Hóa chất gây xung đột cho con người năm 2024

Chỉ trong thời gian ngắn, Bệnh viện Nhi Trung ương đã tiếp nhận một số trẻ phải vào cấp cứu do uống nhầm thuốc diệt chuột, thuốc trừ sâu, dầu hỏa, hóa chất tẩy rửa,… hay uống nhầm các chất gây nghiện, thuốc ngủ, thuốc an thần của người lớn,… dẫn đến các tổn thương rất nặng nề, thậm chí có trường hợp nguy kịch tính mạng.

Hóa chất gây xung đột cho con người năm 2024

Nguyên nhân chính gây ngộ độc thuốc và hóa chất tại nhà

  • Người lớn bất cẩn không để thuốc và hóa chất ở nơi an toàn khiến trẻ ăn, uống nhầm: Đây là nguyên nhân hàng đầu gây ra tình trạng ngộ độc. Việc cha mẹ bất cẩn, chủ quan đựng các dung dịch cọ rửa, thuốc chuột, cồn, xăng dầu,… vào các vỏ chai nước suối, nước ngọt, các chai lọ với màu sắc bắt mắt, hay để thuốc (giảm đau, an thần,…) ở những nơi dễ thấy, trong tầm tay với của trẻ (bàn ăn, bàn trang điểm, bàn làm việc,…) chính là mối nguy hiểm tiềm tàng về ngộ độc thuốc, hóa chất cho trẻ. Bệnh nhân ngộ độc gặp ở trẻ từ 1-5 tuổi, đây là nhóm tuổi thích tò mò, khám phá nhưng lại chưa phân biệt được các loại hóa chất độc hại.
  • Do người lớn thiếu kiến thức trong việc dùng thuốc cho trẻ: Khi thấy con ốm, sốt, nhiều cha mẹ có thói quen tự mua thuốc điều trị theo kinh nghiệm của bản thân hoặc nghe theo lời mách bảo của người xung quanh, tự dùng các loại thuốc nam không rõ nguồn gốc. Nhiều trường hợp còn tự ý tăng hoặc giảm liều thuốc, sử dụng lại đơn thuốc cũ, lấy thuốc của trẻ này cho trẻ khác dùng, thậm chí còn lấy thuốc của người lớn rồi tự phân liều cho trẻ uống,… Những điều này đều dẫn đến nguy cơ khiến trẻ ngộ độc thuốc.
  • Ngộ độc có chủ đích do trẻ có ý định tự tử: Thường xảy ra ở tuổi tiền dậy thì (trên 10 tuổi), khi tâm sinh lý của trẻ bắt đầu có sự thay đổi, áp lực về học tập, xung đột với cha mẹ, thầy cô, bạn bè, những người xung quanh có thể khiến trẻ cảm thấy bị tổn thương nhưng không được giãi bày, chia sẻ để có định hướng đúng đắn, khiến trẻ có những suy nghĩ tiêu cực.

Hóa chất gây xung đột cho con người năm 2024

Triệu chứng thường gặp khi trẻ ngộ độc thuốc và hóa chất

Thông thường trẻ bị ngộ độc qua 3 con đường: (1) qua da và niêm mạc do tiếp xúc trực tiếp với hóa chất; (2) qua đường tiêu hóa do uống và (3) qua đường hô hấp do hít phải chất độc. Với mỗi con đường nhiễm độc, trẻ sẽ có những biểu hiện như sau:

  • Biểu hiện ngoài da: trên da xuất hiện nhiều nốt sưng đỏ và nốt phỏng
  • Biểu hiện về tiêu hóa: nôn, buồn nôn, đau bụng, tiêu chảy, quấy khóc
  • Biểu hiện về hô hấp: ho, kích thích, khò khè, khó thở
  • Biểu hiện toàn thân khi trẻ bị nhiễm độc nặng: thở nhanh hoặc thở chậm hơn bình thường, tím tái, co giật, li bì, hôn mê

Hóa chất gây xung đột cho con người năm 2024

Hướng dẫn xử trí đúng cách khi trẻ ngộ độc thuốc và hóa chất

– Ngay khi phát hiện/nghi ngờ trẻ uống nhầm thuốc hoặc hóa chất độc hại, cha mẹ và người trông trẻ cần nhanh chóng tách trẻ ra khỏi các chất có nguy cơ gây ngộ độc.

