Học thầy không tày học bạn thể hiện dục tinh gì

(Bàn thêm về cách hiểu chữ "tầy" trong câu "Học thầy không tầy học bạn")

Thông điệp dí dỏm của ông cha.

Cách đây không lâu, trên một tờ báo Văn Nghệ có đăng bài “Một cách hiểu về chữ “tầy” trong câu tục ngữ "Học thầy không tầy học bạn”. Quan điểm của tác giả bài báo là: Giảng như sách hiện nay, chữ "tầy" được hiểu là "bằng", vô tình hạ thấp vai trò giáo dục của người thầy và vì thế không thấy được công lao mở trí, khai tâm của thấy đối với người học”.

Sau khi đọc bài báo này, chúng tôi rất muốn được chia sẻ sự băn khoăn của tác giả,nhất là băn khoăn về vấn đề đạo lý. Chính vì sự băn khoăn ấy, nên tác giả bài báo trên đã cố gắng tìm ra một cách hiểu mới về chữ “tầy” theo một hướng khác, ngõ hầu tránh được vấn đề đạo lý. Sự tìm tòi của tác giả là đáng trân trọng. Tuy nhiên, theo chúng tôi, việc hiểu chữ “tầy” là “bằng” trong các sách hiện nay không đến mức nghiêm trọng (hạ thấp vai trò của người thầy) như tác giả nhận xét.

Theo quan điểm của chúng tôi, các sách giảng chữ “tầy” được hiểu là “bằng” hoàn toàn hợp lý, nếu như chúng ta chấp nhận các hiện tượng sau đây:

1. Chấp nhận tính chất mâu thuẫn về tư tưởng trong nội dung tục ngữ.

Trong kho tàng tục ngữ Việt Nam, đôi khi có những câu nói về nhân tình thế thái tạo nên một vế đối lập về nội dung khá rõ rệt so với những câu nói về truyền thống đạo đức tốt đẹp lâu đời của nhân dân ta.

Bên cạnh câu “Bầu ơi thương lấy bí cùng” lại có câu “Bè ai nấy chống”.

Bên cạnh câu “Thương người như thể thương thân” lại có câu “Trước làm phúc, sau tức bụng”.

Bên cạnh câu “Những người tính nết thật thà, đi đâu cũng được người ta tin dùng” lại có câu “Thật thà là cha dại”

Vv...

Có thể nói, hiện tượng mâu thuẫn này khá phổ biến trong vốn tục ngữ Việt Nam (và nói chung của nhiều dân tộc khác nữa). Lý do phát sinh ra hiện tượng mâu thuẫn ấy có thể giải thích bằng nhiều nguyên nhân:

- Do tác giả thuộc đa thành phần.

- Do hoàn cảnh ra đời khác nhau (không phải một đời mà là qua nhiều đời).

- Do kinh nghiệm từng trải và sự tỉnh táo, cảnh giác của ông cha ta trong cuộc sống vô cùng phức tạp của xã hội (nhất là trong Xã hội phong kiến).

Hiện tượng mâu thuẫn ấy giúp cho con cháu có được bức tranh tương đối tổng thể hơn về một xã hội mà ông cha ta đã sống. Những câu tục ngữ về nhân tình thế thái, trong nhiều trường hợp, rất có thể không phải là những lời khuyên về phương châm xử thế, mà chỉ là sự cảnh báo mà thôi. Thông điệp cảnh báo đó, nhắc nhở mọi người cảnh giác để lựa chọn một thái độ đối xử cho phù hợp với những đối tượng nào đó, hoàn cảnh nào đó.

Khi gâp câu “Thật thà là cha dại”không nên vội vàng cho rằng, nó khuyên chúng ta sống giả dối, mà hãy xem như là một lời cảnh báo và nhắc nhở ý thức cảnh giác đối với những đối tượng nào đó, hoàn cảnh nào đó (rất có thể bản thân tác giả của nó đã từng phải trả giá và chịu cay đắng).

Biết chấp nhận tính chất mâu thuẫn về tư tưởng trong nội dung tục ngữ, coi đó là hiện tượng bình thường, giúp chúng ta tránh được những điều băn khoăn về “đạo lý truyền thống” khi đem một câu tục ngữ đơn lẻ ra để phán xét.

2: Chấp nhận nghệ thuật gửi gấm thông điệp dí dỏm.

Tục ngữ (hay ca dao và dân ca) sẽ chóng phai tàn nếu như ông cha chúng ta không tìm cách gửi gấm những thông điệp ấy dưới dạng dí dỏm. Xin để ba câu tục ngữ gần nhau dưới đây để chúng ta suy gẫm:

“Học thầy không tầy học bạn”

“ Thua trời một vạn không bằng thua bạn một ly”

“Nhất vợ nhì trời”

Nếu trên giấy trắng mực đen thì xem ra, chẳng những “thầy” mà kể cả “Trời” cũng chưa ăn thua gì khi đem ra so với “bạn”, thậm chí so với “vợ”.

Chẳng nhẽ chúng ta vội vàng cho rằng, nó đi ngược lại truyền thống tư tưởng đạo đức tốt đẹp?

