Lao động chuyên môn là gì

Sau khi tốt nghiệp cấp ba, mỗi người đều đã định hướng cho mình một con đường riêng. Có người thì lựa chọn theo học một trường Đại học, có người thì quyết định đi học nghề, theo đuổi đam mê bản thân. Tóm lại, ai cũng phải lựa chọn cho mình một lĩnh vực chuyên môn để học. Tuy vậy có một số bạn trẻ hiện nay vẫn chưa nhận thức rõ trình độ chuyên môn là gì? Tầm quan trọng của trình độ chuyên môn. Vậy chúng ta cùng nhau tìm hiểu qua bài viết sau nhé.

  1. Khái niệm

Trình độ chuyên môn là khả năng nổi bật của một người trong một lĩnh vực nhất định nào đó. Nói đến trình độ chuyên môn thì không chỉ là kiến thức chuyên sâu về một lĩnh vực mà nó còn là khả năng, kinh nghiệm, kỹ năng, sự linh hoạt trong việc vận dụng những kiến thức đó vào trong môi trường doanh nghiệp.

Người có trình độ chuyên môn tốt là người luôn hoàn thành tốt tất cả những công việc được giao, quản lý công việc một cách thông minh, cùng một lúc có thể đảm nhận được nhiều lĩnh vực khác nhau, có khả năng xử lý tình huống hay sự cố bất ngờ, kết nối, tương tác với đồng nghiệp một cách hiệu quả,… Ngoài ra, một người có trình độ chuyên môn tốt có thể đưa ra những lý do sâu xa nhất dẫn đến một tình huống xảy ra, linh hoạt trong việc ứng dụng những kiến thức được học trong từng tình huống cụ thể, có đủ kiến thức chuyên môn về một lĩnh vực nào đó,…

  • Các yếu tố đánh giá trình độ chuyên môn của một cá nhân

Khi đi xin việc, nhà tuyển dụng ban đầu sẽ đánh giá bạn qua CV xin việc. Trong đó họ sẽ chú tâm đến mục trình độ chuyên môn của bạn, kinh nghiệm làm việc như thế nào,… Vậy những yếu tố nào để họ đánh giá trình độ chuyên môn của bạn.

Thứ nhất là kiến thức và những kỹ năng mềm cơ bản mà bạn có: Những kiến thức này có thể là kiến thức chuyên môn mà bạn được học ở trường, các kỹ năng mà bạn có được như kỹ năng máy tính, kỹ năng ứng xử, giao tiếp, thuyết trình,…

Thứ hai là khả năng sử dụng ngoại ngữ và kỹ năng tư duy, phân tích, sáng tạo. Hiện nay với kỹ năng sử dụng tốt ngoại ngoại ngữ, cơ hội việc làm cũng như thăng tiến của bạn rất lớn. Bạn hoàn toàn có thể tự tin ứng tuyển vào một công ty đa quốc gia với một mức lương hấp dẫn.

Thứ ba là kinh nghiệm làm việc: Kinh nghiệm làm việc là một yếu tố quan trọng mà nhà tuyển dụng quan tâm. Có kinh nghiệm làm việc nhiều, cũng đồng nghĩa với việc trình độ chuyên môn của bạn cao, va chạm nhiều với thực tế từ đó đúc kết được cho mình nhiều kinh nghiệm và kỹ năng xử lý tình huống trong công việc.

  • Một số mẹo khi trình bày trình độ chuyên môn trong CV xin việc

Một bản CV đẹp không những gây ấn tượng về màu sắc, cách trình bày mà việc thể hiện nội dung bên trong cũng rất quan trọng. Hãy lưu ý những điều sau đây khi trình bày “Trình độ chuyên môn” vào CV xin việc:

Trình bày một cách rõ ràng, ngắn gọn nhưng đầy đủ: Có một số bạn trẻ hiện nay muốn ghi thật nhiều những kỹ năng mà mình có được vào CV để gây ấn tượng cho nhà tuyển dụng, nhưng điều đó có thể gây ra tác dụng ngược lại là các bạn ghi quá nhiều, quá dài dòng dẫn đến một số thông tin bị lặp và dư thừa. Do đó cần chọn lọc những kỹ năng nào quan trọng và phù hợp với công việc mà bạn ứng tuyển để đưa vào CV, viết ngắn gọn nhưng đầy đủ.

