Kỹ thuật Truyền thông và Mạng máy tính

Tên tiếng Việt: Truyền thông và Mạng máy tính

Tên tiếng Anh: Communications and Computer Networks

Thời gian đào tạo: 4 năm

Văn bằng tốt nghiệp: Kỹ sư Truyền thông và Mạng máy tính

Nhu cầu nguồn nhân lực:

- Chương trình đào tạo ngành Truyền thông và Mạng máy tính cung cấp cho sinh viên kiến thức nền tảng về Công nghệ thông tin và các kiến thức chuyên sâu trong lĩnh vực mạng máy tính và truyền thông. Hiện nay, ngành này có ảnh hưởng lớn và sâu rộng trong mọi lĩnh vực của đời sống con người, chẳng hạn như: Lĩnh vực truyền thông (Internet, mạng xã hội, báo điện tử, …); Lĩnh vực giải trí (âm nhạc trực tuyến, truyền hình, game, …); Lĩnh vực kinh tế (thương mại điện tử, quảng cáo trực tuyến, …); Lĩnh vực giáo dục (đại học điện tử, giải bài toán trên mạng, …); Lĩnh vực hành chính (chính phủ điện tử, văn phòng không giấy, …) và nhiều lĩnh vực khác của cuộc sống

- Hiện nay, hầu hết các doanh nghiệp trong và ngoài nước đều cần có nhân viên quản trị hệ thống, quản trị mạng có trình độ cao. Truyền thông và Mạng máy tính hiện là ngành được đầu tư và chú trọng phát triển ở mọi doanh nghiệp, từ những doanh nghiệp vừa và nhỏ đến những tập đoàn lớn trên thế giới.

- Môi trường làm việc trong ngành Truyền thông và Mạng máy tính rất đa dạng với nhu cầu nhân lực rất lớn vì hầu như mọi tổ chức, cơ quan đều trang bị hệ thống máy tính được kết nối với mạng Internet.

Cơ hội nghề nghiệp và vị trí việc làm sau tốt nghiệp:

Sinh viên học ngành Truyền thông và mạng máy tính khi tốt nghiệp được cấp bằng Kỹ sư Truyền thông và mạng máy tính và có thể làm các công việc như:

-  Kỹ sư phân tích, thiết kế, xây dựng các hệ thống mạng; cán bộ quản lý dự án công nghệ thông tin. -  Chuyên gia vận hành, quản trị và bảo mật các hệ thống mạng và truyền thông. -  Chuyên viên thiết kế và đảm bảo hoạt động các hệ thống mạng trong các doanh nghiệp, cơ quan, trường học… -  Cán bộ nghiên cứu và ứng dụng Công nghệ thông tin ở các Viện nghiên cứu, Bộ, Ban, Ngành và các cơ sở đào tạo. -  Giảng viên về lĩnh vực mạng máy tính và truyền thông ở các trường đại học và cao đẳng.

-  Sau khi hoàn thành chương trình đào tạo đại học, có thể tiếp tục học tập, nghiên cứu ở bậc học cao học và nghiên cứu sinh để trở thành chuyên gia trong lĩnh vực Truyền thông và mạng máy tính.


 

Mạng máy tính và truyền thông dữ liệu

Khoa giảng dạy

KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

  • Thời gian 4 NĂM
  • Trình độ ĐẠI HỌC

Chương trình TIÊU CHUẨN (DẠY – HỌC TIẾNG VIỆT)

1.Giới thiệu ngành:

