Hoạt động có bản của chương trình máy tính là gì

Có thể nói, chương trình máy tính chính là yếu tố quan trọng nhất để giúp cho chiếc máy tính đạt được nhu cầu sử dụng của người mua. Vậy chương trình máy tính là gì mà lại có vai trò quan trọng đến thế? Việc tạo ra một chương trình máy tính là khó hay dễ? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết qua bài viết dưới đây!

I. Chương trình máy tính là gì ?

Chương trình máy tính là gì

Chương trình máy tính là tập hợp những hướng dẫn cho việc thực hiện nhiệm vụ của một máy tính. Để một máy tính có thể hoạt động bình thường yêu cầu những chương trình phải hoạt động và thường thực hiện những lệnh chương trình ở bộ phận xử lý trung tâm. Một chương trình máy tính được viết bằng một ngôn ngữ lập trình mà máy tính có thể đọc được, chẳng hạn như BASIC, C, JAVA, …

Chương trình máy tính được lưu trên ổ cứng máy tính như một tập tin. ngoài ra, không chỉ đĩa cứng, chương trình máy tính còn được lưu trên đĩa mềm, thiết bị nhớ flash và đĩa CD để thuận tiện cho việc trao đổi thông tin.

Khi người mua chạy chương trình, những tập tin được đọc bởi máy tính. Những bộ xử lý đọc dữ liệu trong tập tin như là một danh sách hướng dẫn. Sau đó, những máy tính thực hiện những gì chương trình được phép nó làm.

Tuy nhiên không phải bất kỳ chương trình nào cũng tốt. Còn có những chương trình xấu hay còn được biết đến với cái tên là phần mềm độc hại. Những phần mềm này có thể sẽ cố gắng ăn cắp thông tin từ máy tính của bạn hoặc làm hỏng các dữ liệu đã được lưu trên máy tính. 

  • Khóa học AI Trí tuệ nhân tạo: Bí quyết chọn trung tâm chuẩn 100%

II. Chương trình máy tính gồm những loại nào?

Chương trình máy tính gồm những loại nào

Tùy vào mục đích sử dụng, phần mềm máy tính sẽ chia làm 3 loại: Phần mềm ứng dụng, phần mềm hệ thống và phần mềm độc hại.

1, Phần mềm ứng dụng

Phần mềm ứng dụng được coi là phần mềm dùng hệ thống máy tính để thực hiện một tính năng đặc biệt nào đó hoặc cung cấp các tiện ích giải trí cho người sử dụng 

2, Phần mềm hệ thống

Đây là phần mềm được thiết kế để thao tác trực tiếp trên phần cứng máy tính cũng là nền tảng để những phần mềm ứng dụng có thể chạy được.

Ví dụ tiêu biểu cho nhóm phần mềm này chính là hệ điều hành (Windows, Linux, MacOS) và Driver. Hệ điều hành chuyên quản lý các tài nguyên hệ thống như CPU, RAM… và cung cấp những dịch vụ cần thiết để các phần mềm khác chạy trên nó. Còn Driver được viết để điều khiển các thiết bị được gắn vào máy tính. Hệ điều hành và Driver có mối liên hệ chặt chẽ với nhau bởi một hệ điều hành cần tối thiểu một thiết bị nhập và một thiết bị xuất nên nó cần hơn một driver để có thể ứng dụng. Ngày nay, hệ điều hành thường được đính kèm thêm các phần mềm ứng dụng để tiện lợi hơn cho người dùng. 

3, Phần mềm độc hại

Nếu nghĩ rằng bất cứ phần mềm nào viết ra cũng để phục vụ cho người dùng thì bạn đã nhầm, một số người đã viết các phần mềm với những mục đích gây hại. Ví dụ như để lấy cắp tài khoản, lấy cắp thông tin, xâm nhập để “nhìn trộm” những thông tin cá nhân bảo mật của người khác hay chỉ đơn thuần là để chọc phá bạn bè. Tất cả những phần mềm này đều được gọi là phần mềm độc hại. Một số ví dụ tiêu biểu của các phần mềm này mà có thể bạn sẽ biết là: virus, worm, trojan, spyware…

III. Cách viết chương trình máy tính

Công nghệ thông tin phát triển như vũ bão và việc tạo ra chương trình máy tính hiện nay đã không còn khó khăn như xưa nữa. Tuy nhiên, điều bắt buộc khi có thể tạo ra những chương trình là bạn cần có kỹ năng lập trình. Bạn nên chọn cho mình một ngôn ngữ lập trình phù hợp để có thể bắt đầu bước đầu tiên của việc tạo lập một chương trình máy tính của riêng mình.

