Hướng dẫn học sinh nghiên cứu khoa học xã hội hành vi

Theo thống kê của Sở GD-ĐT TP.HCM, trong 2 năm học gần đây, số lượng đề tài nghiên cứu khoa học thuộc lĩnh vực khoa học xã hội và hành vi có sự vượt trội so với các lĩnh vực nghiên cứu khác trong cuộc thi nghiên cứu khoa học kỹ thuật. Chẳng hạn, năm học 2017 - 2018, Sở GD-ĐT nhận được khoảng 680 đề tài nghiên cứu của học sinh (HS) THCS và THPT ở 21 lĩnh vực thì có gần 200 đề tài nghiên cứu các nội dung thuộc lĩnh vực khoa học xã hội và hành vi.

Đến năm học 2018 - 2019, trong tổng số 597 đề tài nghiên cứu thì lĩnh vực khoa học xã hội và hành vi lại tiếp tục dẫn đầu với 217 đề tài, cách xa lĩnh vực có số lượng đề tài đứng thứ 2 là khoa học kỹ thuật với 51 lựa chọn. Có những trường, tỷ lệ đề tài về lĩnh vực xã hội chiếm hơn 50% tổng số đề tài thực hiện. Chẳng hạn, Trường THPT Trần Khai Nguyên (Q.5) có tổng số 25 đề tài thì 22 thuộc lĩnh vực xã hội và hành vi. Trường THPT Trần Văn Giàu (Q.Bình Thạnh) và các trường THCS phần lớn đều chọn lĩnh vực xã hội để nghiên cứu.

Hướng dẫn học sinh nghiên cứu khoa học xã hội hành vi
Thí sinh nào phù hợp với nhóm ngành kinh tế - ngân hàng - luật? (P.2)
Và tại vòng chung kết cuộc thi HS nghiên cứu khoa học kỹ thuật cấp TP, có 102 đề tài lọt vào vòng thi này thì khoa học xã hội và hành vi chiếm 1/5. Phát biểu tại cuộc thi, ông Nguyễn Văn Hiếu, Phó giám đốc Sở GD-ĐT, nhận xét cuộc thi đã kích thích sự sáng tạo trong HS, phát triển năng lực tự học, giúp HS bước đầu làm quen với nghiên cứu khoa học, rèn luyện năng lực vận dụng kiến thức đã học vào giải quyết những vấn đề thực tiễn của cuộc sống. Các đề tài không chỉ gắn với lĩnh vực khoa học tự nhiên, ứng dụng công nghệ mới mà còn thể hiện tính nhân văn cao khi hướng tới tìm hiểu và giải quyết các vấn đề xã hội gần gũi lứa tuổi, gắn với thực tế đời sống HS.

Từ thực tế nói trên, ông Phạm Phương Bình, Hiệu phó Trường THPT Nguyễn Hữu Huân (Q.Thủ Đức), lý giải rằng nghiên cứu khoa học ở các lĩnh vực như hóa học, vật lý, y sinh học… đòi hỏi phải có tính mới. Để đạt được điều này, khi thực hiện HS cần có đủ điều kiện về phương tiện thực hành, thực nghiệm. Mà điều kiện này ở các trường phổ thông còn có hạn chế. Nhiều khi ban giám hiệu, giáo viên hướng dẫn phải tận dụng mối quan hệ với các trường ĐH để xin thực hành, thí nghiệm “nhờ”. Bên cạnh những hạn chế trong tìm tòi, nghiên cứu thì đối với lĩnh vực khoa học như hóa học, sinh học, y sinh học… khó có thể thực hiện theo kiểu “mày mò” và kết quả thành công ở lĩnh vực này không cao. Đồng thời, ở bậc phổ thông, kiến thức mới ở mức cơ bản chưa đi chuyên sâu nên cũng gặp hạn chế khi nghiên cứu.

