Kiểm toán viên độc lập là gì năm 2024

Kiểm toán độc lập là gì? Kiểm toán độc lập được quy định như thế nào? – Đức Bình (Đồng Nai)

Kiểm toán viên độc lập là gì năm 2024

Kiểm toán độc lập là gì? Một số quy định về kiểm toán độc lập (Hình từ internet)

1. Kiểm toán độc lập là gì?

Theo khoản 1 Điều 5 Luật Kiểm toán độc lập 2011, kiểm toán độc lập là việc kiểm toán viên hành nghề, doanh nghiệp kiểm toán, chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam kiểm tra, đưa ra ý kiến độc lập của mình về báo cáo tài chính và công việc kiểm toán khác theo hợp đồng kiểm toán.

2. Mục đích của kiểm toán độc lập

Hoạt động kiểm toán độc lập nhằm góp phần:

- Công khai, minh bạch thông tin kinh tế, tài chính của đơn vị được kiểm toán và doanh nghiệp, tổ chức khác;

- Làm lành mạnh môi trường đầu tư; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, phòng, chống tham nhũng;

- Phát hiện và ngăn chặn vi phạm pháp luật;

- Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý, điều hành kinh tế, tài chính của Nhà nước và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

(Điều 4 Luật Kiểm toán độc lập 2011)

3. Hồ sơ kiểm toán độc lập

Hồ sơ kiểm toán độc lập được quy định tại Điều 49 Luật Kiểm toán độc lập 2011 như sau:

Kiểm toán viên hành nghề, doanh nghiệp kiểm toán, chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam phải thu thập và lưu trong hồ sơ kiểm toán tài liệu, thông tin cần thiết liên quan đến từng cuộc kiểm toán đủ để làm cơ sở cho việc hình thành ý kiến kiểm toán của mình và chứng minh rằng cuộc kiểm toán đã được thực hiện theo đúng quy định của pháp luật và chuẩn mực kiểm toán.

- Kiểm toán viên hành nghề, doanh nghiệp kiểm toán, chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam phải lập hồ sơ kiểm toán theo quy định của chuẩn mực kiểm toán.

4. Các hành vi vi phạm pháp luật về kiểm toán độc lập

Các hành vi vi phạm pháp luật về kiểm toán độc lập gồm có:

- Kinh doanh dịch vụ kiểm toán mà không có Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán hoặc không đúng với nội dung của Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán;

- Cá nhân ký báo cáo kiểm toán khi không đủ điều kiện là kiểm toán viên hành nghề;

- Vi phạm quy định về đăng ký kinh doanh dịch vụ kiểm toán, đăng ký hành nghề kiểm toán;

- Vi phạm quy định về kiểm tra, kiểm soát chất lượng dịch vụ kiểm toán của Bộ Tài chính;

- Vi phạm quy định đối với kiểm toán báo cáo tài chính của các đơn vị có lợi ích công chúng;

- Vi phạm nguyên tắc bảo mật thông tin có liên quan đến hồ sơ kiểm toán, khách hàng, đơn vị được kiểm toán;

- Thực hiện hành vi bị nghiêm cấm quy định tại Điều 13 Luật Kiểm toán độc lập 2011;

- Vi phạm quy định về trường hợp không được thực hiện dịch vụ kiểm toán quy định tại Điều 19 và Điều 30 Luật Kiểm toán độc lập 2011;

- Kinh doanh dịch vụ kiểm toán khi không có đủ số lượng kiểm toán viên hành nghề theo quy định của Luật này; vi phạm quy định về vốn pháp định, mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp hoặc lập quỹ dự phòng rủi ro nghề nghiệp;

- Do thiếu cẩn trọng dẫn đến sai sót hoặc làm sai lệch kết quả kiểm toán, hồ sơ kiểm toán;

- Cố tình xác nhận báo cáo tài chính có gian lận, sai sót hoặc thông đồng, móc nối để làm sai lệch tài liệu kế toán, hồ sơ kiểm toán và cung cấp thông tin, số liệu báo cáo sai sự thật;

- Vi phạm quy định về lập, thu thập, phân loại, sử dụng, bảo quản, lưu trữ hồ sơ kiểm toán và hồ sơ tài liệu về các dịch vụ khác có liên quan;

- Kê khai không đúng thực tế để được cấp Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề kiểm toán và Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán;

- Gian lận để được cấp Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề kiểm toán và Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán;

- Giả mạo, tẩy xóa, sửa chữa Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề kiểm toán và Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán.

