Khoa hệ thống thông tin quản lý học viện ngân hàng

Một ứng cử viên thu hút các nhà tuyển dụng trong nền kinh tế công nghiệp 4.0 là một người vừa phải có kiến thức về quản lý kinh doanh, vừa có kiến thức về công nghệ thông tin, có khả năng quản lý và vận hành cả về con người và cả hệ thống quản lý. Đáp ứng yêu cầu đó, Học viện Ngân hàng đã cập nhật xu thế và mở ra chương trình đào tạo ngành Hệ thống thông tin quản lý. Cùng huongnghiep.hocmai.vn tìm hiểu ngành Hệ thống thông tin quản lý của Học viện Ngân hàng có gì vượt trội nhé!

Khoa hệ thống thông tin quản lý học viện ngân hàng

Hệ thống thông tin quản lý (Nguồn: Internet)

1. Khái quát ngành Hệ thống thông tin quản lý

Hệ thống thông tin quản lý là ngành nghiên cứu, đào tạo kết hợp giữa 2 lĩnh vực Công nghệ thông tin và Quản lý kinh doanh. Ngành Hệ thống thông tin quản lý yêu cầu người học phải nắm vững tất cả các kiến thức nền tảng trong Công nghệ thông tin (lập trình, thiết kế, giám sát và vận hành một hệ thống quản lý); và các kiến thức trong quản lý kinh doanh (tài chính, kế toán,…)

2. Ngành Hệ thống thông tin quản lý tại Học viện Ngân hàng (BA)

Chương trình đào tạo ngành Hệ thống thông tin quản lý tại BA được xây dựng dựa trên cách tiếp cận theo chuẩn Đào tạo đầu ra (OBE) – Outcome-based Education và nhu cầu về nhân lực của nền kinh tế hiện đại. Bởi vậy, BA tự tin rằng chương trình đào tạo cho các cử nhân Hệ thống thông tin quản lý rất chất lượng, luôn cập nhật theo xu hướng hiện đại.

Tại Học viện Ngân hàng, sinh viên Khoa Hệ thống thông tin quản lý được đào tạo đầy đủ từ các khối kiến thức chung tới các khối kiến thức chuyên sâu về ngành Kinh tế, đặc biệt là Tài chính Ngân hàng (tín dụng, tài chính doanh nghiệp, kế toán,…). Mặt khác, các bạn sẽ được trang bị các kiến thức về Công nghệ thông tin (lập trình, quản trị cơ sở dữ liệu, quản trị mạng,…). Từ đó, người học  sẽ nắm được các nghiệp vụ kinh tế cần có trong một hệ thống quản lý doanh nghiệp, quản lý tổ chức, và ngược lại, biết cách ứng dụng công nghệ quản lý đó vào việc quản lý hoạt động của tổ chức. Một số phần mềm quản lý doanh nghiệp, tổ chức tiêu biểu là sản phẩm của ngành Hệ thống thông tin quản lý : Hệ thống quản lý doanh nghiệp (ERP), Hệ thống quản lý sản xuất (MES); Hệ thống quản lý Bảo hiểm xã hội (VISSI),….

Lộ trình đào tạo ngành Hệ thống thông tin quản lý:

Khoa hệ thống thông tin quản lý học viện ngân hàng
Khoa hệ thống thông tin quản lý học viện ngân hàng
Khoa hệ thống thông tin quản lý học viện ngân hàng

Bên cạnh việc được đào tạo các kiến thức trên giảng đường, sinh viên Hệ thống thông tin quản lý còn được tạo điều kiện rèn luyện các kỹ năng cần thiết cho công việc tương lai: kỹ năng tư duy phản biện và tư duy hệ thống, kỹ năng làm việc nhóm. Ngoài ra, các bạn có cơ hội trải nghiệm thực tế, thực tập tại các doanh nghiệp công nghệ, các ngân hàng liên kết hợp tác cùng với Học viện Ngân hàng.

Khoa hệ thống thông tin quản lý học viện ngân hàng

Sinh viên Hệ thống thông tin quản lý BA tham gia hội thảo quốc gia về Quản lý dữ liệu trong lĩnh vực Ngân hàng

Tại hội thảo, sinh viên BA đã được giao lưu trao đổi kiến thức và học hỏi cùng với các chuyên gia, lãnh đạo tới từ các Ngân hàng thương mại lớn (BIDV, Vietcombank, Vietinbank,…). Tại hội thảo, các đối tượng đã nắm và thống nhất chung quan điểm: dữ liệu là tài sản chiến lược trong nền kinh tế và quản trị dữ liệu là yêu cầu cấp thiết trong các tổ chức, các doanh nghiệp.

