Hệ số lương bậc đại học trong doanh nghiệp

Bậc lương (BL) là gì? Quy chế nâng các bậc lương trong doanh nghiệp? Hãy cùng kế toán Việt Hưng tìm hiểu về bậc lương nhé. 

Hệ số lương bậc đại học trong doanh nghiệp
Bậc lương là gì? Quy chế nâng các bậc lương trong doanh nghiệp

1. Bậc lương là gì? 

Là số lượng các mức thăng tiến về lương trong mỗi ngạch lương của người lao động: ngạch lương 6 bậc, 7 bậc,…. Mỗi một BL tương ứng với một hệ số lương nhất định. Thông thường, số lượng bậc lương trong mỗi ngạch lương dao động từ 5 – 10 bậc.

Ở mỗi ngạch lương nên có số lượng BL nhất định để tạo ra sự biến thiên cần thiết từ mức lương tối thiểu đến mức lương tối đa trong ngạch đó. Điều này để tạo nên sự khác biệt nhằm đảm bảo tính hợp lý, công bằng và kích thích nhân viên.

 Số lượng BL phụ thuộc vào các yếu tố sau:

  • Quan điểm trả lương của doanh nghiệp: trả lương để kích thích tinh thần làm việc thì số bậc lương ít, trả lương theo quan điểm quân bình thì số lượng bậc lương nhiều.
  • Sự chênh lệch về mức lương tối thiểu và mức lương tối đa tương ứng với mỗi công việc, ngành nghề.
  • Yêu cầu về đào tạo, mức độ phức tạp của công việc: tính chất công việc càng đơn giản thì số bậc càng nhiều, công việc càng phức tạp thì số bậc càng ít.

2. Mức lương tối thiểu từng vùng

Căn cứ theo nghị định số 157/2018/NĐ-CP:

Điều 3. Mức lương tối thiểu vùng

1. Quy định mức lương tối thiểu vùng áp dụng đối với người lao động làm việc ở doanh nghiệp như sau:

a) Mức 4.180.000 đồng/tháng, áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng I;

b) Mức 3.710.000 đồng/tháng, áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng II;

c) Mức 3.250.000 đồng/tháng, áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng III;

d) Mức 2.920.000 đồng/tháng, áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng IV.

2. Địa bàn áp dụng mức lương tối thiểu vùng được quy định theo đơn vị hành chính cấp quận, huyện, thị xã và thành phố trực thuộc tỉnh. Danh mục địa bàn áp dụng mức lương tối thiểu thuộc vùng I, vùng II, vùng III và vùng IV được quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.

Hệ số lương bậc đại học trong doanh nghiệp

3. Áp dụng mức lương tối thiểu vùng –  Người lao động đã qua học nghề, đào tạo nghề

Căn cứ theo khoản 2 Điều 5 của Nghị định 157/2018/NĐ-CP:

a) Người đã được cấp chứng chỉ nghề, bằng nghề, bằng trung học chuyên nghiệp bằng trung học nghề, bằng cao đẳng, chứng chỉ đại học đại cương, bằng đại học, bằng cử nhân, bằng cao học hoặc bằng thạc sĩ, bằng tiến sĩ theo quy định tại Nghị định số 90/CP ngày 24 tháng 11 năm 1993 của Chính phủ quy định cơ cấu khung của hệ thống giáo dục quốc dân, hệ thống văn bằng, chứng chỉ về giáo dục và đào tạo;

b) Người đã được cấp bằng tốt nghiệp trung học chuyên nghiệp, bằng tốt nghiệp đào tạo nghề, bằng tốt nghiệp cao đẳng, bằng tốt nghiệp đại học, bằng thạc sĩ, bằng tiến sĩ; văn bằng, chứng chỉ giáo dục nghề nghiệp; văn bằng giáo dục đại học và văn bằng, chứng chỉ giáo dục thường xuyên theo quy định tại Luật giáo dục năm 1998 và Luật giáo dục năm 2005;

c) Người đã được cấp chứng chỉ theo chương trình dạy nghề thường xuyên, chứng chỉ sơ cấp nghề, bằng tốt nghiệp trung cấp nghề, bằng tốt nghiệp cao đẳng nghề hoặc đã hoàn thành chương trình học nghề theo hợp đồng học nghề quy định tại Luật dạy nghề;

d) Người đã được cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia theo quy định của Luật Việc làm;

