Pd trong đo mắt là gì năm 2024

Khoảng cách đồng tử (hay còn được gọi là khoảng cách tâm mắt, số PD) là khoảng cách giữa tâm con ngươi mắt phải đến tâm con ngươi mắt trái, đơn vị tính là mm. Thông thường khoảng cách đồng tử của người lớn dao động từ 53-73mm, còn của trẻ em là từ 42-57mm

Pd trong đo mắt là gì năm 2024

Có hai phương pháp cơ bản để đo khoảng cách đồng tử: PD đơn và PD kép. + PD kép (hay còn gọi là PD hai mắt) là phương pháp đo khoảng cách đồng tử giữa hai mắt.

Pd trong đo mắt là gì năm 2024

+ PD đơn (hay còn gọi là PD một mắt) sẽ đo khoảng cách từ sống mũi đến mỗi bên mắt của bạn. Phương pháp này được đánh giá mang lại độ tin cậy cao nhất do khoảng cách từ sống mũi đến đồng tử ở mỗi mắt có thể không bằng nhau. Chính vì vậy PD đơn sẽ cho ra kết quả cụ thể hơn so với PD kép. PĐ đơn thường được sử dụng, đặc biệt trong việc cắt kính đa tròng. Ngoài ra, khi bạn chọn mua kính đa tròng, việc đo PD đặc biệt cần thiết để bạn có thể chọn được cặp kính vừa vặn với mình và đồng thời đảm bảo thị lực chính xác khi quan sát ở mọi khoảng cách.

Cách đo khoảng cách đồng tử

Pd trong đo mắt là gì năm 2024

Thông thường bác sĩ nhãn khoa sẽ dùng thước hoặc máy pupillometer để đo khoảng cách đồng tử. Đây cũng là một bước trong các bước luôn có trong quá trình khám mắt tổng quát. Tuy nhiên bạn hoàn toàn có thể tự đo đồng tử tại nhà trong trường hợp bạn cần thông số này gấp, chẳng hạn như khi bạn muốn đặt mua một cặp kính gọng qua mạng, hoặc mua theo đơn kính mắt có trước. Trong trường hợp này bạn cần một cây thước đo ở đơn vị milimet và một tấm kính.

Cách đo khoảng cách đồng tử tại nhà Đầu tiên bạn đứng cách gương khoảng 20cm, giữ thước nằm ở phía trên và song song với hai mắt bạn. Tiếp đến bạn nhắm mắt phải và căn chỉnh vạch số 0 của thước ở vị trí giữa con ngươi mắt trái. Sau đó, bạn nhắm mắt trái và mở mắt phải đồng thời cố gắng không di chuyển thước. Khoảng cách bạn đo được từ vạch số 0 của thước đến giữa con ngươi mắt phải chính là khoảng cách đồng tử của bạn. Nếu bạn bị viễn thị hay đang mang kính đọc, bạn cần lấy con số bạn có được rồi trừ đi 3mm để có được kết quả chính xác.

Pd trong đo mắt là gì năm 2024

Tốt nhất bạn nên lặp lại các bước đo PD một vài lần để đảm bảo bạn có kết quả chính xác nhất nhằm chọn được cặp kính phù hợp nhất. Một cách khác để tự đo khoảng cách đồng tử là dùng bút dạ quang và thước đo mm. Ở phương pháp này, trước tiên bạn cần mang cặp kính bạn đang dùng và tập trung nhìn vào một vật thể ở khoảng cách tầm 6 mét so với vị trí bạn đang ngồi hay đứng. Tiếp theo, bạn dùng bút dạ quang để đánh dấu vị trí vật thể đó xuất hiện trên tròng kính bên phải. Tiếp đến, bạn lặp lại thao tác này cho tròng kính bên trái. Bạn phải chắc chắn rằng kí hiệu bạn đánh dấu trên hai tròng kính (có thể là hai chấm tròn) phải cùng nằm trên một đường thẳng khi bạn dùng thước để nối chúng lại với nhau. Nếu làm được như vậy chứng tỏ bạn đã thực hiện bước đầu tiên chính xác.

Pd trong đo mắt là gì năm 2024

Giờ việc bạn cần làm là tháo kính ra và dùng thước đo khoảng cách giữa hai chấm trên hai tròng kính. Đến lúc này thì chúc mừng bạn! Bạn đã đo xong PD của mình và có thể dễ dàng tậu thêm một chiếc kính nữa cho mình rồi.

Lưu ý khi đo khoảng cách đồng tử tại nhà: Một lưu ý nhỏ dành cho bạn là việc tự đo và tính toán khoảng cách đồng tử bằng thướcsẽ không chính xác bằng việc để các chuyên viên hay bác sĩ nhãn khoa đo cho bạn. Do đó, tốt nhất là bạn nên đặt lịch khám mắt để đo PD khi bạn cần tìm mua một cặp kính phù hợp nhất. Chúc bạn thành công.