– Gọi cấp cứu 115 hoặc nhanh chóng đưa trẻ tới ngay cơ sở y tế gần nhất.

Lưu ý: Khi đi cha mẹ nhớ cầm theo thuốc hoặc hóa chất nghi ngờ gây ngộ độc cho trẻ, điều này sẽ giúp cho bác sĩ gợi ý được nguyên nhân và có phương án giải độc phù hợp.

* Trong khi chờ đợi đưa trẻ đến cơ sở y tế, cha mẹ nên sơ cứu ban đầu cho trẻ bằng cách:

  • Nếu bị nhiễm độc qua da và niêm mạc: Tháo bỏ ngay quần áo bị dính hóa chất, đồng thời rửa vùng cơ thể tiếp xúc với hóa chất của trẻ liên tục dưới vòi nước sạch. Trường hợp hóa chất vào mắt, cần rửa mắt bằng cách ngụp mặt vào chậu nước và chớp mắt liên tục, nhỏ nước muối sinh lý cho trẻ.
  • Nếu bị nhiễm độc qua đường tiêu hóa:
  • Kê cao đầu hoặc giữ trẻ ở tư thế ngồi nếu trẻ còn tỉnh táo, trường hợp trẻ bị bất tỉnh thì cho nằm nghiêng bên trái. Điều này sẽ giúp trẻ đỡ bị sặc, đồng thời khi trẻ nôn ói nhiều, các chất trong dạ dày sẽ không trào lên thực quản, rồi vào khí phế quản, vào phổi gây nguy hiểm cho trẻ.
  • Nếu thấy trẻ tỉnh táo, chưa bị nôn trớ, còn phản ứng tốt, cha mẹ dùng ngón tay của mình (tốt nhất nên quấn thêm miếng gạc mềm, sạch) kích thích vào vùng sàn họng trẻ (chỗ lưỡi gà), giúp trẻ có thể nôn để loại bớt chất độc hại ra ngoài cơ thể. Chú ý động tác kích thích gây nôn cần nhẹ nhàng, tránh gây tổn thương vùng họng của trẻ.
  • Cho trẻ uống dung dịch Oresol theo nhu cầu để đảm bảo cân bằng nước và điện giải.

Lưu ý: Cha mẹ tuyệt đối không gây nôn cho trẻ trong trường hợp trẻ hôn mê, li bì, co giật hoặc nghi ngờ uống phải các hóa chất có tính chất ăn mòn như axit, bazơ, xăng dầu,…

Cảm thấy mệt mỏi là tác dụng phụ phổ biến nhất của hóa trị liệu. Mệt mỏi có thể bao gồm cảm thấy kiệt sức, buồn ngủ, bối rối hoặc mất kiên nhẫn hay cảm giác nặng nề ở chân tay, nhanh chóng bị hao mòn hoặc khó thực hiện các hoạt động hàng ngày.

Tình trạng mệt mỏi có thể xuất hiện đột ngột và việc nghỉ ngơi có thể không thuyên giảm. Mặc dù mệt mỏi là một tác dụng phụ phổ biến của hóa trị, nó cũng có thể là một triệu chứng của bệnh trầm cảm - một tình trạng tâm lý thường gặp ở bệnh nhân ung thư.