Sau khi đã chọn ngôn ngữ lập trình xong, bạn cần viết mã (lập trình). Hiện nay, có rất nhiều chương trình có thể giúp bạn  chuyển mã bạn đã viết sang chương trình máy tính, được gọi là những chương trình dịch. 

Tuy cách làm cần phải là một người có những hiểu biết nhất định về việc lập trình mới có thể làm được nhưng tóm gọn lại, để tạo ra một chương trình máy tính hoàn toàn mới, bạn chỉ cần thực hiện hai bước sau đây:

+ Lựa chọn ngôn ngữ lập trình và viết chương trình 

+ Dịch sang ngôn ngữ máy

Tuy những khái niệm cụ thể về chương trình máy tính còn xa lạ và có khá ít người có thể hiểu tường tận nhưng chúng ta vẫn đang sử dụng những ưng dụng của chương trình máy tính mỗi ngày trong cuộc sống. Mong rằng bài viết trên đã giúp bạn có nhiều thông tin hơn và hiểu được rõ hơn chương trình máy tính là gì và những bước cơ bản để tạo lập một chương trình. 

Máy tính hay máy vi tính là một thiết bị độc lập được trang bị các phần mềm, tiện ích cùng với các thiết bị vào ra, các thiết bị ngoại vi khác để thực hiện tính toán hay kiểm soát các hoạt động mà có thể biểu diễn dưới dạng số hay quy luật logic.

Máy tính được lắp ghép bởi các thành phần có thể thực hiện các chức năng đơn giản đã định nghĩa trước. Quá trình tác động tương hỗ phức tạp của các thành phần này tạo cho máy tính một khả năng xử lý thông tin. Nếu được thiết lập chính xác (thông thường bởi các chương trình máy tính) máy tính có thể mô phỏng lại một số khía cạnh của một vấn đề hay của một hệ thống. Trong trường hợp này, khi được cung cấp một bộ dữ liệu thích hợp nó có thể tự động giải quyết vấn đề hay dự đoán trước sự thay đổi của hệ thống.

Từ “máy tính” (Computers), đầu tiên, được dùng cho những người tính toán số học, có hoặc không có sự trợ giúp của máy móc, nhưng hiện nay nó hoàn toàn có nghĩa là một loại máy móc. Đầu tiên máy tính chỉ giải các bài toán số học, nhưng máy tính hiện đại làm được nhiều hơn thế. Máy tính có thể mua ở Anh đầu tiên là máy Ferranti Mark 1 Starsản xuất năm 1951 theo đề cương “bé”.

Khái quát hoạt động của máy tính

Quá trình khởi động: Quá trình khởi động bắt đầu từ Nguồn sau đó đến Rom Bios, Rom mở khởi động(nếu có), Đĩa khởi động và cuối cùng là Hệ điều hành

Muốn máy tính làm một việc gì đó con người phải đưa vào máy tính một hay nhiều lệnh thông qua các thiết bị nhập.

Khi một lệnh được nhận từ các thiết bị nhập, lệnh này lập tức được truyền vào CPU (bộ xử lý trung tâm – Central Processing Unit ). CPU phải phân tích lệnh và tìm kiếm trong bộ nhớ, trong những thiết bị lưu trữ, những công cụ và phương thức để thực hiện các lệnh đó. Nếu tìm thấy thì thực hiện lệnh và trả kết qủa về thông qua bộ phấn xuất. Nếu không tìm thấy thì sẽ trả về thông tin báo lỗi.

Các thao tác trên máy tính:

Như các bạn đã biết chuột, bàn phím và màn hình là những bộ phận không thể thiếu của cấu trúc máy tính. Dữ liệu/lệnh được nhập vào từ bàn phím dạng chữ cái, số, ký tự đặc biệt,.. chuột có chức năng di chuyển chọn đối tượng để thực thi các lệnh như mong muốn của người dùng. Mọi thông tin xử lý qua chuột và bàn phím đều được hiển thị lên màn hình, tương tác tức thời với người dùng.

Mục lục bài viết

  • 1. Chương trình máy tính là gì?
  • 2. Phân biệt Chương trình máy tính và phần mềm
  • 3. Pháp luật về sáng chế liên quan chương trình máy tính tại Việt Nam
  • 4. Chương trình máy tính được bảo hộ dưới dạng gì?
  • 5. Vì sao chương trình máy tính được bảo hộ như tác phẩm văn học?