Trong khi đó, nếu so sánh thì cho thấy quy trình thực hiện nghiên cứu đề tài khoa học xã hội và hành vi đơn giản hơn, không đòi hỏi điều kiện cơ sở vật chất có tính chuyên sâu. Hầu hết các đề tài đều sử dụng phương pháp khảo sát, điều tra câu hỏi, thống kê tỷ lệ, đánh giá và đưa ra giải pháp. Thêm vào đó, những đề tài ở lĩnh vực này thường gắn liền với đời sống xã hội, gần gũi với HS, dễ nhận được sự đồng cảm, nguồn tài liệu nhiều, dễ tạo hiệu ứng.

Thành viên của ban tổ chức cuộc thi nghiên cứu khoa học kỹ thuật của Sở GD-ĐT cũng nhận định, quy trình thực hiện nghiên cứu đề tài khoa học xã hội và hành vi đơn giản, dễ thực hiện, HS nào cũng có thể tham gia. Nhưng đối với các lĩnh vực khác, chẳng hạn khi thực hiện đề tài về hệ thống phần mềm, robot và máy thông minh… thì cần có kiến thức chuyên sâu và sự đam mê nhất định để dành thời gian, tâm huyết theo đuổi.

Bà Hoàng Thị Diễm Trang, Hiệu trưởng Trường THCS-THPT Đinh Thiện Lý (Q.7), nói thêm so với lĩnh vực khác, lĩnh vực xã hội này không có yêu cầu nhiều về thiết bị, cơ sở vật chất, không cần quá nhiều sự hỗ trợ từ khoa học. Có những trường có thể có ý tưởng nhưng không có điều kiện về cơ sở vật chất, không có kinh phí nên sẽ có những rào cản khi muốn thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học ứng dụng, tự nhiên.

Khuynh hướng chọn nghề nghiệp

Trong khi đó, nhiều giáo viên cho biết những năm trước HS có thiên hướng chọn các ngành học có khối thi là các môn tự nhiên thì nay việc lựa chọn đã gần như có sự bão hòa. Hiện nay khá nhiều HS có định hướng nghề nghiệp về xã hội, tâm lý nên điều này cũng tác động đến việc lựa chọn đề tài nghiên cứu. Qua nhiều năm học, nhà trường theo dõi thì nhận thấy trải nghiệm này giúp học trò có định hướng nghề nghiệp cho bản thân trong tương lai.

Theo bà Diễm Trang, dù lựa chọn lĩnh vực tự nhiên, thực nghiệm hay xã hội thì việc nghiên cứu khoa học là cơ hội để HS tự trang bị và bổ sung cho mình những kỹ năng cần thiết. HS sẽ chủ động trong việc học tập và nghiên cứu thay vì chờ đợi giáo viên dạy. Còn về phía giáo viên, khi học trò nghiên cứu thì bản thân thầy cô cũng phải xem lại tài liệu, trau dồi phương pháp để hướng dẫn kịp thời khi HS gặp những vấn đề khúc mắc. Từ đó mỗi thầy cô cũng “trưởng thành” hơn.

Tin liên quan

Chi tiết tại đây:Tải về

CHUYÊN ĐỀ:

PHƯƠNG PHÁP HƯỚNG DẪN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

Phần I: Đặt vấn đề.

1. Lý do chọn đề tài.

Cuộc thi nghiên cứu khoa học quốc tế Intel Isef, Vsef hiện nay đang nhận được sự quan tâm mạnh mẽ của phụ huynh, học sinh và các thầy cô giáo trên toàn thế giới. Tại tỉnh Lào cai, cuộc thi được quan tâm đặc biệt, tạo ra một cách thức, phương pháp học tập mới. Học tập gắn với thực tiễn, gắn với sáng tạo, trải nghiệm, rèn luyện bản lĩnh và tư duy khoa học. Là sân chơi bổ ích cho thế hệ trẻ, đòi hỏi sự say mê, sáng tạo, nhiệt tình, hứng thú của thầy và trò.

Tại tỉnh Lào Cai, nghành giáo dục Lào Cai nói chung và trường THPT Chuyên Lào Cai nói riêng, Công tác hướng dẫn học sinh NCKH là một công tác mũi nhọn, nhận được sự quan tâm lớn từ các đồng chí lãnh đạo, sự ủng hộ từ phụ huynh. Học sinh có đam mê, có năng lực và tư duy tốt.