đ) Người đã được cấp văn bằng, chứng chỉ giáo dục nghề nghiệp đào tạo trình độ sơ cấp, trung cấp, cao đẳng; đào tạo thường xuyên và các chương trình đào tạo nghề nghiệp khác theo quy định tại Luật giáo dục nghề nghiệp;

e) Người đã được cấp bằng tốt nghiệp trình độ đào tạo của giáo dục đại học theo quy định tại Luật giáo dục đại học;

g) Người đã được cấp văn bằng, chứng chỉ của cơ sở đào tạo nước ngoài;

h) Người đã được doanh nghiệp đào tạo nghề hoặc tự học nghề và được doanh nghiệp kiểm tra, bố trí làm công việc đòi hỏi phải qua đào tạo nghề.

VD:

Hệ số lương bậc đại học trong doanh nghiệp

4. Điều kiện xét nâng BL

Căn cứ tại Mục 4 thông tư 18/2008/TT-BLĐTBXH của Bộ Lao động – thương binh và xã hội ban hành hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 114/2002/NĐ-CP của Chính phủ về tiền lương, quy định về điều kiện xét để nâng BL hàng năm như sau:

–  Thường xuyên hoàn thành công việc được giao về số lượng, chất lượng theo hợp đồng lao động đã ký kết;

–  Không trong thời gian thi hành kỷ luật lao động theo quy định của Bộ luật Lao động và nội quy lao động của doanh nghiệp; 

–  Đối với viên chức chuyên môn, nghiệp vụ có thời gian giữ bậc lương hiện hưởng tại doanh nghiệp ít nhất 2 năm (đủ 24 tháng) đối với các ngạch có hệ số mức lương khởi điểm (bậc 1) thấp hơn 1,78 , có ít nhất 3 năm (đủ 36 tháng) đối với các ngạch có hệ số mức lương khởi điểm (bậc 1) từ 1,78 trở lên; đối với công nhân trực tiếp sản xuất, kinh doanh đạt kết quả thi nâng bậc theo tiêu chuẩn cấp bậc kỹ thuật ứng với công việc đảm nhận.

5. Quy chế nâng BL trong doanh nghiệp

Quy chế nâng BL phải có các nội dung sau:

  • Đối tượng được nâng bậc lương
  • Điều kiện và tiêu chuẩn nâng bậc lương và nâng bậc lương sớm đối với từng chức danh hoặc nhóm chức danh nghề, công việc
  • Thời hạn nâng bậc lương đối với từng chức danh hoặc nhóm chức danh nghề, công việc
  • Thời điểm xét nâng lương hàng năm đối với người lao động

Căn cứ vào quy chế nâng BL, hàng năm doanh nghiệp lập kế hoạch và tổ chức nâng BL đối với người lao động. Và công bố công khai trong doanh nghiệp

Chế độ nâng BL đối với người lao động phải được thực hiện trong hợp đồng lao động và thỏa ước lao động tập thể.

6. Trường hợp được xét tăng lương từ ngày 01/01/2019

(1) Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động theo quy định của Bộ luật lao động 2012 có mức lương hiện hành thấp hơn mức lương tối thiểu vùng mới (mức lương tối thiểu vùng 2019).

(2) Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động theo quy định của Bộ luật lao động 2012 có mức lương hiện hành bằng hoặc cao hơn mức lương tối thiểu vùng mới nhưng được người sử dụng lao động xem xét nâng lương cho phù hợp với thang lương, bảng lương mới của doanh nghiệp.