Trời to hơn hết thì ai cũng biết rồi. Cũng giống như trong việc học, “học thầy” là trên hết thì ai cũng biết rồi (“Không thầy đố mày làm nên”). Điều đó gần như đã được “mặc định” trong qui trình “thiết kế” câu tục ngữ. Sau một thời gian trải nghiệm, ông cha ta sớm phát hiện ra rằng, cần phải bổ sung thêm một điều quan trọng nữa, đó là ngoài việc học thầy, cần phải học hỏi thêm bạn bè. Gửi một thông điệp “Cần phải học hỏi thêm bạn bè” khô khan như thế vào không gian, chắc chắn chẳng ai quan tâm, để ý. Buộc lòng tác giả của nó phải tìm một nghệ thuật gửi gấm dưới dạng dí dỏm!

Phải thừa nhận rằng, trong vốn tục ngữ, ca dao và dân ca của ông cha để lại, nghệ thuật dùng “không” để nói “có”, dùng “ít” để nói “nhiều”. dùng “nhất” để nói“nhì”,vv... khá phổ biến.

“Nhất vợ nhì trời”, “Học thầy không tầy học bạn”,vv... đều nằm trong nghệ thuật gửi gấm thông điệp dí dỏm mà thôi!

Ai chẳng biết, chĩ có chuyện quạ tha gà con, làm gì có chuyện gà con tha quạ? Vậy mà bà vẫn ru cháu:

“Gà con tha quạ biết đâu mà tìm”

Vấn đề không nghiêm trọng đến mức hạ thấp vai trò của quạ! Cái chính là chúng ta có đủ nhạy cảm để bắt được ý tưởng hóm hỉnh trong những thông điệp cảnh báo mà ông cha gửi gấm hay không mà thôi !

“Ngày vui ngắn chẳng tầy gang”, xin được dừng bài viết ở đây với quan điểm hiểu chữ“tầy” chính là “bằng”, chứ không phải là một cái gì khác!

(Nguyễn Duy Quế). 

Phòg tư liệu.    

Trang chủ

Liệt danh mục

“Không gian kết nối”

Thông tin cập nhật

Trả lời (1)

  • Về nghĩa đen câu này có nghĩa là việc học thầy thì không bằng việc học bạn. Nghĩa bóng nó nói đến việc chúng ta học những kiến thức ở trường thì không bằng việc chúng ta học ở nhiều nguồn, nhiều nơi khác không chỉ là bạn bè. Tóm lại, câu tục ngữ đề cao việc học tập ở mọi người, mọi lúc và mọi nơi. Câu tục ngữ là sự so sánh không cân bằng giữa “học thầy” và “học bạn”. Tất nhiên câu tục ngữ không hạ thấp vai trò của người thầy mà chỉ nâng cao vai trò của người bạn trong việc học tập.

    Câu tục ngữ trên là đúng đắn vì việc “học bạn” thì vô cùng cần thiết vì nó bổ sung kiến thức còn thiếu ở trường. Mồi ngày sự hiểu biết của con người ngày càng tăng lên, không học hỏi thì sẽ không theo kịp và bị tụt hậu, trở thành con người thừa của xã hội. Do đó, phải không ngừng học hỏi để mở mang đầu óc, trau dồi kiến thức bổ sung những chồ khuyết trong kiến thức của bản thân.

Ở trường, ở lớp thì thầy cô là người dạy dỗ, chỉ bảo cho chúng ta những điều hay lẽ phải, nhưng đó mới chỉ là cái cơ bản mà chúng ta cần tiếp nhận. Ngoài giờ học, trong cuộc sống, chúng ta cần biết mở mang kiến thức, hiểu biết, hoàn thiện bản thân. Có những việc thầy cô không thể trực tiếp chỉ bảo cho chúng ta thì lúc đó bạn bè – những người gần gũi với ta sẽ có thể giúp đỡ ta. Những kinh nghiệm của bạn bè sẽ được trao đổi cho nhau vào những lúc vui chơi hay chính những câu chuyện hàng ngày. Hơn nữa, khi trao đổi, học hỏi với bạn bè cùng trang lứa thì trạng thái của chúng ta sẽ được thoải mái, tự tin, tránh e ngại mà có thể hỏi đi sâu vào vấn đề. Và chữ không tày, có nghĩa là không bằng đó chỉ đúng nghĩa trong những trường hợp như trên.

Việc học hỏi thật sự vô cùng cần thiết đối với bản thân mỗi người. Nhà trường, gia đình và xã hội nên giáo dục con em ý thức học tập không ngừng. Đối với chúng ta trong lứa tuổi học sinh thì cần chăm chỉ, học hỏi, cố gắng tiếp thu những điều thầy cô nói, kết hợp với khả năng, suy nghĩ, liên tưởng của bản thân để luôn được nâng cao kiến thức. Cần phải ghi nhớ công ơn mà thầy cô dạy dỗ - đó cũng là một truyền thống lâu đời của dân tộc. Cần có thái độ tự tin, tránh tự ti để được tiếp thu kiến thức một cách tốt nhất. Học tập mọi lúc, mọi nơi, kể cả ở bạn bè lẫn người thân, hãy biết gắn kết mọi kiến thức để được những gì tốt nhất cho việc học tập. Phải có lòng kiên trì, cố gắng, chịu khó, học trong sách vở, học trong đời thường, cuộc sống. Hãy luôn là một con người học tập không có giới hạn. Đừng bao giờ tự hào với những gì mà mình đã có mà hãy coi đó là nền tảng, bàn đạp để tiến cao hơn nữa.

Câu tục ngữ trên sẽ luôn đúng đắn trong mọi thời đại và sẽ là lời nhắc nhở vô cùng giá trị đối với mỗi chúng ta.

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy

Video liên quan

Chủ đề