Hướng dẫn chương trình tổ chức trò chơi dân gian

Căn cứ chương trình Giáo dục mầm non ban hành theo thông tư số 28/2016/TT-BGDĐT ngày 30/12/2016 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT;

Căn cứ vào hướng dẫn thực hiện các trò chơi dân gian, hát dân ca trong trường mầm non của Phòng Giáo dục đào tạo thành phố Đông Hà

Căn cứ nhiệm vụ năm học 2020 -2021; Căn cứ vào điều kiện thực tế, Trường mầm non Tuổi Thơ  xây dựng kế hoạch tổ chức thực hiện các trò chơi dân gian, hát dân ca trong trường mầm non năm học 2020 -2021 như sau:

Như chúng ta đã biết, hoạt động chủ đạo của trẻ chính là hoạt động vui chơi. Trẻ em không chỉ cần được chăm sóc sức khoẻ, được học tập, mà quan trọng nhất trẻ cần phải được thoả mãn nhu cầu vui chơi. Xuất phát từ vai trò quan trọng của hoạt động vui chơi đối với trẻ em và nhu cầu hưởng thụ hoạt động này, tôi thấy việc tổ chức cho trẻ chơi các trò chơi dân gian, hát dân ca là một việc làm cần thiết và rất có ý nghĩa.

Di sản văn hoá truyền thống Việt Nam có nhiều loại hình khác nhau, trong đó có thể nói, trò chơi dân gian, hát dân ca cũng là một di sản văn hoá quý báu của dân tộc. Nó được kết thành từ quá trình lao động và sinh hoạt, trong đó tích tụ cả trí tuệ và niềm vui sống của bao thế hệ người Việt xưa. Đặc biệt đối với trẻ em, trò chơi dân gian, hát dân ca với những chức năng đặc biệt của nó đã mang lại cho thế giới trẻ thơ nhiều điều thú vị và bổ ích, đồng thời thể hiện nhu cầu giải trí, vui chơi, quyền được chia sẻ niềm vui của các em với bạn bè, cộng đồng. Nó làm cho thế giới xung quanh các em đẹp hơn và rộng mở; tuổi thơ của các em sẽ trở thành những kỉ niệm quý báu theo suốt cuộc đời; làm giàu nguồn tình cảm và trí tuệ cho các bé. Chính vì vậy, trò chơi dân gian, hát dân ca  rất cần thiết được lựa chọn, giới thiệu trong nhà trường tuỳ theo lứa tuổi của trẻ.

1. Mục đích:

Tổ chức các trò chơi dân gian, hát dân ca nhằm tạo không khí sôi nổi, đưa văn hóa dân gian truyền thống vào hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ tại các nhà trường mầm non, là hoạt động thiết thực hưởng ứng phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện - học sinh tích cực”, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục phát triển toàn diệncho trẻ.  Tổ chức các trò chơi dân gian, hát dân ca nhằm phát huy khả năng sáng tạo và năng khiếu cho trẻ mầm non. Qua đó nhằm góp phần nâng cao chất lượng giáo dục âm nhạc, giáo dục thể chất trong các nhà trường mầm non; đồng thời khuyến khích việc cải biên, viết lời mới cho làn điệu dân ca, các trò chơi phát triển vận động mới để dạy trẻ.

Thông qua việc tổ chức các trò chơi dân gian, hát dân ca giúp giáo dục trẻ mầm non tình yêu quê hương đất nước, cuộc sống ... từ đó hình thành nhân cách tốt đẹp cho trẻ sau này.

Giúp trẻ củng cố và có kỹ năng nhận biết sâu sắc hơn về các làn điệu dân ca đa dạng, phong phú của các vùng miền tổ quốc, các hoạt động vui chơi tạo cho trẻ mạnh dạn trong giao tiếp, ứng xử đẹp với mọi người xung quanh, phát triển ngôn ngữ đáp ứng yêu cầu của từng độ tuổi.

Giúp cho trẻ có thể lực mạnh mẽ, có sức bền và có tinh thần tập thể cao, nhằm đạt được mục tiêu giáo dục mà nhà trường đã đề ra ngay từ đầu năm học.

2. Yêu cầu:

Đối với các lớp tham gia dự giao lưu cần chuẩn bị chu đáo, sinh động, phong phú về nội dung, đảm bảo sức khỏe cho trẻ trong thời gian tham gia giao lưu.

Các lớp tự lựa chọn  nội dung của trò chơi dân gian, hát dân ca để giao lưu với nhau theo tuần, tháng.

II. NỘI DUNG, HÌNH THỨC TỔ CHỨC

1. Nội dung tổ chức:

Thông qua các ngày hội, ngày lễ, các hoạt động trong ngày của trẻ để lồng ghép tổ chức các trò chơi dân gian, hát dân ca cho trẻ.

* Thể hiện năng khiếu ca hát dân ca:

Thể hiện bài hát (có múa phụ hoạ), múa theo đội tự chọn trong các ngày hội, ngày lễ, các hoạt động trong ngày của trẻ .

Thời gian thực hiện phần ca hát dân ca: 3 - 5 phút.

*  Lưu ý:

- Nhạc đệm cho chương trình biểu diễn do mỗi lớp tự chuẩn bị. Phần nhạc đệm phải theo đúng thứ tự các tiết mục biểu diễn trong chương trình (chuẩn bị thêm đĩa nhạc đệm dự phòng)

- BTC sẽ bố trí lịch làm quen sân khấu cho các lớp.

- Các thiết bị sân khấu (âm thanh, ánh sáng, đầu đĩa …) do BTC chuẩn bị. Các lớp có thể trang trí thêm trên nền sân khấu chung khi thực hiện tiết mục của lớp mình, cần đảm bảo thời gian chung.