Ngôn ngữ chuyên nghiệp: Trình độ chuyên môn là một mục quan trọng trong CV xin việc, do đó cần sử dụng ngôn ngữ hợp lý, không dùng những từ thể hiện nhiều cảm xúc trong mục này. Bạn chỉ cần trình bày một số thông tin như chứng chỉ, bằng cấp, các kỹ năng của bản thân,…

Qua bài viết trên hy vọng các bạn có thể hiểu rõ hơn về trình độ chuyên môn là gì. Từ đó, có thể trình bày được rõ ràng và chính xác những chuyên môn mà bạn có được vào CV xin việc, tránh trường hợp viết lang mang. Chúc các bạn thành công.

Hợp đồng là một văn bản thông dụng nhất hiện nay, nó mang trong mình những giá trị pháp lý nhất định. Các nhiều loại hợp đồng khác nhau tùy từng trường hợp cụ thể mà sử dụng loại hợp đồng tương ứng. Hôm nay ACC sẽ giới thiệu đến bạn đọc về Hợp đồng thuê khoán chuyên môn là gì? (cập nhật 2022)

Lao động chuyên môn là gì

Hợp đồng thuê khoán chuyên môn là gì? (cập nhật 2022)

1. Hợp đồng thuê khoán chuyên môn là gì?

Hiện nay, pháp luật chưa có quy định về khái niệm về hợp đồng chuyên môn thuê khoán chuyên môn.

Bộ Luật Dân sự 2015 quy định tại Điều 513 về hợp đồng dịch vụ như sau:

“Điều 513. Hợp đồng dịch vụ
Hợp đồng dịch vụ là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cung ứng dịch vụ thực hiện công việc cho bên sử dụng dịch vụ, bên sử dụng dịch vụ phải trả tiền dịch vụ cho bên cung ứng dịch vụ.”

Từ đó, chúng ta có thể hiểu hợp đồng thuê khoán chuyên môn là hợp đồng được lập theo sự thỏa thuận của các bên trong đó bên nhận khoán có nghĩa vụ hoàn thành một công việc nhất định theo yêu cầu của bên giao khoán, sau khi hoàn thành phải bàn giao kết quả cho bên giao khoán về kết quả của công việc đó và nhận thù lao tương ứng.

2. Các loại hợp đồng thuê khoán chuyên môn

Có 02 loại hợp đồng thuê khoán chuyên môn là hợp đồng thuê khoán toàn bộ và hợp đồng thuê khoán từng phần. Cụ thể:

02 Loại hợp đồng thuê khoán chuyên môn
Hợp đồng thuê khoán toàn bộ
  • Được hiểu là trường hợp bên giao khoán giao toàn bộ công việc cũng như các chi phí cần thiết để bên nhận khoán hoàn thành công việc.
  • Trường hợp này, trong khoản thù lao trả cho người nhận khoán việc không chỉ bao gồm tiền công lao động để thực hiện công việc mà còn bao gồm các chi phí khác để giúp người nhận khoán việc hoàn thành công việc được giao.
Hợp đồng thuê khoán từng phần
  • Được hiểu là trường hợp bên giao khoán không giao toàn bộ công việc mà chỉ giao một phần công việc và người nhận khoán phải tự lo các công cụ, thiết bị để hoàn thành công việc.
  • Tuy nhiên, khi trả tiền thù lao khoán việc cho bên nhận khoán thì ngoài tiền công lao động, bên giao khoán sẽ phải tính đến giá trị khấu hao của công cụ lao động.

3. Ký hợp đồng thuê khoán chuyên môn trong trường hợp nào?

Dựa vào đặc điểm, tính chất của từng loại hợp đồng cũng như lĩnh vực, công việc mà doanh nghiệp ký kết hợp đồng thuê khoán chuyên môn hay hợp đồng lao động.

Hợp đồng thuê khoán chuyên môn chỉ được sử dụng đối với các công việc diễn ra trong một thời điểm nhất định, mang tính thời vụ, ngắn hạn.

Những loại công việc mang tính chất ổn định lâu dài sẽ không được phép ký hợp đồng thuê khoán chuyên môn mà phải ký hợp đồng lao động theo một trong ba loại sau:

Loại 1: Hợp đồng lao động không xác định thời hạn là hợp đồng mà trong đó hai bên không xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng.