Phiếu đo mắt thường thể hiên độ cận thị, viễn thị, loạn thị để làm kính điều chỉnh tật khúc xạ. Nếu bạn lần đầu đi khám mắt, thì khi nhìn vào phiếu đo mắt có thể bạn sẽ không hiểu các nội dung ở trên đó. Tuy nhiên việc này cũng không quá khó, bạn chỉ cần nắm rõ các ký hiệu và quy ước là có thể hiểu được các thông tin trong phiếu đo mắt.

Các ký hiệu trên phiếu đo mắt:

  • Right Eye hoặc OD (mắt phải): Kết quả thị lực bên mắt phải.
  • Left Eye hoặc OS (mắt trái): Kết quả thị lực bên mắt trái.
  • SPH (Sphere): là độ cầu của mắt thể hiện khả năng khúc xạ ánh sáng của thủy tinh thể. Nếu độ cầu mang dấu trừ (-) có nghĩa là mắt đó bị cận thị, nếu độ cầu mang dấu cộng (+) có nghĩa là mắt đó bị viễn thị.
  • CYL (Cylinder): là độ trụ của mắt, chỉ số này cho biết độ loạn thị của mắt, thường mang dấu (-)
  • Axis: là trục của độ loạn, chỉ khi bạn bị loạn thị mới thấy xuất hiện chỉ số này trong đơn kính thuốc (Trục loạn có giá trị từ 0-180).
  • KCĐT/PD: Khoảng cách đồng tử là khoảng cách từ tâm mắt phải đến tâm mắt trái trong điều kiện nhìn thẳng.
  • ADD (cộng thêm): đây là thị lực nhìn gần cũng còn được gọi là độ đọc sách được tính bằng thị lực nhìn xa cộng thêm. Chỉ số này xuất hiện trong trường hợp mắt bị lão thị
  • Độ cận hoặc viễn là 0 độ sẽ được ghi là Plano.

Hai bên mắt sẽ có thể có cùng một kết quả hoặc khác nhau bởi mỗi mắt có một hệ thống khúc xạ riêng biệt. Do đó bạn cần phải phân biệt được ký hiệu để không bị nhầm lẫn kết quả giữa hai bên mắt.

Pd trong đo mắt là gì năm 2024

Ví dụ về cách đọc 1 phiếu đo mắt:

Nếu bạn vẫn còn mơ hồ thì hãy cùng GlassyZone đọc kết quả đo mắt của phiếu đo dưới đây nhé:

SPHCYLAxisADDPD (KCDT)MP (OD)-1.50-0.25180 65MT (OS)-3.50-0.50175

  • MP (OD): Độ cầu -1.50, độ trục -0.25, trục 180. Có nghĩa là mắt phải cận 1.50 độ kèm loạn 0.25 độ và trục loạn là 180.
  • MT (OS): Độ cầu -3.50, độ trục -0.25, trục 175. Có nghĩa là mắt phải cận 3.50 độ kèm loạn 0.50 độ và trục loạn là 175.
  • PD (KCDT): Khoảng cách của 2 đồng tử ( Tâm mắt ) là 65mm.

Trong trường hợp độ Trụ (CYL) bị bỏ trống thì mắt của bạn không có bị loạn thị. Khi có độ Loạn bắt buộc phải có thông số Trục loạn, nếu không có sẽ không thể lắp kính được.

Ngày nay số lượng người mắc tật khúc xạ ngày càng nhiều. Để có thể phát hiện sớm tình trạng khúc xạ của mắt nên khám mắt định kỳ hàng năm 6 tháng/1 lần, đặc biệt là trẻ em và những người sử dụng máy tính, điện thoại thường xuyên.

PD là viết tắt của chữ gì?

Trong ngữ cảnh công việc, PD thường là viết tắt của Project Director hoặc Producer, tức là giám đốc dự án hoặc nhà sản xuất. PD có trách nhiệm lập kế hoạch và quản lý một dự án cụ thể. Đặc biệt, trong ngành giải trí và truyền hình, PD đóng vai trò quan trọng trong việc chỉ huy và điều hướng mọi người làm việc.

PD là gì tròng cận thị?

Khoảng cách đồng tử hay còn gọi là khoảng cách tâm mắt (PD) là khoảng cách giữa hai đồng tử của mắt, được tính từ tâm con ngươi mắt trái đến tâm con ngươi mắt phải khi mắt nhìn thẳng tự nhiên. PD được đo bằng đơn vị milimet (mm). Khoảng cách đồng tử thông thường của người lớn dao động từ 53-73mm, trẻ em từ 42-57mm.

PD cửa kính là gì?

PD là viết tắt của Pupcular Distance, là khoảng cách giữa các đồng tử của bạn tính bằng milimét. PD rất quan trọng để lắp chính xác tròng kính phù hợp với tròng mắt của bạn để đạt được độ rõ nét.

Tại sao phải đo khoảng cách đồng tử?

Việc đeo kính lệch PD trong thời gian dài cũng có thể gây mỏi mắt và tạo ra hiện tượng ảo ảnh. Đó là lý do tại sao hai người cận gần như nhau về độ cận mà không thể mượn kính của nhau. Kết luận lại, khoảng cách đồng tử là yếu tố quan trọng để đảm bảo hiệu suất và sự thoải mái khi đeo kính.