Huyệt thần khuyết ở đâu

Huyệt thần khuyết ở đâu

Cứu huyệt túc tam lý (Sức Khỏe & Đời Sống).

Đông y thường dùng lá ngải cứu khô chế thành ngải nhung rồi làm mồi ngải hay điếu ngải để cứu: Lấy lá ngải phơi khô trong bóng râm rồi đem vò hay giã nát để loại bỏ cuống và gân lá, sản phẩm thu được có màu vàng nhạt, mềm mại, sờ mịn như nhung nên gọi là ngải nhung. Sau đó dùng giấy mỏng (giấy bản hoặc giấy cuốn thuốc lá) cắt thành miếng dài 20 cm, rộng 4 cm, rải ngải nhung lên, cuốn thành điếu tròn như điếu thuốc lá to, gọi là điếu ngải; hoặc dùng 3 ngón tay nhúm một ít ngải nhung đặt lên khay men, ép thành hình chóp nón, to bằng từ hạt đỗ đến hơn hạt ngô to, gọi là mồi ngải. Hiện nay, người ta thường dùng điếu ngải hơn mồi ngải, có thể mua điếu ngải chế sẵn tại các hiệu thuốc đông y.Có 3 cách cứu điếu ngải: Một là đốt điếu ngải rồi hơ trên huyệt, cách da chừng 2 cm, khi thấy nóng thì để cách xa dần, đến mức thấy nóng ấm, dễ chịu thì giữ nguyên khoảng cách đó cho đến khi thấy da hồng lên là được, cứu chừng 10-15 phút. Hai là đặt điếu ngải cách da một khoảng đủ thấy nóng ấm rồi từ từ di chuyển điếu ngải theo vòng tròn, từ hẹp đến rộng, khi cảm thấy nóng đều vùng định cứu là được, cứu trong 20-30 phút. Ba là đưa đầu điếu ngải lại gần sát da cho có cảm giác nóng rát rồi lại kéo ra xa, làm như thế nhiều lần như chim sẻ mổ thóc, thường cứu trong 2-5 phút.

Cứu huyệt giúp trường thọ

Quảng cáo

Huyệt đại chùy: Có công dụng giải cảm, thanh tâm, định thần, kiện não, tiêu trừ mệt mỏi, tăng cường thể chất và cường tráng cơ thể. Nghiên cứu hiện đại cho thấy, cứu huyệt đại chùy đặc biệt có tác dụng gia tăng số lượng bạch cầu, nâng cao năng lực miễn dịch tế bào, cải thiện lưu lượng tuần hoàn não, phòng chống cảm mạo và các bệnh lý hệ hô hấp. Xác định huyệt: Cúi đầu và quay đầu qua lại phải trái, dùng tay xác định u xương tròn cao nhất động đậy dưới ngón tay nhiều, đó là mỏm gai của đốt sống cổ thứ 7, huyệt đại chùy nằm ngay dưới đầu mỏm gai này.

Huyệt trung quản: Công dụng điều hòa tràng vị, bổ khí, tiêu tích trệ. Nghiên cứu hiện đại cho thấy, cứu huyệt trung quản giúp nâng cao công năng tỳ vị, tăng nhu động dạ dày và ruột, thúc đẩy quá trình tiêu hóa thức ăn và hấp thu các chất dinh dưỡng, điều tiết dịch tiêu hóa, cải thiện miễn dịch tế bào và phòng chống các bệnh lý dạ dày, ruột, túi mật và tuyến tụy. Huyệt nằm ở điểm giữa đường nối nơi gặp nhau của bờ cung xương sườn và rốn, phía trên rốn 4 thốn.

Huyệt quan nguyên: Là huyệt nơi chứa đựng nguyên khí rất cần cho sự sống, có công dụng bồi thận, bổ khí, hồi dương. Nghiên cứu hiện đại cho thấy, cứu huyệt quan nguyên giúp cải thiện huyết động học, làm ổn định cơ tim, tăng cường lưu lượng tuần hoàn mạch vành, nâng cao khả năng chịu đựng của cơ thể trong điều kiện thiếu ôxy, cải thiện và điều tiết miễn dịch. Huyệt nằm ở 3/5 trên và 2/5 dưới của đường nối điểm giữa bờ trên xương mu và rốn.