Loại 2: Hợp đồng lao động xác định thời hạn là hợp đồng mà trong đó hai bên xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng trong khoảng thời gian từ đủ 12 tháng đến 36 tháng.

Loại 3: Hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng.

Lưu ý: Doanh nghiệp không được giao kết hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng để làm những công việc có tính chất thường xuyên từ 12 tháng trở lên, trừ trường hợp phải tạm thời thay thế người lao động đi nghĩa vụ quân sự, nghỉ thai sản, ốm đau, tai nạn lao động hoặc nghỉ việc có tính chất tạm thời khác.

Như vậy, việc ký kết hợp đồng thuê khoán trong trường hợp tính chất công việc bắt buộc phải ký kết hợp đồng lao động là sai quy định. Về việc ký kết sai loại hợp đồng sẽ bị phạt hành chính từ 500.000 – 20.000.000 đồng tùy theo số lượng lao động vi phạm theo Nghị định 95/2013/NĐ-CP.

4. Nội dung của hợp đồng thuê khoán chuyên môn

Hiện nay, pháp luật không có quy định cụ thể về nội dung hợp đồng thuê khoán chuyên môn mà chủ yếu do bên khoán và bên nhận khoán tự thỏa thuận với nhau. Tuy nhiên, một mẫu hợp đồng thuê khoán vẫn cần có những nội dung cơ bản như sau:

– Phần thông tin của bên thuê khoán và bên nhận khoán bao gồm: tên, địa chỉ, số điện thoại, người đại diện, chức vụ, địa chỉ, số chứng minh nhân dân, nơi cư trú…

– Về nội dung công việc: ghi yêu cầu công việc của bên thuê khoán với bên nhận khoán cụ thể như thế nào.

– Tiến độ thực hiện công việc: ghi nhận về địa điểm làm việc, thời gian thực hiện công việc từ ngày, tháng, năm nào đến ngày, tháng, năm nào.

– Thù lao sau khi hoàn thành: số tiền bằng số, bằng chữ, đơn vị tính, thời hạn và tiến độ trả thù lao, hình thức thanh toán thù lao đưa tiền mặt trực tiếp hay chuyển khoản.

– Ghi nhận cụ thể về quyền lợi và nghĩa vụ của các bên trong quá trình thực hiện hợp đồng khoán việc.

– Cam kết của các bên khi thực hiện hợp đồng, lựa chọn hình thức giải quyết khi xảy ra tranh chấp, các vấn đề về phạt vi phạm hợp đồng.

– Quy định rõ về thời hiệu của hợp đồng khoán việc từ thời điểm nào đến thời điểm nào.

– Kết thúc hợp đầu sẽ có xác nhận bằng chữ ký, đóng dấu của người có thẩm quyền của hai bên khi thực hiện hợp đồng khoán việc.

Sau đây là mẫu hợp đồng thuê khoán chuyên môn thông dụng hiện nay. Doanh nghiệp có thể tham khảo và nhấn vào chữ bên cạnh để: TẢI VỀ.

                                                      CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

                                                               Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

……., ngày……..tháng……..năm 20……..

                                                        HỢP ĐỒNG THUÊ KHOÁN CHUYÊN MÔN

Số: ../20../HĐ –ĐT(DA)../11-15

Căn cứ Bộ luật Dân sự …;

Căn cứ Quyết định số ……/QĐ-BKHCN ngày…./…./200…. của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ về việc phê duyệt kinh phí các đề tài cấp Nhà nước bắt đầu thực hiện năm 200… thuộc Chương trình …”, mã số …./11-15;

Căn cứ Thông tư liên tịch 93/TTLT-BTC-BKHCN ngày 4/10/2006 của Bộ Tài chính và Bộ Khoa học và Công nghệ về hướng dẫn chế độ khoán kinh phí của đề tài, dự án KH&CN sử dụng ngân sách Nhà nước;

Căn cứ Hợp đồng nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ số: …./200…/ĐTCT-K…./11-15 của đề tài “…………………………” mã số K /11-15.

