Iso trong máy ảnh nghĩa là gì

Chơi nhiếp ảnh cũng có nghĩa phải làm chủ được các thông số ánh sáng. Một trong các khái niệm cơ bản mà vô cùng quan trọng đó là Độ nhạy sáng của cảm biến máy ảnh. Hôm nay, Wiki Nhiếp ảnh xin được giải đáp câu hỏi quan trọng: ISO máy ảnh là gì ? Hướng dẫn cách chỉnh ISO trong máy ảnh kỹ thuật số hiện nay.

Iso là gì

Trong chụp ảnh, chúng ta có khái niệm Tam giác Ánh sáng. Đó là sự tổng hợp từ 3 yếu tố quyết định mức độ sáng của một tấm hình: ISO, khẩu độ ống kính và tốc độ màn trập. Để kiểm soát 3 yếu tố này, tất cả các máy ảnh kỹ thuật số đều cho chúng ta 4 chế độ chụp ảnh: A (ưu tiên khẩu độ), S (ưu tiên tốc độ), P (tự động), M (điều chỉnh bằng tay hoàn toàn). Chúng ta sẽ lần lượt đi tìm hiểu 3 yếu tố trên.

Tam giác ánh sáng trong máy ảnh

Xem thêm: Tốc độ màn trập là gì?

ISO chỉ đơn giản là viết tắt của Tổ chức Tiêu chuẩn hoá Quốc tế (International Organization of Standardization), là cơ quan quản lý chính chuẩn hóa mức độ nhạy cảm cho cảm biến máy ảnh (trong số nhiều thứ khác). Thuật ngữ này được chuyển từ hệ máy ảnh dùng phim qua. Tiêu chuẩn ánh sáng này rất quan trọng trên các máy ảnh khác nhau để chúng ta tin rằng giá trị phơi sáng sẽ bằng nhau. Dù là máy Canon, Nikon, Sony hay bất kỳ thương hiệu máy ảnh nào khác.

Cấu tạo cảm biến máy ảnh có các pixcel. Các pixcel này có chức năng thu sáng từ ống kính đưa vào. Mức độ nhạy sáng của pixcel chính là ISO.

Máy ảnh số thường có cài đặt mức độ nhạy sáng ISO nằm trong khoảng từ 100 (độ nhạy thấp) đến 25.600 hoặc cao hơn (độ nhạy cao). Một số máy có khả năng cho độ nhạy sáng thấp hơn như: 50, 65, 85 để chụp trong trường hợp môi trường bên ngoài dư sáng cao hoặc chụp phơi sáng.

Các mức ISO trên máy Canon

Giống như tốc độ cửa chớp và độ mở ống kính, các giá trị ISO tương ứng với các stop. Trong trường hợp này việc tăng 1 stop là tăng gấp đôi độ nhạy sáng ISO. Cụ thể: bạn đang chụp tại ISO 100, khi bạn tăng lên ISO 200 là tăng 1 stop, tăng lên ISO 400 là tăng 2 stop, và cứ như vậy (tất nhiên, đang giả thử yếu tố khẩu độ và yếu tố tốc độ màn trập là không đổi).

Ngoài việc đơn giản thay đổi độ phơi sáng, ISO cũng ảnh hưởng đến chất lượng hình ảnh. Đẩy ISO lên cao thường tạo noise cho bức hình, hay còn gọi là nhiễu hạt như hình này:

Hình bị bệt và xuất hiện Noise (bên phải) khi đẩy ISO lên cao

Ngày nay các máy kỹ thuật số tiên tiến đã sử lý khá tốt việc gây nhiễu hạt trên ảnh, chúng ta có thể đẩy ISO lên cao tới 3200, thậm chí 6400 vẫn có được chất lượng ảnh tốt.

Bạn vào Quick Menu, tới thông số như hình, đẩy bánh sẽ tròn để tăng giảm ISO.

Bạn vào menu, chọn ISO sensitivity để thay đổi trị số. 

Bạn vào menu, chọn ISO để thay đổi trị số, hoặc tạo phím tắt theo ý mình để nhanh chóng điều chỉnh (Sony cho phép tùy chỉnh vị trí phím tắt).