Huyệt thần khuyết: Có công dụng ôn bổ nguyên khí, kiện vận tỳ vị, hồi dương. Nghiên cứu hiện đại cho thấy, cứu huyệt thần khuyết giúp điều tiết và nâng cao năng lực miễn dịch của cơ thể, bảo hộ niêm mạc và cải thiện công năng hấp thu của đường tiêu hóa. Thần khuyết thường được cứu cách muối, gừng hoặc bột thuốc.

Quảng cáo

Trong dân gian lưu truyền một phương pháp cứu thần khuyết rất độc đáo có tác dụng trường thọ cực tốt: Lấy sinh ngũ linh chi 24 g, thanh diêm 15 g, nhũ hương 3 g, một dược 3 g, dạ minh sa 6 g (sao qua), mộc thông 9 g, can thông đầu 6 g, một ít xạ hương, tất cả đem tán thành bột thật mịn. Khi cứu, lấy vài thìa bột mì hòa với nước rồi nặn thành cái vành tròn úp ngay ngắn lên lỗ rốn, lấy 6 g bột thuốc đổ vào rồi dùng một miếng vỏ cây hòe mà đốt bởi một nén hương, cứ bao nhiêu tuổi là bấy nhiêu lửa, mỗi tháng cứu 1 lần, cứu vào giờ Ngọ là tốt nhất.

Huyệt túc tam lý: Có công dụng điều lý tỳ vị, điều hòa khí huyết, việc cứu huyệt vị này có thể phòng chống các bệnh lý đường tiêu hóa, khỏe mạnh, sống lâu. Nghiên cứu hiện đại cho thấy, cứu túc tam lý có tác dụng kháng lão rõ rệt thông qua việc cải thiện hàng loạt các chỉ tiêu về tuần hoàn, hô hấp, thần kinh, tiết niệu, nội tiết, miễn dịch và vận động ở người có tuổi. Xác định huyệt: Sờ bờ trước xương ống chân (mào chày) từ dưới cổ chân ngược lên, đến gần khớp gối, ngón tay bị mắc lại ở đâu thì đó là lồi củ trước xương chày, từ đây đo ngang ra ngoài một khoát ngón tay là vị trí của huyệt, khi ấn có cảm giác tê tức lan xuống bàn chân.

Huyệt tam âm giao: Có công dụng kiện tỳ hòa vị, bổ thận tăng tinh, thông kinh hoạt lạc, chủ về công năng sinh dục. Nghiên cứu hiện đại cho thấy, cứu huyệt vị này đặc biệt có tác dụng phòng chống các bệnh lý thuộc hệ tiết niệu sinh dục, đồng thời cũng có hiệu quả đối với các bệnh lý thần kinh, tim mạch và tiêu hóa. Huyệt ở chỗ hõm sát bờ sau phía trong xương chày.

(Theo Sức Khỏe & Đời Sống)

Skip to content

Hình Ảnh Châm Cứu Huyệt Thần Khuyết – Vị Chí, Tác Dụng

HÌNH ẢNH

Huyệt thần khuyết ở đâu

TÊN HUYỆT

Huyệt ở ngay lỗ rốn (khuyết), được người xưa coi là nơi chứa thần khí của con người, vì vậy gọi là Thần Khuyết.

TÊN KHÁC

Khí Hợp, Khí Xá, Tề Trung.

XUẤT XỨ

Giáp Ất Kinh.

VỊ TRÍ

Chính giữa lỗ rốn.

ĐẶC TÍNH

• Huyệt thứ 8 của mạch Nhâm.
• Huyệt tập trung của khí.

TÁC DỤNG

Ôn dương, cố thoát, kiện vận Tỳ Vị, ôn thông nguyên dương, vận khí cơ của trường vị, hóa hàn thấp tích trệ.

CHỦ TRỊ

Trị bụng và quanh rốn đau, bệnh hệ sinh dục ngoài, bệnh về kinh nguyệt, ruột viêm cấp và mạn, kích ngất vì ruột dính, trực trường sa, lỵ mạn tính, trúng phong thể thoát, tay chân lạnh toát, bất tỉnh, bệnh thuộc hư hàn, chân dương hư (cứu có tác dụng hồi dương).

