Hai bên thái dương tiếng Anh là gì

Hai bên thái dương tiếng Anh là gì

Trả lời:

Chào bạn Hương, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Về tình trạng mà bạn đang gặp phải, chúng tôi nhận thấy bạn đang có triệu chứng đau đầu hai bên thái dương. Để bạn biết được tình trạng của mình hiện tại là gì, chúng tôi xin đưa ra một số thông tin như sau:

1. Hiện tượng đau đầu hai bên thái dương

2. Nguyên nhân gây ra hiện tượng đau đầu hai bên thái dương

3. Khi nào nên đi khám bác sĩ?

===

Tham vấn thông tin, tư vấn và hẹn khám bệnh:

✍ Sài Gòn: Bệnh Viện Chợ Rẫy, Bệnh Viện ĐHYD

✍ Hà Nội: Đại Học Y Hà Nội, Viện 103

✍ Đà Nẵng: Bệnh viện Tâm Thần Đà Nẵng

☎ Gọi tư vấn với Bác sĩ: 19001246

===

1. Hiện tượng đau đầu hai bên thái dương

Đau đầu hai bên thái dương (tên tiếng Anh là Temple Headache) là tình trạng đau đầu dù cho không quá nghiêm trọng như các dạng khác, tuy vậy vẫn gây rất nhiều khó chịu cho bệnh nhân.

Điều này rất đặc trưng khi bệnh nhân thường có cơn đau đầu tại thái dương vào thời gian “nhạy cảm” trong ngày, phần nhiều là ngay khoảng thời gian vào sáng khiến giấc ngủ của bệnh nhân bị xáo trộn.

Tính chất của cơn đau đầu thái dương thường là cơn đau âm ỉ, buốt ở vùng thái dương ở một hay cả hai bên theo đường đi của động mạch thái dương theo từng cơn và kéo dài từ vài phút cho đến vài giờ. Bệnh nhân cũng có thể có tình trạng đau nhói tại vùng này, tuy nhiên lại hiếm gặp hơn. 

2. Nguyên nhân gây ra hiện tượng đau đầu hai bên thái dương

Có nhiều nguyên nhân phổ biến dẫn đến đau đầu hai bên thái dương từ đau đầu do căng thần kinh (tension headache) đến đau nửa đầu (migraines) hay từ các vấn đề ở răng miệng. Cơn đau đầu thái dương có thể xuất hiện sau một chấn động, hoặc ở tình huống nghiêm trọng hơn như viêm màng não (meningitis) hay khối u (tumors) cũng gây đau đầu, nhưng thường sẽ đi kèm thêm các triệu chứng khác.

Đau đầu do căng thần kinh (tension headache)

Là dạng đau đầu phổ biến nhất. Cơn đau đầu này thường làm cho bệnh nhân như bị đè nén, căng tức vùng thái dương hai bên, đôi khi có lan sang vùng gáy. Đồng thời các vùng cơ phân bố ở tại điểm đau có tình trạng căng tức nhẹ khi chạm vào và có thể bệnh nhân có tình trạng hoa mắt nhẹ. Trái ngược với đau nửa đầu, đau đầu do căng thần kinh thường không có tình trạng nhạy cảm với ánh sáng, âm thanh hay xoay đầu, không có xuất hiện tình trạng buồn nôn và ói mửa. Nếu cơn đau trầm trọng hơn và kèm đỏ mắt, chảy nước mắt và thay đổi thị lực, thì tình trạng này nghiêng về đau đầu theo cụm (Cluster Headache) hơn là đau đầu thái dương.

Đau nửa đầu (migraine headache)

Tình trạng đau nhói và dồn dập ở một bên thái dương hay nửa vùng đầu là đặc trưng của cơn đau nửa đầu. Kèm theo đó là các triệu chứng tại mắt nhu nhạy cảm với ánh sáng, âm thanh và chuyển động vùng đầu. Bệnh nhân có thể có buồn nôn, ói mửa và aura - tình trạng mất thị lực tạm thời trước và trong cơn đau. Ngoài ra chóng mặt tạm thời, tê, gặp khó khăn khi nói hoặc di chuyển có thể xuất hiện trong cơn đau. Nếu bạn đang trải qua những triệu chứng này, hãy nhờ sự trợ giúp của y tế sớm nhất.

Đau đầu hậu sang chấn (post-concussion headache)

Đau đầu vùng thái dương có thể xuất hiện sau một sang chấn, dù cho không có tổn thương nghiêm trọng ở não hay có triệu chứng mất tỉnh táo. Các triệu chứng có thể có như xây xẩm, trí nhớ thay đổi, thay đổi cảm xúc, giấc ngủ hoặc các vấn đề về thăng bằng hay phát âm. Đau đầu cấp hậu sang chấn (acute post-traumatic headache) thường có tính chất khá tương đồng với đau đầu do căng cơ hay đau nữa đầu và việc đáp ứng điều trị cũng tương tự như hai dạng trên. Thông thường, sau khi sang chấn đã xảy ra khoản 3 tháng, đau đầu hậu sang chấn thường sẽ thuyên giảm và biến mất.

