Hành vi lén lút, bí mật chiếm đoạt tài sản của người khác

Tôi đang đi đường thì gặp người anh họ vẫy tay xin đi nhờ. Vì lâu không gặp nên tôi và anh ta cùng vào quán nước ngồi nói chuyện một lúc. Lợi dụng lúc tôi đi vệ sinh, anh ta liền lấy chiếc xe máy của tôi đi mất. Tôi có hỏi chủ quán nước thì bà ấy nói tưởng là xe của anh ấy nên để cho đi.  Sau khi sự việc xảy ra, tôi có qua nhà anh ta thì họ nói anh ta chưa về. Đến hôm sau tôi xuống thì anh ta đã bán xe của tôi mà đi đánh bạc hết 20 triệu rồi. Vậy anh ta phạm tội gì thưa luật sư? Tôi muốn biết rõ mức phạt của anh ta bao nhiêu để có thể quyết định có báo công an hay không, vì dù gì cũng là họ hàng.

Người gửi: Đức Mạnh (Bến Tre).

Hành vi lén lút, bí mật chiếm đoạt tài sản của người khác

Xin chào bạn! Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình tới Luật Việt Phong. Về câu hỏi của bạn, công ty Luật Việt Phong xin tư vấn và hướng dẫn bạn như sau:

-Bộ luật hình sự năm 1999 sửa đổi bổ sung năm 2009.

Lợi dụng lúc bạn vắng mặt, anh họ đã lén lút (bí mật) lấy xe máy của bạn và mặc dù anh ta lấy xe máy ngang nhiên trước mặt chủ quán nước nhưng đó chỉ là ý thức che giấu tính hợp pháp cho hành vi của anh ta để cho chủ quán nước tưởng đó là xe máy của anh ta. Do đó hành vi của anh họ bạn chính là hành vi trộm cắp tài sản nên anh ta đã phạm tội trộm cắp tài sản được quy định tại Điều 138 Bộ luật hình sự năm năm 1999 sửa đổi bổ sung năm 2009.

“Điều 138. Tội trộm cắp tài sản

1. Người nào trộm cắp tài sản của người khác có giá trị từ hai triệu đồng đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới hai triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:

a) Có tổ chức;

b) Có tính chất chuyên nghiệp;

c) Tái phạm nguy hiểm;

d) Dùng thủ đoạn xảo quyệt, nguy hiểm;

đ) Hành hung để tẩu thoát;

e) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng;

g) Gây hậu quả nghiêm trọng.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:

a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng;

b) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.

4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân:

a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên;

b) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.

5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng.”

Theo quy định tại Điều 138 Bộ luật hình sự năm năm 1999 sửa đổi bổ sung năm 2009 thì mặt khách quan của tội trộm cắp tài sản thể hiện ở hành vi lén lút, bí mật chiếm đoạt tài sản của chủ sở hữu hoặc người quản lý tài sản mà người này không hề hay biết tài sản của mình đang bị chiếm đoạt, chỉ sau khi mất thì thì người đó mới biết bị mất tài sản.

Tính chất lén lút, bí mật của hành vi trộm cắp tài sản thể hiện ở chỗ người phạm tội che giấu, giấu diếm hành vi chiếm đoạt tài sản của mình đối với chủ sở hữu tài sản.

Người phạm tội không những chỉ có ý thức bí mật đối với người quản lý tài sản mà còn bí mật đối với người xung quanh khu vực có tài sản nhưng có những trường hợp người phạm tội không hề che giấu hành vi trộm cắp tài sản đối với người xung quanh nhưng lại có những hành động để người xung quanh tưởng lầm đó không phải là hành vi trộm cắp tài sản. Ví dụ như: giả vờ đi nhờ xe để người xung quanh tưởng nhầm là xe của người đó và đợi cho đến khi chủ sở hữu của xe đó sơ hở, mất cảnh giác thì trộm cắp xe.