Các máy khác bạn có thể tìm hiểu với các nguyên lý tương tự nhé!

- Chú ý là ISO nên được thiết lập ở mức độ thấp nhất có thể bởi càng tăng ISO thì hình càng nhiễu (và giảm bão hòa màu, rút ngắn dãy tương phản)

- Tăng ISO chỉ khi muốn duy trì tốc độ chụp tối thiểu không thấp hơn ngưỡng rung tay hoặc ngưỡng bắt dính chuyển động. Ngưỡng chống rung tay kinh điển ở máy phim 35mm là không chậm quá 1/tiêu cự tuy nhiên ở máy số hiện nay, nên là 1/2 lần tiêu cự hoặc 1/2,5 lần tiêu cự. Bắt dính chuyển động thì tùy chuyển động như thế nào mà xác định tốc độ cần thiết: 1/125s 1/500s...


Chúc các bạn vui vẻ với bộ môn nhiếp ảnh này!

Mỗi bức ảnh được tạo nên bởi cảm biến quang trên máy ảnh kỹ thuật số, tiếp xúc với ánh sáng trong khuôn hình muốn chụp. Để quyết định một bức ảnh đúng sáng, trong nhiếp ảnh sử dụng 3 yếu tố cơ bản là tốc độ cửa trập (Shutter speed), khẩu độ của ống kính (Aperture) và độ nhạy của phim hay cảm biến (ISO). Hiểu, làm chủ và sử  dụng thành thạo 3 yếu tố này một cách hữu hiệu chính là phần quan trọng nhất để phát triển tài nghệ của một nhiếp ảnh gia.

1.      KHẨU ĐỘ CỦA ỐNG KÍNH – APERTURE

Khẩu độ tốc độ cửa trập là hai thông số rất quan trọng trên máy. Kết hợp hai mức tùy chỉnh này không chỉ ảnh hưởng tới lượng ánh sáng sẽ đi vào thấu kính để phơi sáng ảnh mà còn quyết định tới hình dáng của ảnh.

Mỗi ống kính được tạo bởi nhiều thấu kính và một cửa điều sáng có thể điều chỉnh to hay nhỏ. Kích thước của cửa điều sáng này khi chụp một bức ảnh gọi là khẩu độ của ống kính (aperture).

Giá trị to hay nhỏ của cửa điều sáng trên ống kính thường được tính bằng một hệ số, ví dụ, f/1, f/1.4, f/2, f/2.8, f/4, f/5.6, f/8, f/11, f/16, f/32, f/64. Chính vì đây là một hệ số nên chỉ số càng nhỏ thì khẩu độ càng lớn, chỉ số càng lớn khẩu độ đóng càng nhỏ. Bạn có thể xem hình bên dưới để có khái niệm về khẩu độ:

 Chỉ số càng nhỏ, khẩu độ mở càng lớn

 Khẩu độ quyết định tới độ sâu trường ảnh. Nếu bạn muốn độ sâu trường ảnh thấp nhằm làm nổi bật đối tượng và để cảnh nền nhòe, có thể chọn khẩu độ rộng như f2/8. Ngược lại, nếu chọn đối tượng ảnh là cảnh nền, hãy tùy chỉnh khẩu độ hẹp, chẳng hạn f/22.

 
 

Độ mở rộng – thích hợp với chụp chân dung

Độ mở hẹp – thích hợp với chụp phong cảnh

2.      TỐC ĐỘ CỬA TRẬP – SHUTTER SPEED 

Trong cấu tạo của máy ảnh, chắn trước cảm biến thu nhận ánh sáng là nhiều lá thép để không cho ánh sáng đi tới cảm biến khi máy ảnh chưa “chụp ảnh” được gọi là cửa trập. Khi bấm nút chụp, cửa trập mở ra để ánh sáng đi vào cảm biến và đóng lại rất nhanh. Thời gian cửa trập mở rồi đóng lại nhanh hay chậm chính là tốc độ của cửa trập.