Nâng BL không khó, điều người lao động cần cố gắng chính là nâng ngạch lương. Do đó, làm sao để có thể vươn tới BL, ngạch lương cao hơn, buộc nhân viên phải nỗ lực học tập , tích lũy kinh nghiệm. Phấn đấu không ngừng để thi lên ngạch hay để thăng tiến ở vị trí cao hơn.

Hệ số lương là một khái niệm nhận được sự quan tâm của mọi đối tượng lao động, đặc biệt là các cán bộ hay công chức đang công tác tại cơ quan nhà nước. Hệ số lương có mối liên hệ gì với mức lương thực tế? Bài viết này sẽ làm rõ khái niệm hệ số lương, đồng thời giải thích vai trò cũng như tầm quan trọng của hệ số này.

Hệ số lương bậc đại học trong doanh nghiệp
Hệ số lương bậc đại học trong doanh nghiệp

1. Hệ số lương 

Hệ số lương là một loại chỉ số nhằm thể hiện mức chênh lệch tiền lương giữa các cấp bậc hoặc vị trí công việc căn cứ trên các yếu tố như trình độ, bằng cấp, thời gian công tác,…

Về bản chất, hệ số này được sử dụng để tính mức lương thực nhận cho các cán bộ công tác trong các đơn vị nhà nước. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp tư nhân hiện nay cũng có các chính sách điều chỉnh và xây dựng các thang hệ số lương để tính toán mức lương cơ bản, trợ cấp kèm các chế độ khác cho nhân viên của mình.

Đây được xem như một yếu tố của thang lương và bảng lương, là sở sở để cả doanh nghiệp và cơ quan nhà nước đảm bảo quyền lợi cho người lao động, bao gồm trả lương và các chế độ phụ cấp như bảo hiểm xã hội, lương tăng ca, chế độ nghỉ phép,…

Hệ số lương bậc đại học trong doanh nghiệp
Tìm hiểu về khái niệm hệ số lương
  • Đối với các đơn vị nhà nước, mỗi nhóm ngành và cấp bậc sẽ có một khung hệ số lương riêng.
  • Đối với các khối doanh nghiệp không trực thuộc nhà nước, hệ số lương được sử dụng để biểu hiện các cấp độ khác nhau về bậc lương của người lao động căn cứ vào trình độ, bằng cấp và cấp bậc chức vụ của họ trong doanh nghiệp.

Từ đó, bộ phận kế toán cũng sử dụng hệ số này để tính lương với các chế độ phụ cấp dành cho nhân viên.

2. Hệ số lương cơ bản

Lương cơ bản (hay lương cơ sở) là mức lương tối thiểu mà người lao động có thể nhân được khi làm việc tại 1 tổ chức. Mức lương cơ bản không gồm có các khoản phụ cấp, phúc lợi, khen thưởng hay thu nhập bổ …

Lương cơ bản là khoản lương mà 2 bên là nhân viên và bộ phân HR của doanh nghiệp (đại diện chủ doanh nghiệp) thỏa thuận.

Lương cơ bản sẽ là cơ sở để tính toán mức lương trọng bảng, mức phụ cấp, khoản trích và các chế độ đãi ngộ khác như BHXH, BHYT, BHYT…Theo thời gian, mức lương cơ bản của người lao động sẽ được điều chỉnh theo quy định của doanh nghiệp.

Xem thêm:

3. Minh họa hệ số lương của một số ngành nghề

3.1 Cán bộ và công chức nhà nước

Bảng lương công chức hành chính

Thông tư 02 ban hành bởi Bộ Nội vụ hiệu lực từ 01/8/2021 quy định các ngạch công chức chuyên ngành hành chính áp dụng Bảng lương chuyên môn và nghiệp vụ kèm theo Nghị định 204 năm 2004 đối với cán bộ, công chức.