1. Chương trình máy tính là gì?

“Chương trình là một tập hợp các câu lệnh được mô tả bằng bất kỳ ngôn ngữ, mã hay hệ thống ký hiệu nào và được thể hiện hoặc lưu trữ trong các vật mang tin (có hoặc không kèm theo các thông tin liên quan), được dùng trực tiếp hoặc dùng gián tiếp sau khi qua một hoặc hai khâu sau:

– Chuyển đổi sang một ngôn ngữ, mã, hệ thống ký hiệu khác;

– Tái tạo sang một vật mang tin khác; làm cho một dụng cụ có khả năng xử lý thông tin thực hiện một chức năng nào đó.”

Theo khoản 1 Điều 22 Luật SHTT 2005:

“Chương trình máy tính là tập hợp các chỉ dẫn được thể hiện dưới dạng các lệnh, các mã, lược đồ hoặc bất kỳ dạng nào khác, khi gắn vào một phương tiện mà máy tính đọc được, có khả năng làm cho máy tính thực hiện được một công việc hoặc đạt được một kết quả cụ thể“.

Qua các khái niệm trên cho ta thấy, dưới góc độ kỹ thuật CTMT không chỉ đơn thuần là các PMMT được sử dụng trong MĐT mà còn được sử dụng trong các thiết bị điện tử, viễn thông khác nữa. Trong khi đó, dưới góc độ pháp lý thì hai khái niệm trên đã bộc lộ sự không đồng nhất: trong khi Quyết định 128/QĐ-TTg quy định phạm vi của CTMT không chỉ là những chương trình được sử dụng trong MĐT thì khoản 1 điều 22 Luật SHTT 2005 giới hạn trong CTMT chỉ sử dụng cho MĐT.

Tuy nhiên, về nguyên tắc thì các quy định trong Luật SHTT vẫn có giá trị pháp lý cao hơn Quyết định 128/QĐ-TTg nên có thể hiểu CTMT là chương trình được lập trình để điều khiển hoạt động của MĐT, là một chuỗi thông tin chứa các lệnh điều khiển máy tính thực hiện một hay nhiều nhiệm vụ nhất định. CTMT được xây dựng dưới dạng mã nguồn trên cơ sở một ngôn ngữ lập trình nhất định và thường được lưu trữ dưới dạng mã máy.

Nói cách đơn giản,Chương trình máy tínhlà một dạng hoạt động thủ công nhưng được chuyển đổi sang dạng yêu cầu thành một thứ mà máy tính có thể thi hành được. Trong thực tiễn thường có sự nhầm lẫn giữa khái niệm CTMT và khái niệm
PMMT. Đối với nhiều người sử dụng, khái niệm CTMT và PMMT hầu như không có gì khác biệt.

Dưới góc độ kỹ thuật, kết cấu của PMMT bao gồm ba phần: phần thứ nhất là CTMT gồm mã nguồn và mã máy, phần thứ hai là cấu trúc dữ liệu gồm cấu trúc làm việc và cấu trúc lưu trữ; phần thứ ba là các tài liệu liên quan gồm hướng dẫn kỹ thuật, tài liệu tham khảo và tài liệu phát triển. Trong ba yếu tố trên thì CTMT là yếu tố hạt nhân quan trọng nhất, nó giống như vai trò của động cơ trong một cỗ máy, các yếu tố còn lại là dữ liệu và tài liệu chỉ đóng vài trò bổ sung cho CTMT.

>> Xem thêm: Tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng Internet chiếm đoạt tài sản ?

2. Phân biệt Chương trình máy tính và phần mềm

Để làm rõ sự khác nhau giữa chương trình máy tính và phần mềm, có thể đưa ra 3 góc nhìn như sau:

- Dưới cách tiếp cận theo góc độ pháp lý:

Căn cứ theo khoản 1 Điều 22 Luật Sở hữu trí tuệ:“Chương trình máy tính là tập hợp các chỉ dẫn được thể hiện dưới dạng các lệnh, các mã, lược đồ hoặc bất kỳ dạng nào khác, khi gắn vào một phương tiện mà máy tính đọc được, có khả năng làm cho máy tính thực hiện được một công việc hoặc đạt được một kết quả cụ thể.”

Căn cứ theo Luật Công nghệ thông tin năm 2006, sửa đổi bổ sung 2017 khoản 12 Điều 4:“Phần mềm là chương trình máy tính được mô tả bằng hệ thống ký hiệu, mã hoặc ngôn ngữ để điều khiển thiết bị số thực hiện chức năng nhất định”.