Hậu quả của tội trộm cắp tài sản là thiệt hại về tài sản mà cụ thể là giá trị tài sản bị chiếm đoạt. Tài sản bị chiếm đoạt phải có giá trị từ 2.000.000 đồng trở lên mới cấu thành tội trộm cắp tài sản, nếu tài sản bị chiếm đoạt có giá trị dưới 2.000.000 đồng thì phải kèm theo điều kiện gây hậu quả nghiêm trọng hoặc người có hành vi trộm cắp đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm mới cấu thành tội trộm cắp tài sản.

Tội phạm được hoàn thành khi người phạm tội đã chiếm đoạt được tài sản. Để xác định tội phạm đã hoàn thành hay chưa phải dựa vào đặc điểm, vị trí tài sản bị chiếm đoạt trong từng trường hợp cụ thể. Nếu tài sản bị chiếm đoạt nhỏ, gọn thì tội trộm cắp hoàn thành kể từ thời điểm người phạm tội đã giấu được tài sản đó trong người. Trong trường hợp tài sản bị chiếm đoạt to, cồng kềnh thì tội trộm cắp hoàn thành kể từ thời điểm người phạm tội mang tài sản đó ra khỏi nơi quản lý của chủ sở hữu.

Bạn không nói rõ giá trị của chiếc xe máy là bao nhiêu nên rất khó để xác định mức phạt cụ thể đối với anh họ bạn sẽ thuộc khoản nào Điều 137. 

Nếu giá trị chiếc xe máy dưới 50 triệu đồng thì có thể bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.

Nếu giá trị chiếc xe máy từ 50 triệu đồng đến dưới 200 triệu đồng thì có thể bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.

Bạn có thể tham khảo mức phạt chúng tôi đã nêu trên.

Trên đây là tư vấn của công ty Luật Việt Phong về Bí mật lấy tài sản của chủ sở hữu nhưng công khai với người khác thì phạm tội gì?. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức kể trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Nếu có vấn đề pháp lý nào khác cần tư vấn bạn vui lòng gọi điện tới tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của Công ty Luật Việt Phong để gặp luật sư tư vấn và chuyên viên pháp lý.

Dấu hiệu đặc trưng của tội trộm cắp tài sản là thủ đoạn lén lút của người phạm tội, lợi dụng sơ hở của người bị hại để chiếm đoạt tài sản của họ.

Trộm cắp tài sản  là một trong những tội xảy ra phổ biến trong nhóm tội phạm đến quyền sở hữu. Đặc trưng là người phạm tội luôn có ý thức che giấu hành vi của mình khi thực hiện, cố gắng thực hiện hành vi bằng cách thức mà người bị hại không phát hiện ra.

Về căn cứ pháp lý: (Điều 173 Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017)

“1.   Người nào trộm cắp tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;

b)       Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 174, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;

c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ;

đ) Tài sản là di vật, cổ vật.

  1. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:a) Có tổ chức;b) Có tính chất chuyên nghiệp;c) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;d) Dùng thủ đoạn xảo quyệt, nguy hiểm;đ) Hành hung để tẩu thoát;e) Tài sản là bảo vật quốc gia;g) Tái phạm nguy hiểm.
  2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:a) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;b) Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh.
  3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm:a) Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên;b) Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.”.

Như vậy, ta có thể phân tích được cấu thành tội trộm cắp tài sản như sau:

Thứ nhất, Về chủ thể của tội trộm cắp tài sản:

+ Bất cứ ai cũng có thể là chủ thể của Tội trộm cắp tài sản tại Điều 173 Bộ luật Hình sự 2015. Đó là người có đủ năng lực hành vi hành sự theo quy định của Bộ luật hình sự.

+ Độ tuổi chịu TNHS là từ đủ 16 tuổi trở lên theo Điều 12 BLHS sửa đổi bổ sung năm 2017. Trường hợp từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi chịu trách nhiệm hình sự khi phạm tội rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng về tội trộm cắp tài sản ( theo Khoản 3 và 4 Điều 173).