3. Điểm chuẩn ngành Hệ thống thông tin quản lý của Học viện Ngân hàng (BA)

4. Cơ hội việc làm dành cho sinh viên tốt nghiệp ngành Hệ thống quản lý thông tin của Học viện Ngân hàng (BA)

Sinh viên đào tạo chuyên ngành Hệ thống thông tin quản lý sau khi tốt nghiệp có khả năng thiết kế, lập trình hệ thống quản lý, kết hợp với khả năng  phân tích dữ liệu kinh doanh, phân tích nghiệp vụ có thể ứng tuyển vào các vị trí sau:

Chuyên viên Phân tích nghiệp vụ, dữ liệu kinh doanh; Quản lý dự án Công nghệ thông tin, Phân tích & thiết kế hệ thống thông tin; Chuyên viên tư vấn và triển khai các hệ thống ERP, CRM,… các công ty chuyển về phần mềm quản lý: Công ty cổ phần MISA, Công ty CP Công nghệ Sapo, Công ty CP Phần mềm 365, FPT, CMC…

Nhân viên nghiên cứu và phát triển phần mềm (R&D) tại các công ty sản xuất tại các KCN, các doanh nghiệp lớn: Samsung, LG, Cannon,..

Nhân viên Quản lý cải tiến quy trình và chất lượng dịch vụ, nhân viên phát triển ứng dụng ngân hàng số, Core Banking, Ngân hàng số, nhân viên kiểm thử phần mềm; nhân viên quản lý hệ thống thông tin,… tại các ngân hàng trong và ngoài nước: BIDV, MB, Vietcombank, VIB,…

Quan bài viết trên, hy vọng các bạn học sinh lớp 12 có cái nhìn tổng quát về ngành Hệ thống thông tin quản lý và dựa vào đó làm cơ sở cho việc lựa chọn ngành học trong tương lai.

It looks like you were misusing this feature by going too fast. You’ve been temporarily blocked from using it.

If you think that this doesn't go against our Community Standards, let us know.

Khoa hệ thống thông tin quản lý học viện ngân hàng

Ngày 23/03/2022     3,647 lượt xem

Ngành Hệ thống thông tin quản lý

1. Tổng quan ngành Hệ thống thông tin quản lý:

Trong bối cảnh bùng nổ công nghệ thông tin, nhu cầu xây dựng, phát triển và quản lý các hoạt động của Chính phủ điện tử, Thương mại điện tử, Giáo dục điện tử,… dẫn tới nhu cầu thực tiễn ngày càng bức thiết về đào tạo nguồn nhân lực có khả năng phân tích, thiết kế, xây dựng và điều hành hoạt động hệ thống thông tin máy tính tại Việt Nam. Tất cả các tổ chức đều xác định tập trung toàn bộ nguồn lực của mình vào việc cải tiến hoạt động nhằm tạo ra sự hội tụ kỹ thuật số giữa Công nghệ, Nghiệp vụ, Chức năng và Quy trình nội tại. Nhu cầu nhân lực có kiến thức và kỹ năng cả về kinh tế lẫn công nghệ thông tin đối với các doanh nghiệp trở thành mục tiêu sống còn.

Xuất phát từ thực tế đó, Học viện Ngân hàng đã quyết định thành lập Khoa Hệ thống thông tin quản lý để đi tắt đón đầu, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao ngành Hệ thống thông tin quản lý nhằm cung cấp nguồn nhân lực kịp thời cho các tổ chức, doanh nghiệp, ngân hàng… Chương trình đào tạo ngành Hệ thống thông tin quản lý được thiết kế dựa trên phương pháp tiếp cận đào tạo theo chuẩn đầu ra OBE (Outcome-based Education/ Đào tạo theo chuẩn đầu ra), có đối sánh với nhiều Chương trình đào tạo uy tín trong nước và quốc tế. Nội dung chương trình đào tạo thể hiện mối liên kết chặt chẽ giữa các mảng kiến thức về Công nghệ, Quản trị và Nghiệp vụ. Người học được trang bị kỹ năng và kiến thức thực tiễn để có cách tiếp cận sâu sắc và toàn diện về việc vận hành, khai thác và phát triển các hệ thống thông tin mang lại lợi thế cạnh tranh và sự thay đổi tích cực trong các tổ chức.