Hệ số lương bậc đại học trong doanh nghiệp
Bảng lương công chức hành chính

Cụ thể:

  • Ngạch Chuyên viên cao cấp: bảng lương công chức loại A3, hệ số từ 6,20 – 8,00;
  • Ngạch Chuyên viên chính: bảng lương công chức loại A2, hệ số từ 4,40 – 6,78;
  • Ngạch Chuyên viên: bảng lương công chức loại A1, hệ số từ 2,34 – 4,98;
  • Ngạch Cán sự: bảng lương công chức loại A0, hệ số từ 2,10 – 4,89;
  • Ngạch Nhân viên: bảng lương công chức loại B, hệ số từ 1,86 – 4,06.

Bảng lương công chức nhân viên lái xe

Đối với các công chức là nhân viên lái xe tại các cơ quan mà không có bằng tốt nghiệp từ trung cấp trở lên, liên quan tới chuyên ngành đào tạo phù hợp với yêu cầu vị trí việc làm, thì sẽ được áp dụng Bảng lương ban hành kèm Nghị định số 204 dành cho nhân viên thừa hành hoặc phục vụ trong các cơ quan và đơn vị sự nghiệp của nhà nước.

Bảng lương nhân viên lái xe

Bảng lương công chức chuyên ngành văn thư

Đối chiếu theo Thông tư 02 do Bộ Nội vụ ban hành, các công chức được bổ nhiệm vào các ngạch công chức thuộc chuyên ngành văn thư sẽ áp dụng Bảng lương ban hành kèm Nghị định 204 đối với cán bộ, công chức chuyên môn. Cụ thể:

  • Ngạch Văn thư viên chính: bảng lương công chức loại A2, nhóm 1, từ hệ số lương 4,40 đến 6,78;
  • Ngạch Văn thư viên: bảng lương công chức loại Al, từ hệ số lương 2,34 đến 4,98;
  • Ngạch Văn thư viên trung cấp: bảng lương công chức loại B, từ hệ số lương 1,86 đến 4,06.

Hệ số lương bậc đại học trong doanh nghiệp

3.2 Bảng lương giảng viên đại học

Đối chiếu theo quy định trong Thông tư 40/2020/TT-BGDĐT được ban hành ngày 26/10/2020 liên quan tới các quy định về mã số và tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp, bổ nhiệm và xếp lương cho viên chức công tác trong cơ sở giáo dục Đại học công lập, hệ số lương của giảng viên Đại học được chia theo 3 thang chính:

  • Hạng I: Giảng viên Đại học cao cấp áp dụng hệ số lương viên chức loại A3, nhóm 1 (A3.1) hệ số lương từ 6,20 – 8,00;
  • Hạng II: Giảng viên ĐH chính áp dụng hệ số lương của viên chức loại A2, nhóm 1 (A2.1)  hệ số lương từ 4,40 – 6,78;
  • Hạng III: Giảng viên ĐH áp dụng hệ số lương của viên chức loại A1, hệ số lương từ 2,34 – 4,98.

3.3 Bảng lương bác sĩ

Đối với bác sĩ, hệ số lương được chia thành 3 nhóm chính, bao gồm:

  • Hạng I: Bác sĩ cao cấp, có mã số V.08.01.01: hệ số lương có 6 bậc, từ 6,2 đến 8,0.
  • Hạng I: Bác sĩ chính, có mã số V.08.01.02: hệ số có 8 bậc từ 4,4 đến 6,78.
  • Hạng III: Bác sĩ, có mã số V.08.01.03: hệ số có 9 bậc, từ 2,34 đến 4,98.
Hệ số lương bậc đại học trong doanh nghiệp
Bậc lương cho bác sĩ

4. Dễ dàng tính lương cho nhân viên với phần mềm AMIS Tiền Lương của MISA

Ở tại các công ty và doanh nghiệp lớn, mỗi vị trí sẽ có một hệ số lương thưởng khác nhau, điều này gây ra nhiều khó khăn cho bộ phận C&B khi làm lương, ví dụ như:

  • Số lượng nhân viên nhiều, nhầm lẫn hệ số lương, thưởng giữa các vị trí, phòng ban với nhau.
  • Tính toán trên excel vô cùng tốn kém thời gian, công sức mà có thể gặp sai sót, kết quả không chính xác.
  • Nhân viên khi cần phản hồi về phiếu lương phải liên hệ với phòng Nhân sự khá rắc rối, đặc biệt là khi công ty có đông nhân viên.
  • Nếu công ty có nhân sự đi làm theo ca, làm partime, thường xuyên thì việc làm lương còn gặp nhiều rắc rối khác.