Thứ hai, về Khách thể của tội trộm cắp tài sản:

+ Về hành vi: là hành vi chiếm đoạt tài sản của người khác một cách trái pháp luật.

Đặc trưng để phân biệt tội trộm cắp tài sản với các tội xâm phạm sở hữu đó là người phạm tội có hành vi chiếm đoạt tài sản 1 cách bí mật, lén lút, không để người quản lý tài sản hoặc chủ sở hữu tài sản biết được tài sản của mình bị chiếm đoạt.

Việc che dấu hành vi trộm cắp tài sản một cách bí mật, lén lút được hiểu như thế nào? Thông thường người thực hiện hành vi trộm cắp tài sản thường lợi dụng hoàn cảnh sơ hở, môi trường xung quanh để tận dụng thời cơ chiếm đoạt tài sản và che dấu hành vi của mình. Có 3 hình thức che dấu hành vi trộm cắp tài sản như sau:

  • Che dấu toàn bộ hành vi phạm tội: là người phạm tội thực hiện hành vi phạm tội không để cho nạn nhân biết bất cứ thông tin, hành động nào về việc phạm tội của mình. Ví dụ: A phá khóa cửa cổng ra vào và lẻn vào nhà B lúc đêm khi tất cả mọi người đã ngủ say để lấy đi chiếc xe máy của B để trong sân. Hành vi phá khóa và lén lút vào nhà lấy đi chiếc xe máy là hành vi không ai phát hiện ra, A đã cố ý thực hiện việc này một cách bí mật.
  • Che dấu một phần hành vi: lúc này, người phạm tội chỉ che dấu hành vi phạm tội của mình, nghĩa là nạn nhân có thể biết tên người phạm tội, mặt người phạm tội nhưng không hề biết về hành vi người phạm tội thực hiện. Ví dụ: 2 thanh niên A và B đi xe máy đến nhà hàng ăn uống F thì dừng lại để hỏi đường bác bảo vệ trông xe nhà hàng. Lợi dụng sơ hở khi bác đang chỉ đường, thanh niên C là bạn của A và B lén lút dắt chiếc xe máy SH của khách hàng đang được bác bảo vệ trông coi đi và nổ máy đi sang hướng đường khác như xe của mình mà không ai phát hiện. Như vậy bác Bảo vệ biết mặt và giọng nói của A và B nhưng không hề biết hành vi của 3 tên tội phạm này đã thông đồng lấy đi chiếc xe của khách hàng.
  • Che dấu tính chất của hành vi phạm tội: là khi người thực hiện hành vi phạm tội một cách công khai nhưng không ai biết đó là hành vi phạm tội. Ví dụ: A làm giả vé xe để lừa bác bảo vệ khiến bảo vệ tin và A lấy chiếc xe đạp điện của B đi mất mà bác bảo vệ không hề hay biết.

Như vậy, do đặc trưng của tội trộm cắp tài sản là hành vi lén lút, bí mật, nên người thực hiện hành vi này luôn có ý thức che dấu, chuẩn bị kỹ hoàn cảnh môi trường xung quanh, thời cơ tốt để thực hiện hành vi phạm tội mà không bị phát hiện và hoàn thành được mục đích của mình.

Thứ 3, về mặt chủ quan của tội phạm: người thực hiện hành vi phạm tội với lỗi cố ý.

Như vậy, qua phân tích trên bạn đọc cũng đã hiểu hơn về hành vi, tính chất, mục đích cũng như hình phạt của tội trộm cắp tài sản theo quy định của bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017.

Trên đây là phân tích của chúng tôi về Tội trộm cắp tài sản. Công ty Luật Ánh Sáng Việt chuyên cung cấp các dịch vụ pháp lý về tố tụng hình sự. Quý khách hàng vui lòng liên hệ ASV LAW hoặc đến trực tiếp văn phòng để được hỗ trợ.

Trân trọng!