Lạc nội mạc cơ tử cung là gì năm 2024

tương đương với khoảng 176 triệu phụ nữ trên khắp thế giới. Lạc nội mạc tử cung không gây nguy hiểm đến tính mạng. Tuy nhiên, những cơn đau dai dẳng có thể gây nhiều phiền toái. Chất lượng cuộc sống vì thế sẽ giảm đi rất nhiều.

Cùng bác sĩ Phụ khoa Phương Châu tìm hiểu về căn bệnh này trong bài viết dưới đây.

Xem thêm:

Lạc nội mạc tử cung: Những điều cần biết (Phần 2)

Lạc nội mạc tử cung: Những điều cần biết (Phần cuối)

.jpg)

1. Lạc nội mạc tử cung là gì?

Lạc nội mạc tử cung là sự hiện diện của tuyến nội mạc tử cung và mô đệm bên ngoài tử cung. Các vị trí có thể xuất hiện như buồng trứng, vòi trứng, bàng quang, trực tràng,..

2. Lạc nội mạc tử cung có nguy hiểm không?

Lạc nội mạc tử cung không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng lại gây ra những cơn đau dữ dội. Cơn đau có thể xuất hiện trong thời gian hành kinh, quan hệ tình dục,… Ngoài ra, còn gây ra một số vấn đề như:

- Chảy máu âm đạo sau quan hệ

- Có máu trong phân hoặc nước tiểu

- Viêm nhiễm làm dính vùng tiểu khung

- Hai vòi tử cung bị xoắn vặn hoặc bị viêm gây xơ cứng. Điều này gây khó khăn cho quá trình rụng trứng, thụ thai dẫn đến vô sinh.

3. Nguyên nhân dẫn đến lạc nội mạc tử cung là gì?

Cho đến nay, nguyên nhân của LNMTC vẫn chưa được biết rõ. Tuy nhiên, người ta giả thiết một số nguyên nhân như:

- Kinh nguyệt trào ngược: các tế bào NMTC trong kinh nguyệt chảy ngược lên ống dẫn trứng và khu vực chậu thay vì thoát ra ngoài. Những tế bào lạc chỗ này dính vào thành chậu và bề mặt của các cơ quan trong vùng chậu. Tại đây, chúng tiếp tục phát triển, dày lên và gây chảy máu trong chu kỳ kinh nguyệt

- Tế bào NMTC dịch chuyển theo các mạch máu hoặc dịch chuyển đến các phần khác của cơ thể.

- Có thể là hậu quả do quá trình mổ lấy thai hoặc can thiệp vào lòng tử cung. Sự tác động này làm cho niêm mạc tử cung rơi vào ổ bụng

Lạc nội mạc tử cung trong cơ tử cung (LNMTCTCTC) xảy ra khi các các tế bào nội mạc xâm nhập ở thành cơ tử cung.

Bình thường các tế bào nội mạc dày lên và bong ra ở giai đoạn hành kinh. Khi hành kinh, tế bào nội mạc trong cơ tử cung phát triển gây nên tình trạng tử cung to và đau.

Nguyên nhân chính xác của bệnh LNMTCTCTC vẫn chưa được rõ, nhưng bệnh thường được giải quyết sau khi mãn kinh. Đối với những phụ nữ gặp nhiều trở ngại và đau do LNMTCTCTC, phương pháp điều trị bằng nội tiết có thể hiệu quả hoặc cắt bỏ tử cung

1. TRIỆU CHỨNG Đôi khi, bệnh không gây ra triệu chứng hoặc chỉ gây khó chịu nhẹ. Tuy nhiên, bệnh có thể gây ra:

  • Chảy máu kinh nguyệt nhiều hoặc kéo dài
  • Chuột rút dữ dội hoặc đau vùng chậu như dao cắt trong kỳ kinh nguyệt (đau bụng kinh hay còn gọi là thống kinh)
  • Đau vùng chậu mãn tính
  • Đau khi giao hợp

Tử cung của bạn có thể lớn hơn. Mặc dù bạn có thể bạn không biết điều này có đúng không , nhưng bạn có thể nhận thấy bụng dưới của mình bị đau hoặc có cảm giác bị trì bụng dưới.

