Hướng dẫn cách tính tiền án tiền sự năm 2024

Theo quy định tại Điều 2 của Luật xử lý vi phạm hành chính thì: Xử phạt vi phạm hành chính là việc người có thẩm quyền xử phạt áp dụng hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính.

Người có tiền sự là người đã bị kỷ luật hành chính, xử phạt vi phạm hành chính về hành vi vi phạm pháp luật chưa đến mức xử lý hình sự, mà chưa được xóa kỷ luật, chưa được xóa việc xử phạt hành chính.

Điều 7 của Luật Xử lý vi phạm hành chính đã quy định các trường hợp được coi là chưa bị xử lý vi phạm hành chính để làm căn cứ xác định tiền sự như sau:

  1. Cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính, nếu trong thời hạn 06 tháng, kể từ ngày chấp hành xong quyết định xử phạt cảnh cáo hoặc 01 năm, kể từ ngày chấp hành xong quyết định xử phạt hành chính khác hoặc từ ngày hết thời hiệu thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính mà không tái phạm thì được coi là chưa bị xử phạt vi phạm hành chính.
  2. Cá nhân bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính, nếu trong thời hạn 02 năm, kể từ ngày chấp hành xong quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính hoặc 01 năm kể từ ngày hết thời hiệu thi hành quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính mà không tái phạm thì được coi là chưa bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính.

Một tình huống cụ thể: Ngày 07/4/2020 Nguyễn Văn X cùng Nguyễn Văn B, Thạch Văn D rủ nhau đánh bạc dưới hình thức xóc đĩa, số tiền thu tại chiếu bạc là 4.800.000đ thì bị phát hiện bắt giữ, vụ việc được cơ quan CSĐT TP H thụ lý giải quyết. Ngày 28/8/2020 Cơ quan CSĐT Công an TP H ra quyết định không khởi tố vụ án hình sự vụ đánh bạc trên và ngày 01/9/2020 Nguyễn Văn X bị Công an TP H xử phạt hành chính 1.500.000đ về hành vi đánh bạc. Ngày 21/5/2020 Nguyễn Văn X có hành vi cố ý gây thương tích và ngày 22/9/2020 Nguyễn Văn X bị khởi tố bị can.

Bản kết luận điều tra số 100 ngày 09/12/2020 của cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TP H, tại phần lý lịch tư pháp của bị can xác định quyết định xử phạt vi phạm hành chính ngày 01/9/2020 đối với Nguyễn Văn X là nhân thân.

Cáo trạng số 02 ngày 14/12/2020 của VKS TP H đối với bị can Nguyễn Văn X, tại phần lý lịch bị can xác định quyết định xử phạt vi phạm hành chính ngày 01/9/2020 đối với Nguyễn Văn X là tiền sự.

Tại bản án hình sự số 01 ngày 10/3/2021 của Tòa án nhân dân TP H, tại phần lý lịch của bị cáo đã xác định quyết định xử phạt vi phạm hành chính ngày 01/9/2020 đối với Nguyễn Văn X là nhân thân.

Qua tình huống trên cho thấy, việc VKS TP H xác định quyết định xử phạt vi phạm hành chính ngày 01/9/2020 đối với Nguyễn Văn X là tiền sự là chưa chính xác, gây bất lợi cho bị can. Thời điểm xử phạt vi phạm hành chính sau ngày bị can thực hiện hành vi phạm tội do vậy quyết định xử phạt vi phạm hành chính về hành vi đánh bạc này phải được xác định là nhân thân của bị can.

Để xác định tiền sự của bị can, bị cáo được chính xác, Kiểm sát viên phải nắm chắc các quy định của pháp luật, phải căn cứ vào quyết định xử phạt vi phạm hành chính được ban hành thời điểm nào, ngày bị can thực hiện hành vi phạm tội, chứ không phải căn cứ vào ngày vi phạm hành chính và ngày khởi tố vụ án, bị can để xác định tiền sự./.

Tiền sự là thuật ngữ không còn quá xa lạ trong các văn bản luật cũng như đời sống hàng ngày. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ tiền sự là gì và cũng không ít người nhầm lẫn giữa tiền án và tiền sự.

1. Thế nào là tiền sự?

Cho đến nay, pháp luật chưa có quy định cụ thể nào giải thích khái niệm tiền án, tiền sự. Theo đó, đây chỉ là tên gọi khi nhắc đến một chủ thể nào đó vi phạm pháp luật và đã bị xử lý bởi cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.