Có thể thấy, “Chương trình máy tính” và “Phần mềm” là hai khái niệm pháp lý không tương đồng, không thể thay thế cho nhau. “Phần mềm” mang nội hàm rộng hơn “Chương trình máy tính” vì trong định nghĩa luật định xác định phần mềm bao gồm cả chương trình máy tính.

- Dưới cách tiếp cận về kỹ thuật lập trình, phần mềm bao gồm chương trình máy tính, hướng dẫn cài đặt và các tài liệu ghi chú, trong một phần mềm bao gồm từ hai chương trình trở lên. Có thể thấy mối tương quan giữa phần mềm và chương trình máy tính như sau: “Phần mềm” là một sản phẩm trong khi đó “Chương trình máy tính” là một bộ phận có thể thực hiện nhiều nhiệm vụ để thực hiện các chức năng quan trọng nhất trong phần mềm.

- Dưới góc nhìn của người sử dụng, phần mềm và chương trình máy tính đều hướng đến chức năng sử dụng của sản phẩm nên thuật ngữ phần mềm được sử dụng khá phổ biến vì tính ngắn gọn, dễ phân biệt với phần cứng của máy tính (hardware).

Nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam, thuật ngữ pháp lý ghi nhận bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ là chương trình máy tính.

3. Pháp luật về sáng chế liên quan chương trình máy tính tại Việt Nam

>> Xem thêm: Vi phạm bản quyền phần mềm máy tính sẽ bị pháp luật xử lý như thế nào ?

Những diễn biến trên thực tế đã đặt ra yêu cầu thay đổi cách nhìn nhận về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với chương trình máy tính. Nếu như Khoản 2 Điều 59 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi bổ sung năm 2009, năm 2019, pháp luật đã không công nhận bảo hộ chương trình máy tính dưới hình thức sáng chế, thì Quy chế thẩm định đơn đăng ký sáng chế theo Quyết định số 487/QĐ-SHTT ngày 31/3/2010 do Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam ban hành vẫn cho phép cấp văn bằng bảo hộ sáng chế cho những giải pháp kỹ thuật liên quan đến chương trình máy tính.

Căn cứ theo quy định tại Mục 5.8.2.5 Quy chế thẩm định đơn đăng ký sáng chế năm 2010, pháp luật xác định chương trình máy tính thuộc danh mục các đối tượng không được bảo hộ với danh nghĩa sáng chế nhưng nếu đối tượng yêu cầu bảo hộ có đặc tính kĩ thuật và thực sự là một giải pháp kĩ thuật, nhằm giải quyết một vấn đề kĩ thuật bằng một phương tiện kĩ thuật để tạo ra một hiệu quả kĩ thuật thì nó có thể được bảo hộ với danh nghĩa sáng chế nhưng lại không được sử dụng cụm từ “chương trình máy tính” hay “phần mềm” trong đơn yêu cầu cấp sáng chế.

Thực tế áp dụng cho thấy, nếu đơn xin cấp bằng sáng chế được mô tả và yêu cầu cấp bảo hộ sản phẩm của nhà sáng chế được đưa ra một cách chung chung, không rõ ràng thì đối tượng được yêu cầu cấp sáng chế có thể sẽ được phân loại thành một ý tưởng trừu tượng. Tuy nhiên, nếu mô tả và yêu cầu bảo hộ với chi tiết kỹ thuật quan trọng và tập trung vào các kỹ thuật tạo ra chương trình máy tính thì có thể sẽ được xem là không phải một ý tưởng trừu tượng.

Theo thống kê, từ năm 1999 đến nay, tại Việt Nam chỉ có 43 đơn xin cấp sáng chế liên quan đến chương trình máy tính trong đó có 7 sáng chế liên quan chương trình máy tính là của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả là công dân, tổ chức Việt Nam, số còn lại của các nhà các sáng chế từ nước ngoài xin cấp bảo hộ tại Việt Nam. Một hạn chế là cho đến thời điểm hiện tại mới chỉ hơn 10 sáng chế được Cục Sở hữu trí tuệ cấp văn bằng bảo hộ dựa trên nội dung của Quy chế thẩm định đơn đăng ký sáng chế theo Quyết định số 487/QĐ-SHTT ngày 31/3/2010 của Cục trưởng Cục Sở hữu trí tuệ do Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam ban hành tại Điều 5, Mục 5.8.2.5.