Bên cạnh những thuận lợi kể trên, việc nghiên cứu khoa học kỹ thuật vẫn tồn tại một số khó khăn: điều kiện cơ sở vật chất phụ vụ nghiên cứu còn hạn chế, không có các trung tâm nghiên cứu chuyên sâu, a các trường ĐH lớn.

Từng tham gia hướng dẫn học sinh nghiên cứu khoa học nhiều năm, nhiều cấp và thường xuyên làm cố vấn cho các dự án, giám khảo cho cuộc thi NCKH cấp tỉnh, tôi thấy được tầm quan trọngcủa Cuộc thi này, tôi luôntrăn trở làm sao đểkíchthích học sinh đưa ra ý tưởng của học sinh, làm sao để học sinh hiểu và tiếp cận được hoạt động nghiên cứu khoa học- kỹ thuật dành riêng cho các em.Chính vì vậy mà tôi mạnh dạn chọn nghiên cứu và viết sáng kiến kinh nghiệm.

2. Mục đích, hướng phát triển của đề tài.

Đưa ra một số giải pháp, kinh nghiệm đúc rút trong quá trình hướng dẫn nghiên cứu khoa học để giúp công tác nghiên cứu khoa học có định hướng, có phương pháp và thu được kết quả khả quan.

3. Đối tượng nghiên cứu.

Đối tượng nghiên cứu là các phương pháp và cách thức thực hiện công tác nghiên cứu khoa học của giáo viên hướng dẫn và các hoạt động hỗ trợ từ các đơn vị giáo dục, phụ huynh và xã hội.

4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu.

Trong chuyên đề này, tôi tập trung vào phương pháp hướng dẫn chp học sinh THPT nghiên cứu khoa học để tham dự các kì thi NCKH cấp trường, tỉnh và cấp Quốc gia. Đặc biệt là các dự án của trường THPT Chuyên Lào Cai. Tuy nhiên tôi nhận thấy có thể áp dụng trong việc hướng dẫn học sinh THCS và các cấp học khác cũng như trong các đơn vị, địa bàn rọng hơn.

5 . Phương pháp nghiên cứu.

Tôi đã thực hiện các phương pháp sau trong quá trình thực hiên chuyên đề này:

5.1 Phương pháp quan sát khoa học

Quan sát và phân tích tìm hiểu đối tượng là các cách thức, giải pháp mà bản thân cũng như các giáo viên khác đã thực hiện để tìm ra những thiếu sót, hạn chế cũng như phát huy điểm mạnh, thế mạnh của giáo viên, học sinh, phụ huynh và xã hội trong việc hướng dẫn các dự án.

5.2 Phương pháp điều tra

Tôi đã thực hiện phát phiếu thăm dò và lấy ý kiến nhiều học sinh đã và đang nghiên cứu khoa học và giáo viên hướng dẫn để tìm hiểu các thuận lợi, khó khăn mà họ gặp phải, từ đó xây dựng và đề xuát giải pháp tháo gỡ.

5.3 Phương pháp thực nghiệm khoa học

Bản thân đã thực hiện phương pháp trên các dự án “Hệ thống kiểm soát dưỡng khí trên xe ô-tô”, “ Thiết bị cảnh báo nguy hiểm tại các khúc cua và giao lộ”, “ The guardian” và đối chiếu với các dự án khác. So sánh sự khác biệt về hiệu giữa chúng.

5.4 Phương pháp phân tích tổng kết kinh nghiệm

Tôi có may mắn tham gia và đồng hành cùng công tác hướng dẫn học sinh nghiên cứu khoa học của trường THPT Chuyên Lao Cai, của tỉnh Lào Cai từ rất sớm, nhờ đó tổng kết đúc rút được nhiều kinh nghiệm trong việc thực hiện chuyên đề này.