2. Triển vọng nghề nghiệp:

Sinh viên tốt nghiệp ngành Hệ thống thông tin quản lý - Học viện Ngân hàng có thể làm việc tại các Công ty Công nghệ; Trung tâm/Bộ phận Công nghệ tại các Ngân hàng, Tổ chức, Doanh nghiệp, Trường học,... với các vị trí có thể đảm nhiệm dưới đây:

Phân tích nghiệp vụ

Phân tích dữ liệu kinh doanh

Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin

Quản lý dự án Công nghệ thông tin

Quản trị dữ liệu

Quản lý Kho dữ liệu

Phát triển phần mềm

Phát triển các ứng dụng Khai phá dữ liệu, Trí tuệ nhân tạo

Phát triển ứng dụng Core Banking, Ngân hàng số

Kiểm thử phần mềm

Tư vấn triển khai, vận hành các hệ thống ERP, CRM, Thương mại điện tử

3. Chương trình đào tạo: (có thể thay đổi để phù hợp với điều kiện thực tế)

Học kỳ

Học phần

Kỹ năng đạt được

I

Tuần lễ định hướng

Sinh viên có phương pháp học đại học hiệu quả như: tự học, làm việc nhóm, giao tiếp hiệu quả, quản lý thời gian, tối ưu hóa năng lực não bộ cải thiện kết quả học tập.

Nhập môn ngành Hệ thống thông tin

Sinh viên nắm được kiến thức tổng quát, vai trò và vị trí của hệ thống thông tin trong doanh nghiệp; Phân loại và hiểu được cách thức hoạt động của một số hệ thống thông điển hình; Xây dựng được mục tiêu học tập cho cá nhân trong toàn bộ chương trình đào tạo.

Năng lực số ứng dụng

Sinh viên đạt được chuẩn CNTT cơ bản theo yêu cầu của Bộ GD&ĐT, ngoài ra còn đáp ứng được yêu cầu về Năng lực số trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.

II

Cơ sở lập trình

Sinh viên làm quen với ngôn ngữ C, bắt đầu rèn luyện tư duy lập trình và thiết lập các kỹ năng lập trình cơ bản.

Toán rời rạc

Sinh viên có thể vận dụng các kiến thức của môn học để giải quyết các bài toán tối ưu trên thực tế như: các bài toán đếm, bài toán tìm đường đi ngắn nhất, tìm cây khung nhỏ nhất,….

III

Cấu trúc dữ liệu và giải thuật

Sinh viên hiểu được tầm quan trọng của giải thuật và cấu trúc dữ liệu khi xây dựng chương trình phần mềm.

Cơ sở dữ liệu (CSDL)

Sinh viên học các kiến thức cơ bản về CSDL, thiết kế CSDL và các phép toán trên CSDL.

IV

Hệ thống thông tin quản lý

Sinh viên nắm được cách thức vận hành và quản lý các hệ thống thông tin hiệu quả nhằm góp phần tạo ra các sản phẩm, dịch vụ chất lượng cao mang lại lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp.

Hệ quản trị cơ sở dữ liệu

Sinh viên có khả năng quản trị cơ sở dữ liệu trong thực tế.

Kiến trúc máy tính và hệ điều hành

Sinh viên nắm được cấu trúc, nguyên lý hoạt động của hệ điều hành, biết cách quản trị và khai thác các dịch vụ của HĐH.

V

Mạng và truyền thông

Sinh viên có hiểu biết căn bản về mạng và nắm được quy trình thiết kế hệ thống mạng cục bộ.

Thiết kế Web

Sinh viên có khả năng thiết kế giao diện của một Website.

Phân tích thiết kế hệ thống

Sinh viên có khả năng phân tích và thiết kế hệ thống theo hướng chức năng và hướng đối tượng.

Lập trình .Net

Sinh viên nắm vững các công nghệ lập trình chuyên nghiệp trên nền tảng Microsoft .NET, kết nối cơ sở dữ liệu theo mô hình ADO.NET.

Khai phá và Phân tích dữ liệu

Sinh viên nắm được các phương pháp học máy và có khả năng triển khai các ứng dụng thực tế liên quan đến các bài toán Phân cụm, Phân lớp, Luật kết hợp,…

Bên cạnh đó, sinh viên làm chủ được ngôn ngữ lập trình Python, nắm được quy trình thu thập, hiểu dữ liệu; Xác định được độ tương quan và các mối quan hệ tuyến tính, phi tuyến của dữ liệu.