Cách kiểm soát tình trạng mệt mỏi:

  • Nghỉ ngơi thường xuyên để cơ thể mau phục hồi.
  • Dành thời gian để tập thể dục thường xuyên, vừa sức. Tập thể dục nhẹ đến trung bình có thể làm giảm mệt mỏi liên quan đến điều trị và cải thiện tâm trạng.
  • Bệnh nhân cần có sự hỗ trợ từ gia đình, bạn bè... trong giai đoạn này.
  • Lo lắng và/hoặc khó ngủ là yếu tố dẫn đến mệt mỏi, do đó cần kiểm soát được tình trạng này. Ngoài các thuốc (nếu được bác sĩ kê) thì các bài tập thư giãn hoặc thiền có thể giúp cải thiện giấc ngủ hoặc cung cấp cho bạn nhiều năng lượng.
  • Nên đi kiểm tra xem tình trạng mệt mỏi có liên quan đến lượng tế bào hồng cầu thấp (thiếu máu) hay không. Thiếu máu có thể được điều trị.

Hóa chất gây xung đột cho con người năm 2024

Bệnh nhân dùng liệu pháp hóa trị có thể gặp tác dụng không mong muốn.

2. Cảm giác chán ăn, buồn nôn hoặc nôn sau hóa trị

Trong lúc điều trị, bệnh nhân cũng thường gặp cảm giác chán ăn do mệt mỏi hoặc do thuốc làm thay đổi mùi vị của thức ăn. Thậm chí có thể không cảm thấy đói hoặc có thể thích các loại thức ăn khác nhau. Tình trạng này sẽ trở lại bình thường sau khi điều trị kết thúc.

Hóa trị có thể khiến bệnh nhân cảm thấy buồn nôn hoặc nôn... thường sẽ bắt đầu vài giờ sau khi điều trị. Buồn nôn có thể kéo dài nhiều giờ và kèm theo nôn ọe. Đôi khi buồn nôn kéo dài nhiều ngày sau khi điều trị.

Nếu nôn nhiều, bệnh nhân có thể bị mất nước dẫn đến khô miệng, khô da, nước tiểu sẫm màu, chóng mặt và lú lẫn.

Làm thế nào để kiểm soát?

  • Để tránh mất nước, nên bổ sung nước, sữa, oresol, nước hoa quả, cháo lỏng, súp.
  • Ăn những gì cảm thấy thích, nên ăn nhẹ thay vì các bữa ăn lớn. Cố gắng ăn thêm vào những lúc cảm thấy thèm ăn.
  • Tránh thực phẩm có mùi mạnh và mùi nấu nướng vì có thể khiến bạn chán ăn. Nên chế biến thực phẩm/đồ uống phong phú.
  • Ngậm đá viên, đá bào hoặc thạch cũng có thể giúp dễ chịu. Có thể nêm nếm nước gừng hoặc si-rô trước khi làm đá để cảm giác ngậm viên đá dễ chịu hơn. Đồ uống có ga như nước soda có thể giúp giảm cảm giác khó chịu ở dạ dày.
  • Liên hệ với bác sĩ để được kê thuốc chống nôn. Một số trường hợp, bệnh nhân có thể cần được bổ sung nước, điện giải, dinh dưỡng đường tĩnh mạch. Không sử dụng các chất bổ sung dinh dưỡng mà không có lời khuyên của bác sĩ, vì một số loại có thể gây trở ngại cho việc điều trị.

3. Rối loạn tiêu hóa

Một số loại thuốc hóa trị, thuốc giảm đau và thuốc chống buồn nôn có thể gây táo bón hoặc tiêu chảy.

Cần làm gì khi bạn bị táo bón?

  • Ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ (bánh mì làm từ ngũ cốc nguyên cám, trái cây và rau, các loại hạt và các loại đậu).
  • Uống nhiều nước ấm và lạnh; nước ép hoa quả (mận, táo hoặc lê) có thể giúp ruột hoạt động tốt.
  • Tập thể dục nhẹ nhàng (đi bộ) vừa sức.
  • Thông báo với bác sĩ để được kê đơn thuốc nhuận tràng, chất làm mềm phân và/hoặc chất bổ sung chất xơ.