Tuy nhiên, theo Nghị quyết 01-HĐTP (đã hết liệu lực) có quy định gián tiếp về tiền án, tiền sự tại điểm b khoản 2 Mục II như sau:

“b) Người đã được xóa án thì không coi là có tiền án. Người đã được xóa kỷ luật, xóa việc xử phạt vi phạm hành chính (tức là đã được coi như chưa bị kỷ luật, chưa bị xử phạt vi phạm hành chính) thì không coi là có tiền sự. Đối với các quyết định xử lý của cơ quan, đoàn thể, tổ chức xã hội mà pháp luật chưa quy định thời hạn để được coi như chưa bị xử lý, nếu tính từ ngày ra quyết định xử lý đến ngày phạm tội đã quá 01 năm, thì không coi là có tiền sự nữa. Đối với các quyết định xử lý của cơ quan, đoàn thể, tổ chức xã hội mà pháp luật chưa quy định thời hạn để được coi như chưa bị xử lý, nếu tính từ ngày ra quyết định xử lý đến ngày phạm tội đã quá 01 năm, thì không coi là tiền sự nữa.”

Căn cứ theo quy định trên, có thể hiểu người có tiền sự là người thực hiện hành vi vi phạm pháp luật nhưng chưa đến mức bị truy cứu hình sự và đã bị kỷ luật, bị xử phạt vi phạm hành chính mà chưa được xóa kỷ luật, xóa việc xử phạt hành chính. Nói cách khác, tiền sự được đặt ra do phát sinh trách nhiệm hành chính.

Ngược lại, tiền án sẽ được đặt ra do phát sinh trách nhiệm hình sự. Hay, người có tiền án là người thực hiện hành vi vi phạm pháp luật, đã có bản án của Tòa án và thi hành án phạt mà chưa được xóa án.

Hướng dẫn cách tính tiền án tiền sự năm 2024
Tiền sự là gì? Thời hạn xóa tiền sự khi nào? (Ảnh minh họa)

2. Thời hạn xóa tiền sự là bao nhiêu năm?

Tại Điều 7 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 quy định về thời hạn được coi là chưa bị xử lý vi phạm hành chính như sau:

1. Cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính, nếu trong thời hạn 06 tháng, kể từ ngày chấp hành xong quyết định xử phạt cảnh cáo hoặc 01 năm, kể từ ngày chấp hành xong quyết định xử phạt hành chính khác hoặc từ ngày hết thời hiệu thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính mà không tái phạm thì được coi là chưa bị xử phạt vi phạm hành chính.

Theo quy định trên, thời hạn xóa tiền sự với cá nhân, tổ chức như sau:

- 06 tháng, kể từ ngày chấp hành xong quyết định xử phạt cảnh cáo mà không tái phạm; hoặc

- 01 năm, kể từ ngày chấp hành xong quyết định xử phạt hành chính khác mà không tái phạm; hoặc

- Từ ngày hết thời hiệu thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính mà không tái phạm.

Ngoài ra, với cá nhân bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính, thời hạn được coi là chưa bị xử ký hành chính như sau:

- 02 năm kể từ ngày chấp hành xong quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính mà không tái phạm; hoặc

- 01 năm kể từ ngày hết thời hiệu thi hành quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính mà không tái phạm.

3. Tiền án, tiền sự: 4 điểm khác biệt cơ bản cần lưu ý

Trên thực tế, có không ít trường hợp nhầm lẫn giữa hai khái niệm này dẫn đến việc hiểu và áp dụng không đúng. Dưới đây là một số điểm khác biệt cơ bản giữa tiền án và tiền sự:

Tiêu chí

Tiền án

Tiền sự

Mức độ nguy hiểm của hành vi vi phạm pháp luật

Nghiêm trọng, trở thành Tội phạm theo quy định của Bộ luật Hình sự

Ít nghiêm trọng hơn, chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật Hình sự

Trách nhiệm pháp lý

Bị truy cứu trách nhiệm hình sự và áp dụng hình phạt theo quy định của Bộ luật Hình sự

Bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính.

Trường hợp được xóa bỏ

- Đương nhiên được xóa án tích (Điều 70 Bộ luật Hình sự).

- Xóa án tích theo quyết định của Tòa án (Điều 71 Bộ luật Hình sự).

- Xóa án tích trong trường hợp đặc biệt (Điều 72 Bộ luật Hình sự).

- Đã chấp hành xong quyết định xử phạt vi phạm hành chính:

+ Hết 06 tháng đối với hình thức cảnh cáo;

+ Hết 01 năm đối với quyết định xử phạt vi phạm hành chính kể từ ngày chấp hành xong quyết định xử phạt