Cửa trập mở lâu thì thời gian phơi sáng của cảm biến sẽ lâu hơn và cảm biến sẽ thu được nhiều ánh sáng hơn, làm cho ảnh sáng hơn và ngược lại.

Thời gian cửa trập mở rồi đóng rất nhanh và thường được tính 1/s và s. Ví dụ: 1s, 1/2, 1/4, 1/8, 1/15, 1/30, 1/60, 1/125, 1/250, 1/500, 1/1000, 1/2000, 1/4000, 1/8000.

 Tốc độ cửa trập quyết định đối tượng ảnh di chuyển mờ hay rõ. Tốc độ chậm sẽ làm ảnh mờ hơn và ngược

lại.

 
 

Chụp ảnh với tốc độ nhanh


3.     
ISO

ISO là một trong những yếu tố ảnh hưởng tới độ sáng, tối của một bức ảnh. Là độ nhạy bắt sáng của phim hay cảm biến quang trên máy ảnh kỹ thuật số. ISO càng cao thì cảm biến bắt sáng càng nhạy, giúp giảm thời gian phơi sáng. Tuy nhiên, ISO càng tăng thì độ nhiễu màu và hạt càng tăng. Vì vậy, xu hướng khi chụp là cố gắng giữ ISO ở mức thấp nhất. Sau khi đã mở khẩu độ tối đa cũng như giảm tốc độ cửa chập xuống hết mức cho phép mà ảnh vẫn không đủ sáng người ta mới phải dùng đến việc tăng độ nhạy ISO, như là một giải pháp cuối cùng. Bạn hãy xem hình dưới đây để thấy sự khác nhau giữa ISO thấp và cao.

Ảnh chụp ở ISO 200 và ISO 6400

    Bạn có thể tham khảo bảng dưới đây để chỉnh ISO trong những điều kiện nhất định :

TRỊ SỐ ISO

TỐC ĐỘ

ĐỘ NHIỄU

ÁP DỤNG

50 – 100

Chậm

Thấp

Chụp ban ngày. Ánh sáng mạnh, hoặc nếu là ánh sáng yếu, cần có Flash để bổ sung nguồn sáng khi có sử dụng Tripod
200 – 400

Vừa

Vừa

Khi cầm máy trên tay với ánh sáng yếu và tốc độ chụp cao. Trong cùng điều kiện ánh sáng, khẩu độ sẽ khép nhỏ hơn nếu có dùng Tripod. Tăng khoảng cách phát sáng của đèn Flash
800 – 6400

Nhanh

Cao

Khi cầm máy trên tay với điều kiện ánh sáng rất yếu, khi không dùng đèn Flash hoặc đối tượng chụp ngoài tầm của đèn Flash

VD: các cuộc triển lãm ở bảo tàng, ảnh chân dung chụp lén, các bữa tiệc trong nhà, nội thất kiến trúc khi không thể dùng Tripod

Khi bạn đã đọc và hiểu được 3 yếu tố cơ bản, bây giờ là lúc tổng kết lại để có những trực quan về sự tương tác giữa 3 yếu tố này.

 

Sự tương tác giữa tốc độ, khẩu độ, và ISO

 Để có được những bức ảnh đẹp nhất, còn phụ thuộc vào rất nhiều chế độ khác nhau.

Chẳng hạn:

-          Chế độ đo sáng: Multi-zone, Centre-weighted, Spot

-          Chế độ phơi sáng: Aperture Priority, Shutter Priority

-          Chế độ AF và Drive

 Nhưng 3 yếu tố nêu trên gồm tốc độ cửa trập, khẩu độ và ISO là các yếu tố cơ bản ảnh hưởng tới độ sáng của ảnh và các hiệu ứng hình ảnh khác. Việc kết hợp hài hòa 3 yếu tố này để có ánh sáng đẹp và chuẩn xác nhất chính là điểm căn bản trong nghệ thuật nhiếp ảnh từ xưa tới nay.

 Hãy nắm chắc 3 thông số trên và vận dụng thực hành thật nhiều để làm chủ được chiếc máy của mình bạn nhé.

Video liên quan

Chủ đề