Làm gì khi bạn bị tiêu chảy?

  • Chọn thức ăn lỏng, dễ tiêu như cháo, súp...
  • Tránh thức ăn cay, các sản phẩm từ ngũ cốc nguyên hạt, thức ăn giàu chất béo, tránh đồ chiên xào, nước sốt đậm đà và trái cây hoặc rau sống có vỏ hoặc hạt.
  • Hạn chế nước hoa quả, nước ngọt, trà hoặc cà phê đậm đặc và các sản phẩm từ sữa, vì gây kích thích ruột, không rượu bia.
  • Bù nước để giúp thay thế chất lỏng bị mất do tiêu chảy.
  • Nếu tiêu chảy nghiêm trọng, hãy báo bác sĩ để kê đơn thuốc hoặc chỉ định truyền dịch nếu cần...

4. Rụng tóc sau hóa trị

Tình trạng rụng tóc hay không sẽ phụ thuộc vào các loại thuốc được chỉ định. Một số người rụng hết tóc nhanh chóng và những người khác rụng sau nhiều lần điều trị. Cũng có trường hợp có thể không rụng hoặc chỉ rụng một ít tóc.

Rụng tóc trên đầu là phổ biến nhất, nhưng một số trường hợp có thể rụng cả lông mày, lông mi, rụng lông ở nách, chân, ngực và vùng mu.

Tình trạng rụng tóc thường bắt đầu từ 2-3 tuần sau lần điều trị đầu tiên. Trước và trong khi tóc rụng, da đầu có thể cảm thấy nóng, ngứa ran. Sau khi hóa trị liệu kết thúc phải mất 4-12 tháng để tóc mọc lại.

Nên làm gì khi bị rụng tóc?

  • Giữ da đầu sạch sẽ, sử dụng các loại dầu gội dịu nhẹ hoặc dầu gội dành cho trẻ em.
  • Giữ ấm, tránh nắng cho da đầu.
  • Đội tóc giả (cân nhắc chọn tóc giả trước khi hóa trị), đội mũ, đội khăn xếp, hoặc để đầu trần - bất cứ điều gì bạn cảm thấy thoải mái nhất.
  • Nếu da đầu nổi mụn, hoặc đau rát, liên hệ với bác sĩ điều trị hoặc khám chuyên khoa da liễu.

5. Viêm răng miệng sau hóa trị

Một số loại thuốc hóa trị có thể gây loét hoặc nhiễm trùng miệng. Nguy cơ này cao hơn nếu bệnh nhân có xạ trị ở vùng đầu, cổ hoặc ngực, hoặc bệnh nhân đang có vấn đề về răng miệng hoặc nướu.

Cách chăm sóc răng miệng cho bệnh nhân đang trải qua hóa trị:

  • Thảo luận bất kỳ vấn đề nha khoa nào với bác sĩ chuyên khoa ung thư trước khi gặp nha sĩ.
  • Nếu cần khám nha khoa, hãy thông báo với nha sĩ về việc đang trải qua hóa trị.
  • Sử dụng bàn chải đánh răng mềm để làm sạch răng hai lần một ngày.
  • Súc miệng 3-4 lần/ngày với nước muối ấm, tránh các loại nước súc miệng có chứa cồn.
  • Uống nhiều nước, ăn thức ăn mềm như thịt hầm hoặc súp nếu bị khô miệng.
  • Tránh hút thuốc, đồ uống có cồn, tránh ăn thức ăn quá nóng, thức ăn cay, có tính acid hoặc thô cứng...

