Khi nào công an được phép dừng xe năm 2024

Gần đây tại TP HCM, CSGT thường yêu cầu người đi xe máy dừng xe để kiểm tra, dù không vi phạm luật giao thông. Đã có nhiều ý kiến tranh cãi về vấn đề này.

Theo luật sư Trần Minh Hùng, Trưởng Văn phòng Luật sư Gia Đình, hiện có hai hình thức kiểm tra, xử lý vi phạm về nồng độ cồn. Đó là kiểm soát, kiểm tra tại một điểm và tuần tra, kiểm soát lưu động. Áp dụng hình thức nào phụ thuộc vào việc lựa chọn tuyến đường và sự bố trí của lực lượng CSGT.

Ở dạng kiểm tra, kiểm soát tại một điểm, CSGT sẽ tiến hành kiểm tra định tính trước. Nếu phát hiện người tham gia giao thông có dấu hiệu uống bia rượu sẽ tiếp tục kiểm tra định lượng.

Căn cứ khoản 1 Điều 16 Thông tư 65/2020/TT-BCA, dù người tham gia giao thông không vi phạm nhưng CSGT vẫn có quyền yêu cầu người đó dừng xe để tuần tra, kiểm soát ở một số trường hợp:

- Trực tiếp phát hiện hoặc thông qua phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ phát hiện, ghi thu được các hành vi vi phạm pháp luật về giao thông đường bộ và các hành vi vi phạm pháp luật khác.

- Thực hiện mệnh lệnh, kế hoạch tổng kiểm soát phương tiện giao thông đường bộ, kế hoạch tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm theo chuyên đề đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

- Có văn bản đề nghị của Thủ trưởng, Phó thủ trưởng cơ quan điều tra; văn bản đề nghị của cơ quan chức năng liên quan về dừng phương tiện giao thông để kiểm soát phục vụ công tác bảo đảm an ninh, trật tự, đấu tranh phòng chống tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật khác. Văn bản đề nghị phải ghi cụ thể thời gian, tuyến đường, phương tiện giao thông dừng để kiểm soát, xử lý, lực lượng tham gia phối hợp.

- Tin báo, phản ánh, kiến nghị, tố cáo của tổ chức, cá nhân về hành vi vi phạm pháp luật của người và phương tiện tham gia giao thông đường bộ.

Khi tiến hành tuần tra kiểm soát, CSGT hoàn toàn có quyền kiểm tra, giám sát việc chấp hành quy định pháp luật về giao thông đường bộ và pháp luật có liên quan của người và phương tiện tham gia giao thông để kịp thời phát hiện, ngăn chặn, xử lý vi phạm (theo điểm a khoản 1 Điều 10 Thông tư 65/2020/TT-BCA).

Tóm lại, CSGT có quyền yêu cầu người tham gia giao thông dừng xe và thổi nồng độ cồn trong trường hợp thực hiện mệnh lệnh, kế hoạch tuần tra, kiểm soát hoặc có tin báo, phản ánh. Khi CSGT đang thực hiện tuần tra trên đường mà trực tiếp phát hiện hành vi vi phạm thì có thể yêu cầu người đi xe máy dừng xe lại để kiểm tra nồng độ cồn mà không cần lập chốt.

Trong khi đó, luật sư Trần Thị Thanh Thảo, Giám đốc Công ty Luật TNHH Thảo Trần, lưu ý quyền thực thi nhiệm vụ của CSGT phải đảm bảo tính minh bạch và đúng với những quy định của pháp luật, tránh lạm quyền, làm khó người dân. Nngười dân có quyền yêu cầu CSGT giải thích, chứng minh được lý do khi dừng phương tiện, kiểm tra nồng độ cồn mà không có dấu hiệu vi phạm giao thông. Nếu CSGT giải thích không hợp lý, người dân có thể ghi nhận và khiếu nại cơ quan có thẩm quyền về hành vi trên.

Ngoài ra nếu người tham gia giao thông cho rằng họ không vi phạm và việc kiểm tra thổi nồng độ cồn không có cơ sở, người dân có quyền từ chối thực hiện. Việc từ chối này phải đúng theo quy định của pháp luật và tránh làm cản trở quán trình thực hiện nhiệm vụ của cơ quan chức năng.

Nếu tình huống căng thẳng và phức tạp, nhận thấy quyền lợi của mình bị xâm phạm, ảnh hưởng, người dân có thể liên hệ cơ quan chức năng cao hơn gần nơi xảy ra vi phạm hoặc liên hệ với luật sư. Từ đó, có phương hướng giải quyết tốt nhất để đảm bảo quyền lợi của cá nhân và tránh việc vì bảo vệ quyền lợi đó mà vi phạm pháp luật.

Việc dừng xe khi tuần tra, kiểm soát của Cảnh sát giao thông (CSGT) hiện nay chỉ được thực hiện trong một số trường hợp nhất định chứ không được phép tùy tiện dừng phương tiện để kiểm tra.

Khi nào CSGT được dừng xe kiểm tra hành chính?