>>> Đừng bỏ qua: Phần mềm tính lương hiệu quả nhất cho doanh nghiệp vừa và lớn hiện nay

Lúc này, phần mềm AMIS Tiền lương được đánh giá là giải pháp hoàn hảo cho công ty với rất nhiều tính năng ưu việt. Sản phẩm nằm trong bộ giải pháp quản trị nhân sự tổng thể MISA AMIS HRM được nhiều doanh nghiệp tại Việt Nam tin dùng.

Các tính năng của AMIS Tiền lương có thể kể đến như:

  • Tự động tổng hợp bảng công từ phần mềm AMIS Chấm công để làm lương chính xác.
  • Dễ dàng tính toán doanh số bán hàng, KPI theo mục tiêu đã đề ra.
  • Tự động trích các khoản khấu trừ theo quy của Nhà nước như BHXH, thuế TNCN,…
  • Quản lý tình hình chi trả lương, theo dõi công nợ, báo cáo tổng hợp quỹ lương.
  • Phần mềm giúp nhân viên xác nhận phiếu lương mọi lúc, mọi nơi, phản hồi với HR dễ dàng, thuận tiện.

Hệ số lương bậc đại học trong doanh nghiệp

Đặc biệt, AMIS Tiền lương tích hợp với các phần mềm trong bộ giải pháp MISA AMIS như: AMIS Chấm Công, AMIS Bán hàng, AMIS Kế toán,… giúp tối ưu hóa mọi nghiệp vụ và giúp việc quản trị doanh nghiệp trở nên đơn giản và dễ dàng hơn rất nhiều.

Vì sao doanh nghiệp nên sử dụng phần mềm AMIS Tiền lương của MISA?

  • Phần mềm AMIS Tiền lương nằm trong bộ giải pháp AMIS HRM được nhiều doanh nghiệp tin tưởng, trong đó có thể kể đến IVY moda, Trống Đồng Palace,….
  • Sản phẩm được phát triển bởi MISA – Công ty công nghệ với 28 năm kinh nghiệm, nhận được vô số giải thưởng như: Sao Khuê, Huân chương Lao động hạng Nhì,….
  • AMIS Tiền lương có thể kết nối đến các phần mềm khác của MISA như: Phần mềm bán hàng, phần mềm chữ ký số, phần mềm kế toán,…. giúp lãnh đạo có thể quản trị doanh nghiệp toàn diện.

Để được tư vấn chi tiết hơn phần mềm, anh/chị có thể liên hệ qua hotline 0904 885 833 hoặc đăng ký dùng thử sản phẩm miễn phí 15 ngày tại đây.

Hệ số lương bậc đại học trong doanh nghiệp

Tìm hiểu thêm về Phần mềm AMIS – Giải pháp quản lý nhân sự toàn diện ngay sau đây

Hệ số lương bậc đại học trong doanh nghiệp

Nhìn chung, hệ số lương đóng vai trò quan trọng đối với cả người lao động và các cơ quan, doanh nghiệp. Về phía các cơ quan, đây là cơ sở chính để đưa ra mức đãi ngộ hợp lý dành cho nhân viên. Về phía người lao động, nắm rõ các cơ sở pháp lý về lương theo hệ số sẽ giúp họ đưa ra những đánh giá và cân nhắc chính xác nhất trong quá trình ứng tuyển.

 9,054 

[Tổng số: 1 Trung bình: 5]