5.5 Phương pháp chuyên gia

Trong quá trình nghiên cứu, viết chuyên đề và hướng dẫn học sinh nghiên cứu khoa học tôi đã cùng học sinh tham vấn được ý kiến nhiều chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vục này và tổng kết lại trong chuyên đề này.

Phần II: Nội dung của sáng kiến

1. Giải pháp tác động của giáo viên với học sinh

1.1. Kinh nghiệm làm việc với học sinh.

Để đạt hiệu quả cao trong Cuộc thi khoa học kỹ thuật, công việchướng dẫn của người thầy đóng vai trò rất quan trọng và cần thực hiện một số biện phápnhư sau:

+ Bước thứ nhất:

Tạo hứng thú và niềm tin cho học sinh để các em chủ động tìm tòi, nghiên cứu.

Rất nhiều học sinh có năng lực và tư duy tốt nhưng chứ tin tưởng vào thành công trong NCKH nên có tâm lý e dè. Tại tỉnh Lào Cai, chúng ta có thể dẫn chứng các kết quả nhều năm liền và ý nghĩa của nó để củng cố niềm tin cho các em.

+Bước thứ hai: Hướng dẫn các em tìm tòi các ý tưởng

Đối với học sinh trung học, việc tìm tòi các ý tưởng nghiên cứu là quan trọng nhất. Các ý tưởng này xuất phát từ các đòi hỏi trong thực tiễn hằng ngày. Ví dụ năm 2017, trên ti vi đưa tin về việc rất nhiều vụ tai nạn chết người do ngạt khí trên xe ô tô, tôi đã hỏi học sinh “ Liệu có cách gì giảm thiểu rủi ro và tai nạn gặp phải?” Và đó là tiền đề dự án Hệ thống kiểm soát dưỡng khí trên xe ô tô.

+ Bước thứ ba: Cùng học sinh xác định rõ loại dự án mà học sinh đang nghiên cứu. Tức là xác định rõ lĩnh vực, dự án là dự án khoa học hay dự án kĩ thuật.từ đó có các phương pháp nghiên cứu, các bước tiến hành nghiên cứu hợp lý.

Đối với một dự án khoa học:
a. Xác định câu hỏi nghiên cứu:

- Lựa chọn một chủ đề. Thu hẹp chủ đề bằng cách xem xét những trường hợp đặc biệt.

- Tiến hành nghiên cứu tổng quan và viết dự thảo đề cương nghiên cứu.

- Nêu một giả thuyết khoa học hoặc nêu mục đích nghiên cứu.

b. Kế hoạch và phương pháp nghiên cứu:

- Xây dựng kế hoạch nghiên cứu/thiết kế thí nghiệm.

- Yêu cầu phê duyệt dự án (điền các mẫu phiếu và xin chữ ký phê duyệt). Bởi vì nếu làm thiếu, rất có thể nghiên cứu là bất hợp pháp và gặp rủi ro cao.

- Viết báo cáo nghiên cứu tổng quan.

c. Thực hiện kế hoạch nghiên cứu:

- Thu thập tài liệu và thiết bị thí nghiệm; xây dựng thời gian biểu trong phòng thí nghiệm.

- Tiến hành thí nghiệm. Ghi lại các dữ liệu định lượng và định tính.

- Phân tích dữ liệu, áp dụng các phương pháp thống kê thích hợp.

- Lặp lại thí nghiệm, khi cần thiết, nhằm triệt để khám phá những vấn đề.

- Đưa ra một kết luận.

- Viết báo cáo thí nghiệm.

- Viết tóm tắt báo cáo.

d. Trình bày kết quả nghiên cứu:

- Ghi lại các hình ảnh để giới thiệu dự án.

- Làm bài thuyết trình về dự án trước giáo viên hoặc các bạn cùng lớp.

Đối với một dự án kỹ thuật:

a. Xác định vấn đề nghiên cứu:

- Xác định nhu cầu hoặc tiếp nhận yêu cầu.

b. Thiết kế và phương pháp:

- Phát triển các tiêu chuẩn thiết kế.