- Vi phạm nguyên tắc hoạt động kiểm toán độc lập;

- Báo cáo không đúng sự thật hoặc không thực hiện chế độ báo cáo theo quy định;

- Đơn vị được kiểm toán vi phạm quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 39 Luật Kiểm toán độc lập 2011.

Kiểm toán độc lập là việc bộ phận kiểm toán hành nghề các doanh nghiệp kiểm toán, chi nhánh công ty kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam kiểm tra, đưa ra ý kiến độc lập của mình về báo cáo tài chính doanh nghiệp và các công việc kiểm toán khác dựa vào hợp đồng kiểm toán ban đầu.

  • Hoạt động hằng ngày của doanh nghiệp được thể hiện dưới hình thức các giao dịch kinh doanh. Mỗi giao dịch sẽ có các bộ chứng từ để ghi nhận và chứng minh. Các chứng từ được tập hợp và ghi chép vào hệ thống sổ kế toán. Số liệu từ sổ kế toán được tổng hợp thành các tiêu chí trên báo cáo tài chính.
  • Báo cáo tài chính cung cấp thông tin về tình hình tài sản, nguồn vốn, kết quả kinh doanh, dòng tiền, công nợ, tồn kho… triển vọng phát triển và nhiều chỉ số quan trọng cho các bên liên quan như: Cổ đông, nhà đầu tư, cơ quan thuế, ngân hàng…
  • Kiểm toán là việc các kiểm toán viên, thông qua các thủ tục thu thập bằng chứng – đánh giá – đưa ra ý kiến về tính trung thực và hợp lý của các số liệu được trình bày trên báo cáo tài chính. Nghĩa là, các số liệu này trước hết có chứng từ chứng minh không, có được ghi chép đúng theo các quy định, chuẩn mực về kế toán – tài chính không, có phản ánh trung thực và hợp lý một cách đầy đủ về tình hình kinh doanh của doanh nghiệp hay không.

LỢI ÍCH CỦA VIỆC KIỂM TOÁN ĐỘC LẬP?

Lợi ích của kiểm toán độc lập báo cáo tài chính là gì ? hãy cùng chúng tôi điểm qua một vài lợi ích mà nó mang lại cho doanh nghiệp nhé:

  • Đáp ứng và tuân thủ yêu cầu của cơ quan nhà nước.
  • Giúp nhận diện được những rủi ro, chưa hiệu quả trong việc khai thác, sử dụng các nguồn lực.
  • Tạo sự tin cậy cho các đối tượng sử dụng thông tin, trong đó có các cơ quan thuế, các ngân hàng, đối tác, nhà đầu tư… Ví dụ: với các báo cáo tài chính được kiểm toán với ý kiến chấp nhận toàn phần, có thể giúp doanh nghiệp được xếp loại vào nhóm khách hàng có tín nhiệm cao, được ưu đãi thêm các dịch vụ tín dụng của ngân hàng, và chi phí lãi vay có thể giảm đáng kể.
  • Hoàn chỉnh hồ sơ thẩm định giá trị doanh nghiệp, hồ sơ tín nhiệm doanh nghiệp

Help improve contributions

Mark contributions as unhelpful if you find them irrelevant or not valuable to the article. This feedback is private to you and won’t be shared publicly.

Kiểm tra độc lập là gì?

Kiểm toán độc lập là việc của các doanh nghiệp kiểm toán, kiểm toán viên, chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam tiến hành kiểm tra, đưa ra ý kiến về báo cáo tài chính của doanh nghiệp được kiểm toán và các công việc kiểm toán khác theo hợp đồng kiểm toán.

Kiểm toán độc lập là gì man?

Kiểm toán độc lập (KTĐL) là thuật ngữ dùng để chỉ các hoạt động kiểm toán do một bên thứ ba ngoài doanh nghiệp tiến hành. Bên thứ ba này có thể là các kiểm toán viên độc lập, doanh nghiệp kiểm toán hoặc các chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam.

Kiểm toán độc lập làm những công việc gì?

Kiểm toán độc lập là kiểm toán viên, doanh nghiệp kiểm toán hay chi nhánh của các doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam thực hiện kiểm tra và đưa ra ý kiến, kết luận một cách độc lập về báo cáo tài chính chính của doanh nghiệp (bao gồm những công việc kiểm toán khác trong hợp đồng).

Kiểm toán độc lập đã bắt đầu xuất hiện chính thức từ khi nào?

Tháng 5 năm 1991 hoạt động kiểm toán độc lập Việt Nam ra đời sau thời gian dài thai nghén và khi đó chỉ có 2 công ty được Bộ Tài chính thành lập với 15 người cũng như số lượng kiểm toán viên đếm trên đầu ngón tay.