4. Chương trình máy tính được bảo hộ dưới dạng gì?

Chương trình máy tính là tập hợp các chỉ dẫn được thể hiện dưới dạng các lệnh, các mã, lược đồ hoặc bất kỳ dạng nào khác, khi gắn vào một phương tiện mà máy tính đọc được, có khả năng làm cho máy tính thực hiện được một công việc hoặc đạt được một kết quả cụ thể (theo khoản 1 Điều 22Luật Sở hữu trí tuệ 2005).

Chương trình máy tính được bảo hộ như tác phẩm văn học, dù được thể hiện dưới dạng mã nguồn hay mã máy.

Bên cạnh đó, Điều 59 Luật Sở hữu trí tuệ cũng quy định đối tượng không được bảo hộ với danh nghĩa sáng chế bao gồm:

- Phát minh, lý thuyết khoa học, phương pháp toán học;

- Sơ đồ, kế hoạch, quy tắc và phương pháp để thực hiện các hoạt động trí óc, huấn luyện vật nuôi, thực hiện trò chơi, kinh doanh;chương trình máy tính;

>> Xem thêm: Đăng ký quyền sở hữu trí tuệ với phần mềm máy tính.

- Cách thức thể hiện thông tin;

- Giải pháp chỉ mang đặc tính thẩm mỹ;

- Giống thực vật, giống động vật;

- Quy trình sản xuất thực vật, động vật chủ yếu mang bản chất sinh học mà không phải là quy trình vi sinh;

- Phương pháp phòng ngừa, chẩn đoán và chữa bệnh cho người và động vật.

Theo đó, chương trình máy tính thuộc đối tượng không được bảo hộ với danh nghĩa sáng chế được quy đinh trong Luật Sở hữu trí tuệ.

Như vậy, pháp luật Việt Nam chỉ bảo hộ quyền tác giả đối với chương trình máy tính mà không được bảo hộ dưới dạng các đối tượng quyền sở hữu công nghiệp.

5. Vì sao chương trình máy tính được bảo hộ như tác phẩm văn học?

Sở dĩ chương trình máy tính được bảo hộ như tác phẩm văn học bởi lẽ:

- Khoản 1 Điều 10 Hiệp định TRIPS về các khía cạnh liên quan tới thương mại của quyền sở hữu trí tuệ và Điều 4 Hiệp ước của WIPO về quyền tác giả (WCT) nêu rõ:

>> Xem thêm: Thủ tục đăng ký bản quyền phần mềm máy tính mới nhất 2022

Các chương trình máy tính, dù dưới dạng mã nguồn hay mã máy, đều phải được bảo hộ như tác phẩm văn học theo Công ước Berne (1971).

Việt Nam là một trong các quốc gia thành viên của Công ước Berne. Theo đó, các quốc gia thành viên Công ước Berne đều phải tôn trọng ngay lập tức quyền tác giả của chương trình máy tính vào thời điểm nó được công bố tại một trong các quốc gia thành viên nên khi chương trình máy tính được bảo hộ như tác phẩm văn học sẽ là một lợi thế trong quá trình hội nhập.

- Đối với một tác phẩm quyền tài sản quan trọng nhất là quyền sao chép tác phẩm, do đó việc bảo hộ chương trình máy tính như tác phẩm văn học sẽ là cơ chế mạnhđể ngăn cản sự sao chép bất hợp pháp chương trình máy tính.

- Bên cạnh đó, bảo hộ quyền tác giả tức là không bảo hộ ý tưởng của chương trình máy tính, tức là sẽ không cản trở người sử dụng chương trình máy tính tiến hành các phân tích ngược để giải mã tìm ra nguyên lý hoạt động, cấu trúc của chương trình máy tính nhằm mục đích phát triển chương trình máy tính.

Khi đó, người tiến hành phân tích ngược thành công là chủ sở hữu của chương trình máy tính mới. Việc này có ý nghĩa lớn về mặt kinh tế - xã hội, góp phần thúc đẩy nhanh quá trình phát triển của ngành công nghiệp phần mềm.

- Không giống như các đối tượng quyền sở hữu công nghiệp, khi giá trị của nó là ở việc áp dụng sản xuất sản phẩm và thu lợi từ sản phẩm đó thì phần mềm máy tính khó tạo ra một sản phẩm cụ thể.

Chính vì vậy không có đối tượng nào của quyền sở hữu công nghiệp là phù hợp để bảo hộ phần mềm máy tính, chỉ sáng chế là có khả năng nhưng đã bị loại trừ khỏi phạm vi cấp bằng bảo hộ. Việc bảo hộ phần mềm máy tính như tác phẩm văn học là hợp lý nhất.

Video liên quan

Chủ đề