- Thực hiện việc tìm kiếm tài liệu và nghiên cứu tổng quan.

- Chuẩn bị thiết kế sơ bộ hoặc thuật toán dưới dạng sơ đồ khối.

c. Thực hiện: Xây dựng và kiểm tra:

- Sản xuất mẫu hoặc viết chương trình máy tính.

- Kiểm tra các mẫu/chương trình máy tính.

- Thiết kế lại, khi cần thiết.

d. Trình bày kết quả nghiên cứu:

- Ghi lại các hình ảnh để giới thiệu dự án.

- Làm bài thuyết trình về dự án trước giáo viên hoặc các bạn cùng lớp.

1.2. Lập kế hoạch và chủ đề nghiên cứukhoa học- kỹ thuật:

Chọn một chủ đề vừa phù hợp với bản thân, vừa hoàn cảnh địa phương mình đang sống. Cần lập kế hoạch thật cụ thể có thời gian rõ ràng là vô cùng cần thiết đối với dự án nghiên cứu khoa học kỹ thuật. Phân bố thời gian để viết hoàn thiện báo cáo, làm mô hình thực nghiệm và thuyếttrình qua mô hình.

1.3. Rút ra kết luận hoặc kinh nghiệm sau khi nghiên cứu.

Từ những nghiên cứu giáo viên rút ra được kết luận thông qua các thông số kỹ thuật so với tiêu chuẩn ban đầu. Có nên tiếp tục thí nghiệm, nếu thấy chưa phù hợp với kết quả có thể chuyển sang hướng khác.

Ngoài ra trong quá trình học sin học sinh nghiên cứu, cần theo dõi sát các em để hướng dẫn cụ thể và đôn đốc, cùng thảo luận trao đổi để kịp thời tháo gỡ các khó khăn, vướn mắc.

2. Giải pháp tham mưu:

Cố vấn, tham vấn để tranh thử sự ủng hộ của học sinh, phụ huynh, đồng nghiệp, của hội đồng giáo viên và lãnh đạo nhà trường. Kết hợp nghiên cứu trong dạy dọc.

a. Đối với nhà trường.

- Cần nhận thức rằng, nghiên cứu khoa học kỹ thuật của học sinh là một trong những hoạt động trải nghiệm sáng tạo, góp phần quan trong vào việc đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá, hướng tới hình thành và phát triển năng lực cho học sinh.

- Tổ chức dạy học chuyên đề Nghiên cứu khoa học .

- Thành lập Hội đồng tư vấn khoa học.

- Thành lập Câu lạc bộ nghiên cứu khoa học kỹ thuật và có cơ chế hỗ trợ về pháp lý và điều kiện để các câu lạc bộ này hoạt động.

- Tổ chức cuộc thi ý tưởng khoa học.

- Các ý tưởng được lựa chọn đều được khuyến khích triển khai nghiên cứu; Tạo môi trường thuận lợi cho hoạt động nghiên cứu khoa học kỹ thuật; Hỗ trợ khai thác các nguồn lực xã hội.

b. Kết hợp nghiên cứu trong dạy học.

- Thiết kế các bài học theo định hướng tìm tòi nghiên cứu theo các phương pháp dạy học tích cực như: phương pháp "Bàn tay nặn bột", "Dạy học dựa trên dự án", "Dạy học khoa học dựa trên tìm tòi - nghiên cứu", "Dạy học giải quyết vấn đề"..., hình thành các kỹ năng nghiên cứu cho học sinh.

- Chú trọng tính ứng dụng thực tiễn.

- Kết hợp với các giáo viên khác xây dựng các chủ đề dạy học tích hợp kiến thức liên môn.

- Tạo tâm thế thoải mái, chấp nhận các suy nghĩ khác biệt và khuyến khích học sinh nêu vấn đề, đặt câu hỏi nghiên cứu.

- Nhạy bén trong phát hiện và hoàn thiện ý tưởng nghiên cứu từ những câu hỏi, phát biểu, thắc mắc của học sinh; Là hiện thân của người làm nghiên cứu, nắm vững được các dự án nghiên cứu trong các cuộc thi hàng năm.

c. Tranh thủ sự giúp đỡ của các giáo viên có chuyên môm và kinh nghiệm.