VI

Lập trình Web

Sinh viên có khả năng của một fullstack developer từ front-end đến back-end của hệ thống

Trí tuệ nhân tạo

Sinh viên được trang bị các kiến thức về Học sâu, Trí tuệ nhân tạo và kỹ năng giải quyết các bài toán về Xử lý ngôn ngữ tự nhiên, Thị giác máy tính.

Thực tập chuyên ngành

Sinh viên đi thực tập tại các doanh nghiệp, phân tích thiết kế và xây dựng phần mềm liên quan đến các quy trình nghiệp vụ thực tế của doanh nghiệp.

VII

Quản lý dự án CNTT

Sinh viên nắm được vai trò quản lý dự án, có kỹ năng lập kế hoạch, quản lý thời gian, chi phí, chất lượng, nhân lực… trong các dự án CNTT.

Phân tích nghiệp vụ

Sinh viên được trang bị các kỹ năng chuyên sâu trong phân tích nghiệp vụ.

Kho dữ liệu và kinh doanh thông minh

Sinh viên có khả năng xây dựng và quản trị dữ liệu trong kho dữ liệu, dữ liệu lớn; Tổng hợp, trực quan hóa dữ liệu và xây dựng các báo cáo kinh doanh doanh thông minh.

Nhóm Hệ thống thông tin doanh nghiệp

-   Hệ thống ERP

-   Thương mại điện tử

Sinh viên nắm được các thành phần, chức năng chính trong một hệ thống ERP, Thương mại điện tử; Có kỹ năng tư vấn triển khai, phát triển các giải pháp ERP cho doanh nghiệp; Xây dựng, duy trì và phát triển các Website TMĐT.

Nhóm Hệ thống thông tin ngân hàng:

-   Các hệ thống thông tin trong ngân hàng

-   Ngân hàng số

Sinh viên hiểu được các nghiệp vụ chính trên Core Banking; nắm được xu hướng công nghệ và các tiêu chí đánh giá việc triển khai, chuyển đổi các giải pháp Core Banking cũng như các loại hình dịch vụ, nền tảng công nghệ và các vấn đề liên quan đến kỹ năng đánh giá, quản trị ngân hàng số.

VIII

Đồ án tốt nghiệp

Sinh viên thực hiện đồ án tốt nghiệp giải quyết một bài toán cụ thể trong thực tế.

Các kiến thức bổ trợ được phân bổ trong các học kỳ thích hợp với tiến trình học tập

Tiếng Anh

Sinh viên đạt trình độ tiếng Anh cơ bản theo yêu cầu của Bộ GD&ĐT cùng tiếng Anh chuyên ngành hỗ trợ phát triển chuyên môn và khả năng học tập suốt đời.

Kinh tế vi mô; Kinh tế vĩ mô; Toán kinh tế; Quản trị học; Kỹ năng giao tiếp và thuyết trình; Nguyên lý kế toán; Nguyên lý marketing; Tài chính doanh nghiệp; Ngân hàng thương mại,…

Sinh viên được cung cấp các kiến thức nghiệp vụ hỗ trợ giải quyết các bài toán theo yêu cầu của khối kiến thức chuyên ngành.

4. Kinh nghiệm tích lũy sau chương trình:

Sinh viên ra trường có khả năng chuyên môn sâu về phân tích thiết kế hệ thống, phân tích nghiệp vụ, phân tích dữ liệu kinh doanh, phát triển và triển khai các dự án phần mềm, đánh giá thẩm định và quản lý các hệ thống thông tin trong doanh nghiệp. Đồng thời, sinh viên cũng được rèn luyện các kỹ năng làm việc nhóm, tư duy phản biện và tư duy hệ thống. Ngoài ra, sinh viên còn có cơ hội tiếp xúc, trải nghiệm với các chuyên gia tại các doanh nghiệp công nghệ, ngân hàng, tham gia thực tập tại các doanh nghiệp lớn cũng như được tuyển dụng ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường.

5. Thông tin liên hệ

Khoa Hệ thống thông tin quản lý

Địa chỉ: Phòng 604, Nhà A2, Trụ sở Học viện Ngân hàng, 12 Chùa Bộc, Đống Đa, Hà Nội

Điện thoại: 024.3852.6419

Email:

Fanpage: https://m.me/htttql