CHÂM CỨU

Cấm châm. Thường cứu cách muối, cách gừng hoặc thuốc tán (đã chế sẵn) 20 – 200 phút. Trường hợp cần cấp cứu hồi dương thì cứu cho đến khi nào thấy chân tay ấm mới thôi.

GIẢI PHẪU

• Huyệt ở trên đường trắng ở chỗ có thừng tĩnh mạch rốn và dây chằng treo gan (dây chằng liềm) dính ở trên. Thừng động mạch rốn và ống niệu rốn dính ở dưới. Giữa là túi Meckel. Vào sâu là phúc mạc, ruột non hoặc tử cung khi có thai 7 – 8 tháng. Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh D10.

PHỐI HỢP HUYỆT

1.Phối Khí Hải (Nh 6) + Thủy Phân (Nh 9) trị quanh rốn đau quặn (Châm Cứu Đại Thành).
2.Phối Tam Gian (Đtr.3) + Thủy Phân (Nh 9) trị ruột sôi mà tiêu chảy (Châm Cứu Đại Thành).
3.

Phối Bá Hội (Đc 20) + Bàng Quang Du (Bq 28) trị thoát giang (Châm Cứu Tập Thành).
4.
Phối Mệnh Môn (Đc 4) + Trung Cực (Nh 3) mỗi huyệt 7 tráng trị xích bạch đới, tiểu buốt, tiểu gắt (Loại Kinh Đồ Dực).
5.Phối Đại Trường Du (Bq 25) + Quan Nguyên (Nh 4) + Tỳ Du (Bq 20) trị người già tiêu chảy do hư nhược (Thần Cứu Kinh Luân).
6.Phối Khí Hải (Nh 6) + Thủy Phân (Nh 9) trị quanh rốn đau (Thần Cứu Kinh Luân).
7.Phối cứu Bá Hội (Đc 20) + Khí Hải (Nh 6) + Thiên Xu (Vi 25) trị cửu lỵ, dương hư, tiêu chảy không cầm (Cảnh Nhạc Toàn Thư).
8.Cứu Thần Khuyết (Nh 8) 5-7 tráng + Quan Nguyên (Nh 4) 30 tráng trị tiêu chảy không cầm (Thế Y Đắc Hiệu Phương).
9.Phối Thiên Xu (Vi 25) + Thượng Quản (Nh 13) + Nội Quan (Tb.6) + Túc Tam Lý (Vi 36) trị trường vị viêm cấp (Châm Cứu Học Thượng Hải).
10.Phối cứu Đại Trường Du (Bq 25) + Thiên Xu (Vi 25) trị ruột viêm mạn (Châm Cứu Học Thượng Hải).
10.Phối cứu Bá Hội (Đc 20) + Quan Nguyên (Nh 4) trị hư thoát (Châm Cứu Học Thượng Hải).

GHI CHÚ

• Theo sách Giáp Ất: Không được châm, châm sẽ dễ sinh lở nguy hiểm. Nếu ngộ châm làm cho dịch hoàn đau dữ dội, cứu huyệt Mệnh Môn (Đc 4) để giải, cứu đến khi thấy hết đau thì thôi (Danh Từ Huyệt Vị Châm Cứu).