- Mạnh dạn và tự tin trao đổi, hỏi, tìm kiếm các nguồn lực hỗ trợ trong suốt quá trình thực hiện đề tài.

- Tự mình thực hiện các đề tài nghiên cứu trên cơ sở định hướng, trợ giúp từ thầy cô. Mỗi ý kiến đều rất quí báu dù trái chiều.

d. Sự tham gia của các học sinh khác không thuộc nhóm nghiên cứu.

Tại trường THPT chuyên Lào Cai, ngoài tham vấn ý kiến của hội đồng khoa học, của các thầy cô giáo, tôi thường xuyên cho các nhóm nghiên cứu xin ý kiến đóng góp của các học sinh, các câu hỏi phản biện. Đặc biệt, trường THPT Chuyên Lào Cai có số lượng học sinh và cựu học sinh đã tham gia nghiên cứu khoa học đông đảo, nhiều em đã đạt giải cao. Đây là lực lượng có trình độ, kinh nghiệm để hỗ trợ công tác NCKH và truyền lửa đam mê cho các học sinh khóa sau.

e. Tranh thủ sự ủng hộ từ các phụ huynh.

Trong quá trình hướng dẫn học sinh nghiên cứu khoa học, nên gặp gỡ với phụ huynh học sinh nghiên cứu và các phụ huynh khác để nhận được sự đồng tình ủng hộ. Sự chung tay của các phụ huynh sẽ giúp hạn chế các khó khăn về tài chính và cơ sở vật chất. Nhều phụ huynh đã đóng góp ý kiến cho nhóm nghiên cứu, hỗ trợ cơ sở nghiên cứu và ủng hộ mạnh mẽ về tinh thần. Động viên kịp thời các học sinh khi gặp khó khăn trong nghiên cứu.

f. Giải pháp cố vấn, gợi ý học sinh các bước nghiên cứu và trưng bày sản phẩm:

- Trên cơ sở các ý tưởng của học sinh đã được tổng hợp, giáo viên hướng dẫn lập kế hoạch chi tiết cho từng đối tượng nghiên cứu; trang bị các kiến thức khoa học, kỹ năng thực hành cần thiết và giao nhiệm vụ cho các đối tượng tự nghiên cứu dựa trên hướng dẫn của giáo viên để có phương án giải quyết.

Khi học sinh tự nghiên cứu, giáo viên hướng dẫn thường xuyên kiểm tra, nắm bắt tiến độ và tháo gỡ kịp thời những khó khăn mà các em gặp phải.

- Thực hiện chế tạo sản phẩm theo kế hoạch.

- Sau khi tiến hành chế tạo sản phẩm giáo viên hướng dẫn cần kiểm tra lại các yêu cầu kỹ thuật, an toàn sản phẩm trước khi vận hành, sau khi đã đảm bảo các điều kiện an toàn, người nghiên cứu tiến hành kiểm chứng thực nghiệm, kiểm tra các thông số kỹ thuật và chép vào sổ nhật ký.

- Nếu sản phẩm có các thông số không đáp ứng được các yêu cầu nghiên cứu vàchỉnh sửa cho hoàn thiện.

- Báo cáo nghiên cứukhoa học- kỹ thuật phải được trình bày rõ ràng chính xác.

- Hướng dẫn học sinh trình bày Posterdự án mình nghiên cứu và nội dung Poster thể hiện được những nội dung theo quy định của ban tổ chức.

4. Hướng dẫn học sinh thuyết trình sản phẩm và trả lời phản biện.

a. Cần cho học sinh làm quen với thuyết trình sản phẩm dự thi, các câu hỏi phỏng vấn của giám khảo có thể hỏi học sinh.