*Khi nào đến gặp bác sĩ?

Nếu bạn bị chảy máu nhiều, kéo dài hoặc chuột rút dữ dội trong kỳ kinh nguyệt gây trở ngại cho các hoạt động thường ngày của bạn, hãy hẹn gặp bác sĩ.

2. CÁC YẾU TỐ NGUY CƠ

Các yếu tố nguy cơ LNMTCTCTC bao gồm:

  • Đã từng phẫu thuật như: Sanh mổ, cắt bỏ u xơ, nong cổ tử cung và nạo lòng tử cung
  • Sanh con qua ngã âm đạo
  • Bước vào tuổi trung niên

Hầu hết các trường hợp LNMTCTCTC - tùy thuộc vào nồng độ estrogen ở phụ nữ trong độ tuổi 40 và 50. Tuy nhiên, nghiên cứu hiện tại cũng cho thấy tình trạng này cũng thường gặp phụ nữ trẻ.

3. CÁC BIẾN CHỨNG Nếu bạn thường xuyên bị xuất huyết âm đạo nhiều và kéo dài trong kỳ kinh nguyệt, bạn có thể bị thiếu máu mãn tính, gây mệt mỏi và các vấn đề sức khỏe khác.

Mặc dù không có hại, nhưng cơn đau và chảy máu quá nhiều liên quan đến u cơ cổ tử cung có thể làm ảnh hưởng cuộc sống của bạn. Bạn có thể phải bỏ lỡ các hoạt động mà bạn đã yêu thích trước đây vì bạn đang bị đau hoặc chảy máu nhiều.

4.ĐIỀU TRỊ Các triệu chứng lạc nội mạc tử cung có thể biến mất khi bạn bước vào độ tuổi mãn kinh. Tuy nhiên, không phải trường hợp nào cũng như vậy.

Các cách điều trị lạc nội mạc tử cung, tùy theo tình hình của mỗi bệnh nhân mà bác sĩ đưa ra hướng điều trị:

  • Thuốc kháng viêm: Bác sĩ có thể chỉ định các loại thuốc kháng viêm để kiểm soát cơn đau. Bằng cách bắt đầu dùng thuốc chống viêm từ một đến hai ngày trước khi bắt đầu có kinh và dùng thuốc trong kỳ kinh nguyệt, nó có thể làm giảm lưu lượng máu kinh nguyệt và giúp giảm đau.
  • Thuốc nội tiết: Thuốc tránh thai kết hợp estrogen-progestin hoặc vòng tránh thai nội tiết có thể làm giảm chảy máu nhiều và đau. Thuốc tránh thai thường gây ra tình trạng không có kinh nguyệt - có thể giúp giảm bớt một số trường hợp.
  • Cắt bỏ tử cung. Nếu cơn đau của bạn nghiêm trọng và không có phương pháp điều trị nào khác có hiệu quả, bác sĩ có thể đề nghị phẫu thuật cắt bỏ tử cung của bạn.

Các biện pháp tạm thời khắc phục tại nhà: Để giảm đau vùng chậu và chuột rút liên quan đến LNMTC, hãy thử các mẹo sau:

  • Ngâm mình trong bồn nước ấm.
  • Chườm nóng trên bụng của bạn.
  • Dùng thuốc chống viêm không kê đơn, chẳng hạn như ibuprofen (Advil, Motrin IB, những loại khác).

Chị em phụ nữ đừng để các bệnh phụ khoa như lạc nội mạc tử cung, u nang buồng trứng, viêm âm đạo… cản trở giấc mơ làm mẹ của bạn! Hãy thăm khám ngay khi phát hiện các dấu hiệu bệnh để được điều trị kịp thời và hiệu quả. Khoa sản phụ khoa Columbia Asia Bình Dương với đội ngũ Bác sĩ giàu kinh nghiệm luôn cung cấp cấp dịch vụ thăm khám, tầm soát và điều trị các bệnh lý phụ khoa ở phụ nữ.

Chủ đề