí trong các cơ sở giáo dục mầm non và giáo dục phổ thông công lập:

2. Hạch toán thu học phí theo Thông tư 107/2017/TT – BTC

 2.1. Tài khoản sử dụng:

Sử dụng tài khoản 531 – Doanh thu hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ để hạch toán các khoản thu học phí.

Sử dụng tài khoản 154 – Chi phí SXKD, dịch vụ dở dang để hạch toán chi phí liên quan đến hoạt động thu học phí.

2.2. Phương pháp hạch toán kế toán một số hoạt động kinh tế chủ yếu:

2.2.1. Khi thu học phí, ghi:

Nợ TK 111 – Tiền mặt

   Có TK 531 – Doanh thu hoạt động SXKD, dịch vụ

2.2.2. Chi phí tiền lương, tiền công phải trả và các khoản phải nộp theo lương của bộ phận trực tiếp thu học phí, ghi:

Nợ TK 154 – Chi phí SXKD, dịch vụ dở dang

   Có TK 332,334

2.2.3. Chi phí bằng tiền liên quan trực tiếp đến hoạt động thu học phí, ghi:

Nợ TK 154 – Chi phí SXKD, dịch vụ dở dang

   Có TK 111, 112

2.2.4. Chi phí khấu hao của TSCĐ dùng cho hoạt động thu học phí, ghi:

Nợ TK 154 – Chi phí SXKD, dịch vụ dở dang

   Có KT 214 – Khấu hao và hao mòn lũy kế TSCĐ

2.2.5. Rút dự toán cấp bù miễn, giảm giá học phí về TK tiền gửi thu phí mở tại KBNN, ghi:

Nợ TK 111

   Có TK 531 – Doanh thu hoạt động SXKD, dịch vụ

Đồng thời, ghi:

   Có TK 008 – Dự toán chi hoạt động

2.2.6. Kết chuyển giá vốn thực tế của dịch vụ thu học phí đã hoàn thành, chuyển giao cho người mua và được xác định là đã bán trong kỳ:

Nợ TK 632 – Giá vốn hàng bán

   Có TK 154 – Chi phí SXKD, dịch vụ dở dang

2.2.7. Cuối năm:

– Kết chuyển trị giá vốn của dịch vụ thu học phí đã hoàn thành trong kỳ và chi phí quản lý của dịch vụ trong kỳ, ghi:

Nợ TK 911 – Xác định kết quả

   Có TK 632,642

– Kết chuyển doanh thu dịch vụ thu học phí đã hoàn thành trong kỳ:

Nợ TK 531 – Doanh thu hoạt động SXKD, dịch vụ

   Có TK 911 – Xác định kết quả

Nếu còn bất cứ điều gì thắc mắc liên quan tới thông tư 107 cũng như TSCĐ, các bạn hãy comment ở dưới bài viết này nhé.

– Tiết kiệm thời gian, có thể học bất cứ nơi đâu – bất cứ lúc nào, không cần phải tới lớp. – Chủ động thời gian học, cân bằng công việc và gia đình.

– Khai giảng khóa học ngay khi đăng ký.

– Giáo trình kế toán online được biên soạn trên công nghệ 4.0

– Hơn 10.000 video trợ giảng

– Thư viện tài liệu và phần mềm kế toán miễn phí

– Mỗi giáo viên kèm trực tiếp 01 học viên

– 06 hình thức học đáp ứng được nhu cần của mọi đối tượng học viên.

– Giáo viên tối thiểu 03 năm kinh nghiệm

– Học đến đâu làm được ngay đến đó

– Thư việc tài liệu kế toán, Phần mềm kế toán tải về miễn phí.

– Hỗ trợ 24/7 thông quan 08 kênh support

Đánh giá của học viên

Xem tất cả ý kiến học viên

Gương mặt giáo viên

Xem tất cả gương mặt giáo viên

Video liên quan

Chủ đề