Sau khi hoàn thành và có kết quả nghiên cứu, học sinh cần được tập huấn, để rèn luyện kĩ năng thuyết trình báo cáo. Thực tế cho thấy có những dự án nghiên cứu có chất lượng tốt nhưng học sinh không biết cách thuyết trình để làm nổi bật lên chất lượng của dự án. Do đó cần tập huấn và hướng dẫn cho học sinh. Thuyết trình đòi hỏi ngoài việc học sinh có kiến thức, có hiểu biết thì còn phải có các kĩ năng khác.

+ Chuẩn bị nội dung thích hợp.

Nội dung thuyết trình báo cáo phải ngắn gọn, súc tích, chứa đựng các nội dung cốt lõi của đề tài. Bản thuyết trình cần chuẩn bị để thuyết trình trong 3 tới 4 phút. Tuy ngắn gọn nhưng phải làm rõ tính cấp thiết của đề tài, tính mới và thể hiện được công sức của học trò trong dự án.

+ Chuẩn bị về tâm lý.

Khi thuyết trình đề tài, học sinh hay có biểu hiện hồi hộp, lo lắng. Cần tư vấn các em cách thức giảm stress, lo âu.

+ Chuẩn bị trang phục

Trang phục cần lịch sự, đầu tóc gọn gàng ngay ngắn sẽ giúp các em tự tin và gây ấn tượng tốt với người nghe.

+ Chuẩn bị các dụng cụ hỗ trợ thuyết trình như mô hình sản phẩm, máy chiếu, bản trình chiếu hay phối hợp với Poster.

b. Chuẩn bị tâm lí và kiến thức để trả lời các câu hỏi phản biện.

Việc trả lời thuyết phục các câu hỏi phản biện không chỉ ghi điểm trước ban giám khảo mà còn có thể tạo ra hướng mới nhằm hoàn thiện cho dự án. Do đó học sinh cần được tập huấn kĩ năng để thực hiện tốt nội dung này.

+ Đọc thật kĩ báo cáo của chính mình.

Không phải để thuộc lòng mà học sinh cần nắm vững để không bị “lệch ray” khi trả lời. Một số câu hỏi của giám khảo thường có mục đích cố tình “bẫy” để đưa học sinh ra khỏi nội dung dự án. Nếu học sinh không nắm vững sẽ bị hoang mang và phủ nhận công sức, tính mới và ý nghĩa của đề tài.

+ Tập trung lắng nghe và ghi chép câu hỏi. Khi nghe xong câu hỏi cần thảo luận ( với đề tài có 2 học sinh) để bàn bạc, thống nhất câu trả lời. Kĩ năng này rất quan trọng vì sẽ trả lời đúng, trúng và thể hiện được kĩ năng làm việc nhóm.

+Biết xin lỗi nếu trả lời sai, thể hiện sự tôn trọng người hỏi và tinh thần cầu thị khi nghe góp ý. Các góp ý dù trái chiều có thể có nhiều ý nghĩa trong việc hoàn thiện dự án hay tạo ra nhiều ý tưởng mới trong nghiên cứu.

Phần III: Hiệu quả

Khi áp dụng đề tài này tôi đã hướng dẫn học sinh NCKH đạt giả cao trong các kì thi cấp tỉnh và Quốc gia, cố vấn cho một số dự án có kết quả tốt. Cụ thể có 04 giải Nhất cấp tỉnh, các giải Nhất, Nhì , Ba cấp Quốc gia.

Các kinh nghiệm trên đây theo tôi có thể áp dụng linh hoạt vào nhiều trường học để nâng cao chất lượng nghiên cứu khoa học. Tôi hy vọng kinh nghiệm trên sẽ giúp ích cho các đồng nghiệp hướng dẫn học sinh nghiên cứu khoa học kỹ thuật đạt kết quả.

Phần IV: Đề xuất, kết luận.

Mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng do thời gian viết có hạn nên đề tài sáng kiến kinh nghiệm của tôi đưa ra không tránh khỏi thiếu sót. Rất mong được sự đóng góp ý kiến, xây dựng của cấp trên, quý đồng nghiệp để đề tài Sáng kiến kinh nghiệm này ngày càng hoàn thiện hơn./.