THAM KHẢO

•  “Chọn huyệt Thần Khuyết rồi dùng phép Ngải Huân Tề Pháp để phòng bệnh. Hễ trong một năm có 4 mùa, mỗi mùa cứu ấm một lần, nguyên khí được kiên cố, các thứ bệnh sẽ không phát sinh được” (Y Học Nhập Môn). “Trúng phong đột ngột, tay chân quyết lãnh: cứu giữa rốn (Thần Khuyết) 100 tráng (Vạn Bệnh Hồi Xuân). “Phàm hoắc loạn sắp chết, dùng muối đắp giữa rốn, cứu 7 tráng là khỏi ngay” (Thần Cứu Kinh Luân). “Cát tiên ông Từ Tự Bá trị chứng bào chuyển, tiểu không thông, phiền muộn, thở gấp muốn chết: dùng muối đắp vào lỗ rốn, cứu bằng mồi ngải lớn 21 tráng. Tiểu chưa thông thì lại cứu nữa, khi thông được thì thôi” (Bị Cấp Cứu Pháp). “Xưa có Từ Trọng Bình bỗng nhiên bất tỉnh, được Đào Nguyên cứu giữa rốn (Thần Khuyết) 100 tráng mới tỉnh, mấy tháng sau không thấy tái phát. Trịnh Đẩu kể rằng: Có một người nhà bỗng nhiên trúng phong, thầy thuốc cứu 500 tráng mới tỉnh, sau đó sống hơn 80 tuổi. Nếu như Từ Trọng Bình cứu 300 – 500 tráng thì không chỉ khỏi bệnh mà còn sống thọ. Nếu cứu ít thì ngay lúc đó, bệnh tạm khỏi nhưng sợ rằng sẽ tái phát thì sau này có cứu nữa cũng khó điều trị” (Kinh Mạch Đồ Khảo). "Huyệt Thần Khuyết phối với Khí Hải (Nh 6) + Thiên Xu (Vi 25) + Thủy Phân (Nh 9) gọi là Mai Hoa Huyệt ở vùng bụng. Thần Khuyết thuộc mạch Nhâm, có thể thông với Tạng trong việc cấp cứu hồi dương. Thiên Xu thuộc kinh túc Dương Minh Vị, là Mộ huyệt của Đại Trường, có tác dụng hoá chất cặn bã, phân lợi thanh trọc. Khí Hải là biển của nguyên khí, có tác dụng bổ Thận, hồi dương. Thủy Phân thuộc Nhâm mạch, có tác dụng kiện Tỳ, lợi thấp, phân lợi thủy cốc. Tất cả 5 huyệt phối hợp với nhau làm tá, sứ, có khả năng kiện Tỳ, cầm tiêu chảy, ôn trung, cứu nghịch. Kết hợp thêm huyệt Thiên Đột (Nh 22) + Trung Quản (Nh 12) để giáng khí, trừ đờm, hết nôn. Kết hợp thêm Tam Tiêu Du (Bq 22) + Quan Nguyên (Nh 4) để làm thông khí Tam Tiêu, ôn bổ hạ nguyên, giải uất, trừ ngưng trệ, dứt được các chứng đau, các chứng nôn" (Phối Huyệt Khái Luận Giảng Nghĩa). “Thần Khuyết và Quan Nguyên (Nh 4) đều có tác dụng ôn dương nhưng có điểm khác nhau: Thần Khuyết thiên về ôn dương của Tỳ Vị, ích hạ tiêu. Thường dùng để ôn trung. Quan Nguyên thiên về ôn bổ Thận Dương, ôn hạ tiêu, ích trung tiêu. Thường dùng để ôn hạ nguyên. (Thường Dụng Du Huyệt Lâm Sàng Phát Huy). “Phối Thiên Xu (Vi 25), Túc Tam Lý (Vi 36), châm xong rồi cứu, có tác dụng như bài Chân Nhân Dưỡng Tạng Thang trong sách Vệ Sinh Bảo Giám (Thường Dụng Du Huyệt Lâm Sàng Phát Huy). “Phối cứu Quan Nguyên (Nh 4), Thủy Phân (Nh 9), tả Trung Cực (Nh 3) có tác dụng giống như bài Thực Tỳ Ẩm trong sách Tế Sinh Phương (Thường Dụng Du Huyệt Lâm Sàng Phát Huy).

(Lưu ý: Việc đáp ứng với các liệu trình điều trị, máy, thiết bị trợ giúp là khác nhau tùy thuộc cơ địa mỗi người !
Những thông tin y học trên website chỉ mang tính tham khảo, bạn không được tự ý áp dụng nếu chưa được sự chỉ dẫn của thầy thuốc !)

Khám chữa bệnh đa khoa | Khám chữa bệnh nội khoa | Khám chữa bệnh ngoại khoa | Khám chữa bệnh phụ khoa | Khám chữa bệnh cơ xương khớp | Xét nghiệm, X quang, siêu âm...

Huyệt thần khuyết ở đâu