Bài tập hướng dẫn xác định vi phạm pháp luật

Nguyễn Văn A (23t) và Trần Văn B (25t) tranh chấp với nhau về phần đất chung. Sau đó A đã xây tường rào bịt lối đi chung lại. Vì bực tức nên B đã nảy sinh ý định giết cả gia đình A để trả thù. B đặt mua trên mạng một khẩu súng điện, dao, dây rút, băng keo để chuẩn bị thực hiện ý định của mình. Vào khoảng 23h30p ngày 6/4/2016, B sang nhà A với ý định giết người rồi cướp tài sản và đã giết chết 3 người trong gia đình A và chiếm đoạt số tài sản gồm 3 chiến điện thoại,1 ipad, 1 máy tính xách tay và hơn 40 triệu đồng tiền mặt (tổng giá trị gần 90 triệu đồng). Anh/Chị hãy cho biết:

                                          
Cau 1:
                      
Do mâu thuẫn nên anh K bỏ thuốc trừ sâu vào bể nước nhà anh B nhằm đầu độc cả gia đình anh B . Kết quả là cả gia đình anh B bị ngộ độc , anh B qua đời . Việc làm của anh K có được coi là vi phạm pháp luật ko ? tại sao Anh K đã vi phạm pháp luật vì: 1.Hành vi của anh K là xác định: anh ta bỏ thuốc trừ sâu vào bể nước nhà anh B n nhằm đầu độc cả gia đình anh B. 2.Hành vi đó trái pháp luật, gây hậu quả là cả gia đình anh B bị ngộ độc , anh B qua đời. 3.Hành vi đó có yếu tố lỗi mà cụ thể là lỗi cố ý trực tiếp: anh K nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội và thấy rõ hậu quả hành vi và anh ta mong muốn hậu quả xảy ra. 4.Anh K là chủ thể có năng lực trách nhiệm pháp luật. Anh K phải chịu trách nhiệm hình sự.
                      
Cau 2:
                      
A sinh ngày 15.09.1970, nhận thức bình thường. Do mâu thuẫn cá nhân, vào lúc 22H00 ngày 15.09.2007 trên đường đi làm về, anh B đã bị anh A dùng gậy đánh thương tích với tỉ lệ thương tích sức khỏe là 15%. Hành vi của anh A đã bị bắt giữ và xử lý trước pháp luật. - Xác định vi phạm pháp luật của anh A ? - Trách nhiệm pháp lý đặt ra đối với anh A ? - Phân tích cấu thành của vi phạm pháp luật trên ?
                      
Cấu thành tội phạm tội "Cố ý gây thương tích" theo điều 104 BLHS trong trường hợp này như sau:

  1. Khách thể của tội phạm: Hành vi cố ý gây thương tích xâm phạm đến sức khoẻ, thân thể của người khác, xâm hại đến quyền bất khả xâm phạm về thân thể và sức khoẻ của con người.
  2. Mặt khách quan của tội phạm:
  3. Hành vi khách quan: Là hành vi cố ý dùng gậy đánh người khác, gây tổn hại cho sức khoẻ của người đó.
  4. Hậu quả: Gây thương tích (hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ) người khác 15%.
  5. Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi khách quan và hậu quả nguy hiểm: Hành vi dùng gậy đánh là nguyên nhân trực tiếp gây ra tổn hại 15% sức khoẻ của người khác.
  6. Công cụ phạm tội: Chiếc gậy là công cụ phạm tội, nó có thể là "hung khí nguy hiểm" quy định tại điểm a, khoản 1 Điều 104 BLHS. Trong trường hợp này, A sẽ bị truy tố, xét xử theo khoản 2 Điều 104 BLHS.
  7. Mặt chủ quan của tội phạm:
  8. Có thể là cố ý trực tiếp: A nhận thức rõ tính chất của hành vi dùng gậy đánh người là nguy hiểm, hành vi đó có thể gây ra tổn hại cho sức khoẻ của B và A mong muốn gây ra tổn hại cho sức khoẻ của B.
  9. Có thể là cố ý gián tiếp: A nhận thức rõ tính chất của hành vi dùng gậy đánh người là nguy hiểm, hành vi đó có thể gây ra tổn hại cho sức khoẻ của B và A không mong muốn gây ra tổn hại cho sức khoẻ của B nhưng vì lí do nào đó mà A vẫn đánh, chấp nhận hậu quả đó xảy ra.
  10. Cố ý trực tiếp hay cố ý gián tiếp còn phụ thuộc vào lời khai, tính chất hành vi khách quan, mức độ nguy hiểm của các vị trí bị đánh...
  11. Chủ thể của tội phạm: A là người đã thành niên, có đủ năng lực trách nhiệm hình sự chịu trách nhiệm về hành vi cố ý gây thương tích của mình.
  12. Nếu chiếc gậy là hung khí nguy hiểm (gậy to, nặng, có góc cạnh...có thể dễ dàng gây thương tích) thì A sẽ bị khởi tố theo khoản 2 Điều 104 BLHS.
  13. Nếu chiếc gậy không bị coi là hung khí nguy hiểm, và hành vi của A không thuộc một trong các trường hợp quy định thêm tại khoản 1 Điều 104 BLHS thì A chỉ bị khởi tố theo khoản 1 Điều 104 BLHS, A chỉ bị khởi tố khi B có đơn yêu cầu cơ quan tiến hành tố tụng khởi tố vụ án.
                                  

Xác định phạm vi trách nhiệm pháp lý của A và B trong những trường hợp sau: TH1. A và B cùng góp vốn kinh doanh trà sữa. A và B thỏa thuận mỗi người góp 5 triệu và khi kinh doanh sẽ chia đều lợi nhuận. A phụ trách việc pha chế trà sữa. B phụ trách giao hàng và tìm kiếm thị trường. B kí 1 đơn hàng cung cấp 100 ly trà sữa cho D với thỏa thuận phạt vi phạm hợp đồng là 20 triệu. Đến ngày giao hàng, A và B bị ốm nên không sản xuất đủ và giao hàng đúng hạn.

TH2. A và B cùng góp vốn thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn C để kinh doanh trà sữa. B là người đại diện theo pháp luật của công ty C. A và B thỏa thuận mỗi người góp 5 triệu và khi kinh doanh sẽ chia đều lợi nhuận. A phụ trách việc pha chế trà sữa. B phụ trách giao hàng và tìm kiếm thị trường. B kí 1 đơn hàng cung cấp 100 ly trà sữa cho D với thỏa thuận phạt vi phạm hợp đồng là 20 triệu. Đến ngày giao hàng, A và B bị ốm nên không sản xuất đủ và giao hàng đúng hạn.

Mọi người có thể giúp mình được không ạ? Gợi ý cho mình là mình nên tham khảo tài liệu nào để giải quyết vấn đề trên thôi cũng được ạ. Mình xin cảm ơn .