Theo khoản 2 Điều 12 Thông tư 01/2016/TT-BCA, cán bộ thực hiện nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát (CSGT) được dừng phương tiện để kiểm soát khi trực tiếp phát hiện hoặc thông qua phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ phát hiện, ghi nhận được các hành vi vi phạm pháp luật về giao thông đường bộ.

Nếu không ghi nhận được việc vi phạm luật giao thông thì chỉ được phép dừng xe kiểm tra hành chính nếu thuộc 01 trong các trường hợp sau:

- Thực hiện mệnh lệnh, kế hoạch tuần tra, kiểm soát của Cục trưởng Cục Cảnh sát giao thông hoặc Giám đốc Công an cấp tỉnh trở lên;

- Thực hiện kế hoạch tổ chức tuần tra, kiểm soát và xử lý vi phạm, bảo đảm trật tự, an toàn giao thông của Trưởng phòng Tuần tra, kiểm soát giao thông đường bộ cao tốc thuộc Cục Cảnh sát giao thông, Trưởng phòng Cảnh sát giao thông hoặc Trưởng Công an cấp huyện trở lên;

- Có văn bản đề nghị của Thủ trưởng, Phó thủ trưởng cơ quan điều tra; văn bản đề nghị của cơ quan chức năng liên quan về dừng phương tiện để kiểm soát phục vụ công tác bảo đảm an ninh, trật tự, phòng, đấu tranh chống tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật khác;

- Có tin báo, tố giác về hành vi vi phạm pháp luật của người và phương tiện tham gia giao thông.

Người dân có được quyền kiểm tra chuyên đề của CSGT?

Khi không có hành vi vi phạm giao thông, CSGT chỉ có quyền kiểm tra hành chính phương tiện khi thực hiện kế hoạch, mệnh lệnh tuần tra (thực hiện kiểm tra theo chuyên đề). Vậy, nếu không có lỗi mà bị dừng xe kiểm tra hành chính, người dân có được quyền kiểm tra chuyên đề của CSGT?

Theo Thông tư 67/2019/TT-BCA về thực hiện dân chủ trong công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông có hiệu lực từ 15/01/2020, một trong những nội dung Công an nhân dân phải công khai trong công tác tuần tra, kiểm soát và xử lý vi phạm hành chính là:

Kế hoạch tổng kiểm soát phương tiện giao thông, Kế hoạch tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm theo chuyên đề về giao thông, Kế hoạch tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm thường xuyên, gồm các nội dung cụ thể sau: Tên đơn vị; tuyến đường; các loại phương tiện và các hành vi vi phạm tiến hành kiểm soát, xử lý; thời gian thực hiện.

Như vậy, theo quy định này, chuyên đề về giao thông của CSGT là nội dung người dân được biết.

Tuy nhiên, cũng theo Điều 6 Thông tư này, cơ quan Công an chỉ phải áp dụng 05 hình thức công khai sau:

- Đăng tải trên Cổng thông tin điện tử; Trang thông tin điện tử của cơ quan Công an;

- Đăng Công báo;

- Niêm yết tại trụ sở cơ quan Công an;

- Công khai trên phương tiện thông tin đại chúng;

- Thông qua việc tiếp công dân; họp báo; thông cáo báo chí; hoạt động của người phát ngôn trong lực lượng Công an nhân dân theo quy định của pháp luật.

Có nghĩa là, người dân hoàn toàn có quyền xem kế hoạch tuần tra, kiểm soát, chuyên đề của CSGT thông qua 05 hình thức trên chứ không được yêu cầu kiểm tra chuyên đề hay kế hoạch trực tiếp khi làm việc với CSGT.

Công an phường được dừng xe khi nào?

Theo Luật sư Lại Huy Phát, quy định mới cho phép công an cấp xã, phường, thị trấn được phép dừng xe kiểm tra, xử lý vi phạm với xe mô tô, xe gắn máy, xe máy điện, xe thô sơ khi không có cảnh sát giao thông đi cùng.

Khi nào CSGT được dừng xe trên đường Láng?

Theo khoản 1 Điều 16 Thông tư 32/2023/TT-BCA, CSGT được quyền dừng xe để kiểm soát nếu trực tiếp phát hiện hoặc thông qua phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ phát hiện, ghi nhận được các hành vi vi phạm giao thông và các hành vi vi phạm pháp luật khác.

Khi nào CSGT được dừng xe kiểm tra hành chính?

- Có tin báo, phản ánh, kiến nghị, tố giác của tổ chức, cá nhân về hành vi vi phạm pháp luật của người và phương tiện tham gia giao thông đường bộ. Như vậy, CSGT được dừng xe kiểm tra hành chính nếu phát hiện hành vi vi phạm hoặc có kế hoạch, chuyên đề kiểm tra.

Những ai được phép dừng xe?

Như vậy, các lực lượng sau có thẩm quyền dừng phương tiện và xử lý vi phạm: - CSGT đeo biển hiệu (thẻ xanh) và có Giấy chứng nhận cảnh sát tuần tra, kiểm soát giao thông đường bộ (thẻ đỏ); - Cảnh sát trật tự, Cảnh sát cơ động (CSCĐ), Cảnh sát phản ứng nhanh, Cảnh sát bảo vệ, Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự, an ...

Chủ đề