6. Thay đổi da và móng

Một số loại thuốc hóa trị có thể khiến da bị bong tróc, sạm đen hoặc khô, ngứa. Trong thời gian điều trị và vài tháng sau đó, da của bệnh nhân có thể nhạy cảm hơn với ánh nắng mặt trời. Màu móng tay/chân trở nên sẫm hơn bình thường, móng có thể trở nên giòn và khô. Một số trường hợp có thể gây đau, rát hoặc gây giảm cảm giác, thậm chí ảnh hưởng cầm nắm và sinh hoạt hằng ngày.

Hóa chất gây xung đột cho con người năm 2024

Tác dụng phụ lên da và móng sau hóa trị.

Cách khắc phục:

  • Sử dụng xà phòng dưỡng ẩm hoặc kem sorbolene để thay thế xà phòng.
  • Sử dụng kem dưỡng ẩm hoặc kem có chứa thành phần urê để giúp làm khô da.
  • Mặc quần áo rộng rãi, không gò bó, nhẹ, thoáng. Giặt quần áo bằng chất tẩy rửa nhẹ cho những người có làn da nhạy cảm.
  • Bảo vệ da khỏi ánh nắng mặt trời, thoa kem chống nắng có độ bảo vệ cao (SPF 50+); đội mũ rộng vành, quần áo bảo hộ và kính râm khi phải ra ngoài trời. Tốt nhất nên cố gắng ở trong bóng râm.
  • Nếu tình trạng da quá nặng, hãy thông báo bác sĩ để kê một số thuốc đặc trị.

7. Độc tính trên tủy xương

Hóa chất có thể ức chế tủy xương dẫn đến giảm các dòng tế bào máu: Hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu. Nếu giảm hồng cầu dẫn đến thiếu máu. Giảm bạch cầu gây sốt, bệnh nhân sẽ dễ bị nhiễm khuẩn, nhiễm nấm, virus hoặc các tác nhân nhiễm trùng khác. Nếu giảm tiểu cầu, bệnh nhân sẽ dễ bị chảy máu, chảy máu lâu cầm.

Kiểm soát độc tính trên tủy xương thế nào?

Bác sĩ sẽ chỉ định xét nghiệm công thức máu trước mỗi đợt điều trị hóa chất và có thể giữa các đợt nếu cần. Người bệnh thông báo ngay cho bác sĩ nếu có sốt, ho, tiểu buốt, tiêu chảy hoặc có chảy máu da, niêm mạc, hoặc đi ngoài, đi tiểu có máu.

Trong trường hợp bị thiếu máu, người bệnh mệt mỏi, thiếu năng lượng. Điều này có xu hướng nghiêm trọng hơn tình trạng mệt mỏi nói chung liên quan đến hóa trị, khó thở, tim đập nhanh, da nhợt nhạt… Cần liên hệ với bác sĩ càng sớm càng tốt nếu có bất kỳ triệu chứng nào nêu trên.

Ngăn ngừa thiếu máu bằng cách bổ sung sắt trong chế độ ăn uống có thể giúp giảm nguy cơ thiếu máu. Thực phẩm giàu chất sắt bao gồm: Thịt, đậu, các loại hạt, trái cây khô, ngũ cốc nguyên hạt, rau lá xanh đậm…

Bác sĩ có thể kê đơn bổ sung viên sắt, acid folic. Một số trường hợp, bác sĩ sẽ chỉ định cần phải truyền máu...

8. Nhiễm trùng sau hóa trị

Nhiều bệnh nhân sau hóa trị có thể bị nhiễm trùng cơ hội. Vì thế để phòng nhiễm trùng, cần thường xuyên rửa tay bằng xà phòng và nước sạch, tránh tiếp xúc gần với những người bị nhiễm trùng.

Bác sĩ có thể kê một đợt kháng sinh để giảm nguy cơ bị nhiễm trùng hoặc thuốc kích bạch cầu nếu trong xét nghiệm máu có hạ bạch cầu độ 3,4...

9. Thay đổi tư duy và trí nhớ

Bệnh nhân sau hóa trị có thể gặp tình trạng khó tập trung và ghi nhớ mọi việc. Tình trạng này được gọi là suy giảm nhận thức liên quan đến ung thư hoặc "não hóa trị" hoặc "sương mù ung thư".