Hai bên thái dương tiếng Anh là gì

Khớp thái dương hàm là một trong những khớp phức tạp nhất trong cơ thể người. Khớp thái dương hàm được cấu tạo bao gồm một đĩa khớp nằm ở chính giữa 2 đầu xương hàm dưới bên dưới và đầu xương thái dương hàm trên phía bên trên. Xung quanh ổ khớp gồm có các hệ thống dây chằng và các cơ bám vào. Sự ăn khớp giữa hai hàm trên dưới cùng với hoạt động của các nhóm cơ cho phép các cử động nhai, nói, nuốt được thực hiện dễ dàng. Ngoài xương và cơ thì còn có một miếng sụn nhỏ hoạt động như một bộ phận chống sốc và bảo vệ xương khỏi bị mòn do hoạt động liên tục. Dấu hiệu nhận biết rối loạn khớp thái dương hàm + Thường bị đau ở một bên hoặc cả hai bên khớp hàm. + Đau tai. + Đau mỗi khi nhai. + Đau vùng mặt và cổ. + Cơ hàm cứng, không được linh hoạt. + Cảm giác hàm trên và hàm dưới không khớp với nhau.

Nếu bạn cử động khớp hàm và nghe tiếng lách cách trong tai thì chưa hẳn là dấu hiệu của viêm khớp thái dương hàm. thường thì bệnh sẽ đi kèm với triệu chứng khác như đau, nhức. Có nhiều cảm giác được âm thanh ồn ồn từ bên khớp hàm mỗi khi họ mở miệng.

Hai bên thái dương tiếng Anh là gì

Nguyên nhân dẫn đến rối loạn khớp thái dương hàm là do mảnh sụn liên kết bị lệch ra khỏi vị trí. Bên cạnh đó còn có một số nguyên nhân khác như: + Một chấn thương gây trật khớp hàm. + Lệch hàm hoặc lệch khớp cắn. + Thói quen nghiến răng. + Viêm khớp. Có nhiều người lại cho rằng việc niềng răng hoặc các phương pháp chỉnh nha khác có nguy cơ ảnh hưởng đến khớp thái dương hàm, mặc dù vẫn chưa có nghiên cứu nào chứng minh điều này. Nếu bạn có các triệu chứng và đi khám, bác sĩ sẽ kiểm tra một vài dấu hiệu để xác nhận như lắng nghe tiếng nhai, tiếng lách cách trong hàm, tiếng nghiến răng, kiểm tra xem hàm sẽ có xu hướng di chuyển theo những hướng nào. Bác sĩ cũng sẽ chỉ định bạn chụp X-quang hoặc một số loại hình ảnh khác giúp chẩn đoán chính xác hơn về tình trạng bệnh lý của bạn. Để điều trị, bác sĩ sẽ cho bạn một số lời khuyên như sau: + Dùng thuốc giảm đau (Có thể dùng dòng thuốc không kê đơn). + Chườm nóng hoặc chườm lạnh hai bên hàm. + Ăn thức ăn mềm. + Hạn chế hoạt động cơ hàm đến mức thấp nhất có thể. + Thực hiện một số động tác để kéo dãn hoặc thư giãn cơ hàm.

+ Không nên nhai kẹo cao su.

Hai bên thái dương tiếng Anh là gì

Nghiến răng và nghiến hàm là điều mà mọi người có xu hướng làm khi gặp chuyện căng thẳng, họ có thể vô tình gây ra các vấn đề về khớp thái dương hàm. Bác sĩ sẽ khuyên bạn nên thực hiện vài phương pháp để giảm căng thẳng như: tập thể dục, thiền, tập các thói quen tốt. Có một số trường hợp sẽ phải cần đến tư vấn tâm lý để giảm tình trạng căng thẳng. Nếu bạn phải gặp phải các vấn đề với khớp thái dương hàm thì bác sĩ sẽ khuyên bạn thêm một vài điều sau đây: + Kê thuốc giảm đau hoặc thuốc giãn cơ. + Khuyên bạn ngậm miếng bảo vệ hàm ngăn nghiến răng mỗi tối. + Niềng răng để điều trị lệch khớp cắn. + Các loại thuốc chống viêm giúp giảm đau cơ hàm. Và bạn sẽ cần thực hiện một quy trình để giải quyết vấn đề viêm khớp thái dương hàm: + Định hình lại khớp cắn bằng cách đặt cầu răng và mão răng. + Nha sĩ sẽ dùng các phương pháp nắn chỉnh răng để hàm đóng mở bình thường. + Điều trị triệt để viêm khớp. + Bác sĩ thực hiện phẫu thuật nội soi khớp. + Điều trị bằng tia laser ở mức độ thấp để giảm đau các mô cơ và khớp hàm.

Nếu trường hợp của bạn trầm trọng hơn, chẳng hạn như sai lệch cấu trúc khớp hàm, thì bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật. Bác sĩ sẽ mở khớp hàm để điều chỉnh hoặc có khi phải thay khớp.

Nguồn: WebMD