- Nội dung các bài hát dân ca của các vùng miền phải phù hợp với đặc trưng của bậc học. Ca ngợi quê hương đất nước, tình yêu cuộc sống, gia đình, nhà trường, tình cảm giữa cô và cháu, của trường MN.

- Các tiết mục hát nếu dùng băng, đĩa cho phần nhạc đệm thì không được dùng băng, đĩa đã ghi sẵn phần lời hát (kể cả phần hát bè, hát phụ họa). Người ngoài sân khấu không được hát thay thí sinh đang biểu diễn.

* Tổ chức các trò chơi dân gian: (vào buổi chiều)  “Kéo co”,  “chèo thuyền”;  “Bắt cua bỏ giỏ”….

Trò chơi nu na nu nống (giành cho trẻ 24-36 tháng  tuổi) trong thời gian 2-3phút.       

Mỗi từ trong bài đồng dao được đập nhẹ vào một chân theo thứ tự từ đầu đến cuối rồi lại quay ngược lại cho đến chữ “rút” hoặc “rụt”. Chân ai gặp từ “rút” hoặc “rụt” nhịp trúng thì co chân lại. Cứ thế cho đến khi các chân co lại hết thì chơi lại từ đầu.

Trò chơi bắt cua bỏ giỏ (giành cho trẻ 3 tuổi) trong thời gian 5-7 phút đội nào bắt được số cua nhiều nhất đội đó sẽ giành chiến thắng.

Trò chơi kéo co (giành cho trẻ 4 tuổi): Chơi vòng tròn tính điểm từ cao xuống thấp, đội nào cao điểm nhất sẽ dành chiến thắng.

Trò chơi chèo thuyền: (giành cho trẻ 5 tuổi) Các đội lần lượt tham gia chơi mỗi lần 2 hoặc 3 đội, đội nào đội nào dến đích trước nhất sẽ giành chiến thắng (thời gian cho mỗi lượt chơi 5 phút)

* Thời gian chơi giao lưu các trò chơi dân gian:  25-30 phút/khối tùy theo độ tuổi vào các ngày thứ 2 cho khối bé trẻ, thứ 3 cho khối nhở, thứ 5 cho khối lớn.

Buổi sáng 8h00 hàng ngày: Tập đồng diễn thể dục theo lớp

Chơi giao lưu giữa các lớp trong khối các bài tập liên hoàn.

Thời gian thực hiện phần giao lưu: theo thỏa thuận của các khối.

2. Hình thức

- Hình thức: tổ chức theo khối theo độ tuổi (Mỗi đội là học sinh của các khối

III. ĐỐI TƯỢNG, ĐIỀU KIỆN GIAO LƯU:

1. Đối tượng

Tất cả các cháu học sinh ở các trường Mầm Non đều được tham gia dự thi

2. Điều kiện

- Trẻ mẫu giáo trong độ tuổi từ 2 tuổi-6 tuổi.

- Trẻ khoẻ mạnh, nhanh nhẹn, mạnh dạn, tự tin, có khả năng, năng khiếu hát, múa, thể hiện các bài hát, múa dân ca, ca dao và các trò chơi dân gian.

IV. THỜI GIAN, ĐỊA ĐIỂM VÀ KINH PHÍ TỔ CHỨC

1. Thời gian, địa điểm

* Thời gian tổ chức giao lưu trò chơi dân gian giữa các lớp:

 - Thứ 2: Lớp bé C1, C2  và Lớp Trẻ tổ chức cho trẻ các trò chơi dân gian phù hợp với độ tuổi như:  nu na nu nống, chồng nụ chồng hoa, bịt mắt bắt dê, kéo cưa lừa xẻ….

- Thứ 3: Lớp B1, Lớp B2 tổ chức cho trẻ giao lưu các trò chơi dân gian phù hợp với độ tuổi như: đổ nước vào chai, Thả đĩa ba ba, ô ăn quan, Tập tầm vong….

- Thứ 5: Lớp lớn A1 và Lớp lớn A2 giao lưu các trò chơi dân gian phù hợp với độ tuổi  như: Nhảy bao bố, kéo co, đổ nước vào chai, rồng rắn lên mây…

* Địa điểm: Tùy điều kiện và nội dung cụ thể mà lựa chọn địa điểm và thời gian tổ chức: Địa điểm có thể ở ngoài trời, hoặc trong lớp học, nhưng cần đủ rỗng, bố trí hợp lí các khu vực vui chơi, biểu diễn, trẻ dễ dàng quan sát các khu vực.

2. Kinh phí: 

- Đối với các lớp tự túc kinh phí cho trang phục và trang điểm có thể vận động sự ủng hộ của phụ huynh của lớp.

- Kinh phí của trường: Được trích từ quỹ phụ huynh năm học 2020 -2021 để chi trả kinh phí cho tiền thuê phông , bạt, loa đài, trang trí…

3. Đánh giá nội dung

- Các nội dung  tổ chức được tính theo trong điểm xếp loại thi đua của lớp, cá nhân.

4. Đánh giá kết quả

Qua việc tổ chức  các trò chơi dân gian, hát dân ca trong trường mầm non năm học 2020 -2021 gần gũi với trẻ và thể hiện tình cảm thái độ của mình với các ngày lễ hội đó.

Thông qua  các trò chơi dân gian, hát dân ca trẻ được ôn luyện củng cố các nội dung đã học.

Việc thể hiện những tiết mục văn nghệ, hát dân ca sẽ có tác dụng to lớn trong việc giáo dục trẻ tình cảm đạo đức, tình yêu quê hương đất nước, lòng biết ơn và yêu mến những người đã quan tâm chăm sóc trẻ.