Hướng dẫn nuôi tôm trong tình hình dịch bệnh tôm

https://khuyennong.quangtri.gov.vn/tai-lieu-khuyen-nong/chu-dong-phong-chong-dich-benh-tren-tom-nuoi-707.html https://khuyennong.quangtri.gov.vn/uploads/news/2023_06/dau-hieu-nhan-biet-benh-tom.jpg

Trung tâm Khuyến nông tỉnh Quảng Trị https://khuyennong.quangtri.gov.vn/uploads/baner1.png

Dịch bệnh trên tôm nuôi hiện nay đã trở nên phổ biến, thường xuyên xảy ra và gây thiệt hại lớn cho người nuôi. Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và PTNT, năm 2022, tổng diện tích nuôi tôm nước lợ bị thiệt hại là 23.438 ha tại 21 tỉnh, thành phố, tăng 15,5% so với năm 2021, trong đó diện tích thiệt hại xác định do dịch bệnh là 7.135 ha (chiếm 30,4% tổng diện tích tôm bị thiệt hại; tăng gần 42% so với cùng kỳ năm 2021), diện tích còn lại do chủ nuôi tôm, cơ quan thú y địa phương không lấy mẫu xét nghiệm bệnh (9.914 ha, chiếm 42,3%) và do các yếu tố khác như môi trường (6.389 ha, chiếm 27,3%). Riêng từ đầu năm 2023 tới nay, cả nước có gần 4.024 ha tôm nuôi tại 7 tỉnh bị thiệt hại, trong đó khoảng 2.239 ha thiệt hại do dịch bệnh (chiếm 55,65%), còn lại 1.785 ha thiệt hại do môi trường, thời tiết và không rõ nguyên nhân. Tuy nhiên, số liệu dịch bệnh chưa sát với thực tế, có thể cao hơn nhiều so với số liệu báo cáo.

GIẢI PHÁP QUẢN LÝ TỐT AO TÔM TRONG GIAI ĐOẠN MÙA MƯA VÀ CHỊU ẢNH HƯỞNG BỞI DỊCH BỆNH COVID-19

24/08/2021

Hướng dẫn nuôi tôm trong tình hình dịch bệnh tôm
Hướng dẫn nuôi tôm trong tình hình dịch bệnh tôm

Sóc Trăng hiện nay đang trong thời điểm chính vụ của vụ nuôi tôm nước lợ, đến nay toàn tỉnh đã thả nuôi 39.139 ha tôm nước lợ (tôm thẻ chân trắng 29.427 ha), thiệt hại 2.032 ha chiếm tỷ lệ 5,2% diện tích thả nuôi. Diện tích tôm trên đồng còn khoảng 20.163 ha (tôm thẻ chân trắng 12.967 ha, tôm sú 7.196 ha). Hiện tôm nuôi đang phải đối mặt 02 vấn đề đó là tình hình thời tiết cực đoan của các tháng sắp tới được dự đoán là nhiều mưa và thậm chí có dông, bão; đồng thời dịch bệnh Covid-19 đang gây ra những tác động làm ảnh hưởng rất lớn đến việc vận chuyển, thu hoạch và bán tôm. Do đó để quản lý ao nuôi tôm tốt hơn vừa đảm bảo các yếu tố kỹ thuật vừa đáp ứng công tác phòng chống dịch bệnh Covid-19 người nuôi cần phải áp dụng các giải pháp sau:

(KTSG Online) – Vừa qua, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành văn bản đề nghị các địa phương chấn chỉnh công tác phòng, chống dịch bệnh và báo cáo số liệu dịch bệnh của tôm nuôi ở môi trường nước lợ. Trong đó, có việc đơn vị liên quan cần có hướng dẫn cụ thể cho người nuôi về con giống thủy sản, mùa vụ, quy trình nuôi phù hợp và hạn chế tình trạng người nuôi không khai báo dịch hoặc tự xử lý dịch bệnh theo kinh nghiệm cá nhân.

  • Xuất khẩu tôm giảm gần 40% trong quí 1
  • Nhiều địa phương thả hàng triệu con giống cá, tôm để bảo vệ nguồn lợi thủy sản
    Hướng dẫn nuôi tôm trong tình hình dịch bệnh tôm
    Trong ảnh là hoạt động thu hoạch tôm tại một cơ sở nuôi. Ảnh: Trung Chánh

Theo TTXVN, công tác phòng chống dịch và báo cáo dịch bệnh trên tôm nuôi còn nhiều vướng mắc, đặc biệt là thống kê về thiệt hại, dịch bệnh trên tôm nuôi. Ví dụ như nhân lực cho công tác thú y thủy sản ở nhiều địa phương không đủ dẫn đến tình trạng người nuôi tôm không khai báo dịch và tự xử lý dịch bệnh theo kinh nghiệm hoặc theo tư vấn của các công ty, địa lý.

Trên cơ sở đó, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa có văn bản đề nghị các địa phương chấn chỉnh công tác phòng, chống dịch bệnh, rà soát và báo cáo số liệu dịch bệnh của tôm nuôi ở môi trường nước lợ.

Trong đó, cơ quan quản lý chuyên ngành thú y sẽ phối hợp với cơ quan chuyên ngành thủy sản và khuyến nông theo dõi tình hình thiệt hại, dịch bệnh trên tôm nuôi; tổ chức điều tra dịch tễ, lấy mẫu xét nghiệm đối với những trường hợp tôm chết hàng loạt; đánh giá thực trạng, xác định nguyên nhân gây thiệt hại; đề xuất giải pháp xử lý phù hợp, hạn chế thấp nhất nguy cơ phát tán dịch bệnh.

Đơn vị liên quan chủ động trong giám sát dịch bệnh; áp dụng các biện pháp phòng, chống dịch bệnh; hướng dẫn cụ thể cho người nuôi về con giống thủy sản, mùa vụ thả nuôi, quy trình nuôi, hình thức nuôi phù hợp.

Địa phương cũng cần chuẩn bị những điều kiện cần thiết để sử dụng ứng dụng về hệ thống thông tin dịch bệnh (VAHIS – Dịch bệnh thủy sản), chia sẻ thông tin dịch bệnh động vật thủy sản theo hướng dẫn của Cục Thú y.

Đồng thời, cơ quan chức năng tiếp tục tiến hành thanh tra, kiểm tra việc tuân thủ quy định của pháp luật trong phòng chống dịch bệnh, báo cáo dịch bệnh, kiểm dịch giống thủy sản, buôn bán, sử dụng thuốc thú y thủy sản trên địa bàn; xử lý cá nhân, tổ chức vi phạm (nếu có) theo quy định của pháp luật; xem xét và bố trí kinh phí, nguồn lực, nhân lực có chuyên môn để phục vụ thú y thủy sản của địa phương.

TTXVN dẫn báo cáo của các địa phương cho biết, năm qua, tổng diện tích tôm nước lợ bị thiệt hại là hơn 23.400 héc-ta, tăng 15,5% so với năm 2021. Trong đó, diện tích thiệt hại do chủ nuôi tôm, cơ quan thú ý địa phương không lấy mẫu xét nghiệm bệnh là hơn 9.900 héc-ta, chiếm 42,3% tổng diện tích tôm thiệt hại.

Riêng từ đầu năm 2023 đến nay, cả nước có hơn 4.000 héc-ta diện tích nuôi tôm ở 7 tỉnh thành bị thiệt hại. Tỷ lệ tôm thiệt hại do dịch bệnh chiếm 55,6%, còn lại là do môi trường, thời tiết và nguyên nhân khác.