Mạng máy tính và truyền thông dữ liệu bao gồm việc thiết kế, xây dựng, vận hành toàn bộ hạ tầng truyền tải thông tin và thiết kế, xây dựng, quản trị toàn bộ hệ thống và mạng máy tính, quản trị người sử dụng, giám sát và điều phối các hoạt động khác liên quan đến toàn bộ hệ thống, mạng máy tính. Ngày nay, hầu hết các hệ thống máy tính của các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và máy tính của người sử dụng cá nhân đều được kết nối để có thể truyền nhận được dữ liệu qua lại lẫn nhau. Các công việc hàng ngày sẽ bị ngưng trệ nếu hệ thống truyền thông và mạng máy tính gặp sự cố dẫn đến hoạt động không ổn định hoặc ngừng hoạt động. Do đó, có thể nói hệ thống truyền thông và mạng máy tính là một yếu tố cốt lõi, quan trọng quyết định sự tồn tại và phát triển của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp. Cuộc cách mạng khoa học công nghệ lần thứ 4 (industry 4.0) với hạt nhân cốt lõi là Internet của vạn vật (Internet of Things) và điện toán đám mây (Cloud Computing) đang phát triển mạnh thúc đẩy nhu cầu nhân lực về ngành truyền thông và mạng máy tính tại thời điểm hiện tại cũng như sau này.

Tốt nghiệp ngành Mạng máy tính và truyền thông dữ liệu, sinh viên đạt được các kiến thức và kỹ năng như sau:

  • Kỹ năng ngoại ngữ: IELTS 5.0 (các chứng chỉ tiếng Anh quốc tế khác tương đương)
  • Bơi lội: 50m
  • Được cấp chứng chỉ giáo dục thể chất và quốc phòng
  • Kỹ năng tư duy logic và giải quyết vấn đề
  • Kỹ năng nghiên cứu và khám phá tri thức
  • Kỹ năng tự học và học suốt đời
  • Kỹ năng mềm: viết và trình bày; đàm phán và thương lượng; làm việc nhóm
  • Kiến thức chuyên môn và kỹ năng nghề nghiệp: tích luỹ đủ 136 tín chỉ với các khối kiến thức như sau:

         - Kiến thức giáo dục đại cương

         - Ngoại ngữ

         - Kỹ năng hỗ trợ

         - Kiến thức chung của nhóm ngành

         - Kiến thức cơ sở ngành

         - Kiến thức chuyên ngành

         - Tốt nghiệp

2.Triển vọng nghề nghiệp

Cử nhân Mạng máy tính và truyền thông dữ liệu được đào tạo và tích lũy các kỹ năng cần thiết để được tuyển dụng với các vai trò sau:

  • Quản trị hệ thống mạng
  • Lập trình hệ thống mạng
  • Thiết kế và xây dựng hệ thống mạng máy tính
  • Kỹ sư mạng
  • Quản trị & Giám sát an ninh mạng
  • Quản trị dự án mạng
  • Cán bộ chuyên trách tại các cơ quan nhà nước

Sinh viên sau khi ra trường có nền tảng kiến thức vững chắc và khả năng nghiên cứu khoa học để có thể tiếp tục học tập và nghiên cứu ở bậc học cao hơn. Các sinh viên giỏi có thể được xét học chuyển tiếp lên bậc đào tạo thạc sĩ hoặc tiến sĩ của Khoa CNTT, Trường đại học Tôn Đức Thắng

3.Chương trình đào tạo – chuẩn đầu ra 

Liên hệ tư vấn chi tiết về ngành học: (028) 37 755 046

Internet của vạn vật (Internet of Things – IoT) là hạt nhân của cuộc cách mạng 4.0, được khởi xướng bởi Microsoft và đang phát triển rất mạnh mẽ. Nó chính là dựa vào nền tảng mạng máy tính để kết nối mọi thứ xung quanh chúng ta lại.

Tìm hiểu thông tin về ngành Mạng máy tính và Truyền thông dữ liệu

Giới thiệu chung về ngành

Ngành Mạng máy tính và Truyền thông dữ liệu là một trong những ngành học nghiên cứu về nguyên lý của mạng, cách thiết kế cũng như cách xây dựng hệ thống mạng từ mạng nội bộ nhỏ bé cho tới các hệ thống mạng kết nối mở toàn cầu.

Chương trình học ngành Mạng máy tính và Truyền thông dữ liệu sẽ trang bị cho người học những kiến thức chuyên ngành về Cấu trúc dữ liệu và giải thuật, Bảo mật mạng, Giao thức và mạng máy tính, Lập trình mạng máy tính, Tính toán không dây, mạng đa phương tiện và di động, tính toán và lập trình song song, Giải thuật phân tán và song song, Kiến trúc vi xử lý đa nhân, Kiến trúc internet, truyền dữ liệu, phân tích lưu lượng mạng, xử lý ngôn ngữ tự nhiên, xử lý bigdata…

Ngành Mạng máy tính và Truyền thông dữ liệu có mã ngành là 7480102.