Những thay đổi về suy nghĩ và trí nhớ có thể do điều trị hoặc thuốc, mệt mỏi, mất ngủ hoặc do lo lắng về cảm xúc. Những vấn đề này có thể được cải thiện dần theo thời gian sau hóa trị. Tuy nhiên có một số người gặp phải vấn đề này trong nhiều năm.

Cách kiểm soát:

  • Viết ra bất cứ điều gì cần ghi nhớ (những việc cần làm, khi nào thì uống thuốc, cuộc hẹn...).
  • Trao đổi với gia đình hoặc nơi làm việc về tình trạng này và yêu cầu họ hỗ trợ.
  • Nên tìm cách cải thiện giấc ngủ. Giấc ngủ sâu rất quan trọng đối với trí nhớ và sự tập trung.
  • Tập thể dục nhẹ nhàng hàng ngày giúp tinh thần tỉnh táo và ngủ ngon hơn.

10. Mất ngủ

Một số trường hợp bệnh nhân khi điều trị hóa chất bị ngủ ít, mất ngủ. Nếu bị mất ngủ, bạn nên:

  • Đặt thời gian đi ngủ và thức dậy đều đặn.
  • Thư giãn trước khi đi ngủ - thử tắm nước ấm hoặc nghe nhạc êm dịu.
  • Sử dụng rèm hoặc rèm dày, mặt nạ che mắt và nút tai để ngăn bạn bị đánh thức bởi ánh sáng và tiếng ồn.
  • Tránh caffeine, nicotine, rượu, các bữa ăn nặng và tập thể dục vài giờ trước khi đi ngủ.
  • Tránh xem tivi hoặc sử dụng điện thoại, máy tính bảng hoặc máy tính ngay trước khi đi ngủ.
  • Nếu vấn đề mất ngủ quá nặng nề, trao đổi với bác sĩ hoặc khám tâm lý.

Hóa chất gây xung đột cho con người năm 2024

Nên ăn làm nhiều bữa, thức ăn mềm...

11. Độc tính thần kinh ngoại vi

Một số loại thuốc hóa trị có thể gây ngứa ran, tê hoặc đau ngón tay/ngón chân, và yếu cơ ở chân. Nguyên nhân là do tổn thương các dây thần kinh truyền tín hiệu giữa hệ thống thần kinh trung ương và cánh tay và chân. Bệnh thần kinh ngoại biên có thể ngắn hạn hoặc kéo dài một thời gian dài hoặc thậm chí là vĩnh viễn.

Những điều cần làm để kiểm soát các độc tính thần kinh:

  • Thông báo với bác sĩ trước khi đợt điều trị tiếp theo.
  • Cẩn thận khi di chuyển xung quanh.
  • Sử dụng găng tay và tất ấm để giữ ấm bàn tay và bàn chân.
  • Tránh dùng nước quá nóng hoặc quá lạnh.
  • Bổ sung vitamin nhóm B

12. Độc tính lên gan thận

Thuốc hóa chất sẽ được chuyển hóa và đào thải chủ yếu qua gan, thận. Do đó sẽ gây độc cho gan, thận. Bác sĩ sẽ chỉ định đánh giá chức năng gan, thận, tim trước khi điều trị và lựa chọn phác đồ phù hợp với tình trạng bệnh nhân.

Các chỉ số liên quan đến độc tính gan, thận được xét nghiệm định kì theo dõi suốt các đợt điều trị. Thông báo cho bác sĩ điều trị biết các loại thuốc đang sử dụng trước và trong quá trình điều trị. Bệnh nhân không nên sử dụng các loại thuốc nam, thuốc lá không rõ nguồn gốc. Thông báo với bác sĩ nếu có các triệu chứng: vàng da, mệt mỏi, khó thở, tiểu ít…