Các trường đào tạo và điểm chuẩn ngành Mạng máy tính và truyền thông dữ liệu

Có những trường nào đào tạo ngành Mạng máy tính và Truyền thông dữ liệu?

TrangEdu cung cấp danh sách các trường tuyển sinh và đào tạo ngành Mạng máy tính và Truyền thông dữ liệu cập nhật mới nhất hàng năm trước mùa tuyển sinh để các bạn có thể lựa chọn được một trường phù hợp nhất với bản thân.

Các trường tuyển sinh ngành Mạng máy tính và Truyền thông dữ liệu năm 2022 và điểm chuẩn mới nhất như sau:

Điểm chuẩn ngành Mạng máy tính và truyền thông dữ liệu năm 2021 của các trường đại học trên thấp nhất là 14.0 và cao nhất là 28.75 (thang điểm 30).

Các khối xét tuyển ngành Mạng máy tính và truyền thông dữ liệu

Ngành Mạng máy tính truyền thông dữ liệu có thể xét tuyển theo 1 trong các khối thi sau:

  • Khối A00 (Toán, Lý, Hóa)
  • Khối A01 (Toán, Lý, Anh)
  • Khối D01 (Toán, Văn, Anh)
  • Khối D07 (Toán, Hóa, Anh)
  • Khối C01 (Văn, Toán, Lý)

Chương trình đào tạo ngành Mạng máy tính và Truyền thông dữ liệu

Theo học ngành Mạng máy tính và TTDL bạn sẽ được đào tạo các kỹ năng và kiến thức về mạng máy tính, có khả năng làm chủ các công nghệ mạng hiện nay từ thư tín điện tử tới truyền tải tệp tin, truyền thông thông tin và những công nghệ tiên tiến nhất hiện nay như điện toán đám mây, tính toán lưới, tính toán di động, xây dựng, vận hành data center…

Tham khảo ngay chương trình đào tạo ngành Mạng máy tính và truyền thông dữ liệu của trường Đại học Tôn Đức Thắng nhé.

Chi tiết chương trình như sau:

I. KIẾN THỨC ĐẠI CƯƠNG
Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mac – Lênin
Tư tưởng Hồ Chí Minh
Đường lối cách mạng của  Đảng Cộng sản Việt nam
Pháp luật đại cương
Tiếng Anh 1, 2, 3
Giải tích ứng dụng cho CNTT
Đại số tuyến tính cho CNTT
Xác suất và thống kê ứng dụng cho Công nghệ thông tin
Phương pháp học đại học
Kỹ năng làm việc nhóm
Kỹ năng viết và trình bày
Kỹ năng phát triển bền vững
Giáo dục thể chất: Bơi lội và 04 tín chỉ tự chọn về Giáo dục thể chất trong 15 môn GDTC
Giáo dục quốc phòng: 3 học phần
II. KIẾN THỨC CHUYÊN NGÀNH
Phương pháp lập trình
Cấu trúc dữ liệu và giải thuật 1
Cấu trúc rời rạc
III. KIẾN THỨC NGÀNH
Tổ chức máy tính
Nhập môn hệ điều hành
Nhập môn Mạng máy tính
Thực tập nghề nghiệp
IV. KIẾN THỨC CHUYÊN NGÀNH
Học phần bắt buộc, bao gồm:
Toán tổ hợp và đồ thị
Cấu trúc dữ liệu và giải thuật 2
Giao thức và Mạng máy tính
Bảo mật mạng
Nhập môn Bảo mật máy tính
Dự án Công nghệ thông tin 1
Lập trình mạng căn bản
Học phần tự chọn, bao gồm:
Tính toán không dây
Mạng đa phương tiện và di động
Tính toán song song
Lập trình song song và đồng thời
Giải thuật phân tán và song song
Kiến trúc vi xử lý đa nhân
Kiến trúc Internet
Truyền dữ liệu
Phân tích lưu lượng mạng
Xử lý ngôn ngữ tự nhiên
Xử lý văn bản trên Web
Xử lý dữ liệu lớn
Khai thác dữ liệu và Khai phá tri thức
Mô hình không chắc chắn
Hệ thống thương mại thông minh
Trò chơi di động
Mạng máy tính nâng cao
Hệ thống hỗ trợ truyền thông liên tục
Kiến trúc máy tính nâng cao
Nhập môn các hệ thống phân tán
Phân tích hiệu suất hệ thống máy tính
Chuyên đề Công nghệ phần mềm
Nhập môn Xử lý ảnh số
An toàn mạng không dây và di động
Hệ thống phát hiện xâm nhập mạng
Nhập môn Học máy
Nhập môn Trí tuệ nhân tạo
Quản trị hệ thống thông tin
Phát triển hệ thống thông tin doanh nghiệp
Hệ cơ sở dữ liệu
Phân tích và thiết kế yêu cầu
Nhập môn Bảo mật thông tin
Phát triển ứng dụng di động
Phát triển phần mềm trên nền tảng tiến hóa
Lập trình web và ứng dụng
Tập sự nghề nghiệp:
SV thực hiện từ 2- 4 tháng làm việc tập sự tại doanh nghiệp như một nhân viên/kỹ sư
Thi kỳ thi kỹ năng thực hành chuyên môn
Khóa luận TN hoặc tự chọn chuyên ngành: Dự án Công nghệ thông tin 2 hoặc Khóa luận tốt nghiệp

Cơ hội việc làm sau tốt nghiệp

Ngành học này có ảnh hưởng tới khá nhiều lĩnh vực hiện nay như truyền thông, giải trí, kinh tế, giáo dục, hành chính…

Chính vì vậy ra trường bạn sẽ không phải quá lo về tìm kiếm việc làm.

Bởi lẽ, mạng máy tính là cầu nối giúp việc trao đổi thông tin giữa các cá nhân, tổ chức tốt hơn trong việc quản trị, điều hành các hoạt động sản xuất, kinh doanh.

Ngoài ra, sự phát triển của các ứng dụng Internet hiện nay cũng khiến cho mô hình và cách hoạt động của doanh nghiệp phải thay đổi, có thể nói chưa bao giờ mà công tác xây dựng và quản trị hệ thống mạng lại được coi trọng như hiện nay.

Công việc phổ biến của các bạn sau tốt nghiệp chính là nhà quản trị mạng, người quản lý mạng máy tính cho tổ chức, doanh nghiệp nhé.

Một số công việc khác các bạn có thể tham khảo như: Kỹ thuật viên phát triển phần mềm và phần cứng, cán bộ nghiên cứu, giảng viên đào tạo lĩnh vực mạng máy tính và truyền thông dữ liệu…

Ngành Mạng máy tính và truyền thông dữ liệu là học ngành có vai trò quan trọng và đóng góp tích cực cho sự phát triển của nền kinh tế hiện nay. Các bạn hãy nhanh tay đăng ký lựa chọn ngành học này nếu phù hợp nhé.

Mức lương ngành Mạng máy tính và Truyền thông dữ liệu

Mức lương bình quân của nhân sự ngành Mạng máy tính và truyền thông dữ liệu là từ 12 – 16 triệu đồng/tháng. Đây là một trong những ngành học có cơ hội việc làm đa dạng, mức lương mở và nhiều vị trí công việc hấp dẫn.

Tùy thuộc vào năng lực của mỗi người có thể đạt được những vị trí công việc và mức lương hấp dẫn hơn rất rất nhiều.

Trên đây là những thông tin quan trọng và cần thiết về ngành Mạng máy tính và Truyền thông dữ liệu. Nếu các bạn còn điêu gì chưa hiểu có thể gửi câu hỏi về fanpage để chúng mình hỗ trợ tư vấn ngay nhé.

Video liên quan

Chủ đề