Căn cứ khác (như: Bản Quy chế chi tiêu kinh phí ký giữa Thủ trưởng cơ quan chủ trì và chủ nhiệm đề tài, hoặc Văn bản uỷ quyền của Thủ trưởng cơ quan chủ trì cho Trưởng phòng chức năng…)

Trên cơ sở nhu cầu năng lực của các bên,

CHÚNG TÔI GỒM:

Bên giao (Bên A) là:

a/ Đề tài (Dự án) K…./11-15

– Do Ông …………………………………..

– Chức vụ: Chủ nhiệm Đề tài/dự án K…./11-15 làm đại diện

– Địa chỉ: …………………………………, Hà Nội;

– Tel: …………..; Fax:………………;

b/ Tổ chức chủ trì thực hiện đề tài ….

– Do Ông ……………………………….

– Chức vụ: Thủ trưởng đơn vị (hoặc người được uỷ quyền) làm đại diện.

– Địa chỉ: …………………………….;

– Tel: …………..; Fax:………………;

– Số tài khoản: ……………………… tại Kho bạc Nhà nước ………………

Bên nhận (Bên B) là:

a/ Tổ chức chủ trì thực hiện nhiệm vụ (Nội dung, Nhánh, Chuyên đề):……………………………

– Do ………………………………………….

– Chức vụ: Thủ trưởng đơn vị (hoặc người được uỷ quyền) làm đại diện.

– Địa chỉ: ………………………………………………, Hà Nội;

– Tel: …………..; Fax:………………;

– Số tài khoản: ……………………… tại Kho bạc Nhà nước ………………

b/ Chủ trì thực hiện nhiệm vụ (Nội dung, Nhánh, Chuyên đề):……………………………

– Ông …………………………………

– Địa chỉ: ………………………………………………, Hà Nội;

– Tel: …………..; Fax:………………;

Cùng thỏa thuận và thống nhất ký kết Hợp đồng thuê khoán chuyên môn (sau đây gọi tắt là Hợp đồng) với các điều khoản sau:

Điều 1: Bên A giao cho Bên B thực hiện nhiệm vụ (Nội dung, Nhánh, Chuyên đề) với các nội dung chi tiết nêu tại Phụ lục kèm theo Hợp đồng này.

Điểu 2: Sản phẩm cần nộp: Các sản phẩm đầy đủ về số lượng và chất lượng nêu tại Điều 1.

Điều 3: Thời gian thực hiện: từ tháng /200…đến tháng /200…

Điều 4: Tổng số tiền để thực hiện là: ……………………..đồng.

(Bằng chữ:……………………………..)

Điều 5: Điều kiện và phương thức thanh toán:

Thanh toán bằng chuyển khoản (tiền mặt) theo 02 đợt, cụ thể như sau:

– 70% giá trị hợp đồng ngay sau khi ký hợp đồng.

– 30% giá trị còn lại của hợp đồng sau khi giao nộp sản phẩm đạt yêu cầu và thanh lý hợp đồng.

Điều 6: Cam kết chung :

Hai bên thực hiện nghiêm túc tất cả các điều khoản ghi trong hợp đồng này. Nếu có tranh chấp phát sinh thì được giải quyết bằng thương lượng và thể hiện bằng văn bản. Nếu tranh chấp không được giải quyết sẽ được giải quyết ở cấp cao hơn.

Văn bản này được làm thành 04 bản, mỗi bên giữ 02 bản.

Hợp đồng này có giá trị từ ngày ký.

Đại diện bên A (Bên giao)Chủ nhiệm đề tài……/11-15

(Ký tên)

Đại diện bên B (Bên nhận )Chủ trì thực hiện Nhiệm vụ

(Nhánh, chuyên đề)

(Ký tên)

Viện trưởng (Giám đốc)hoặc (người được uỷ quyền)

(Ký tên, đóng dấu)

Viện trưởng (Giám đốc)hoặc (người được uỷ quyền)

(Ký tên, đóng dấu)

6. Câu hỏi thường gặp

Mục đích của hợp đồng thuê khoán chuyên môn

Việc ký kết hợp đồng thuê khoán chuyên môn giữa các bên nhằm các mục đích sau:

– Để ghi nhận sự thỏa thuận giữa cacs bên (bên thuê khoán và bên nhận khoán).

– Để làm cơ sở pháp lý bảo đảm quyền lợi và nghĩa vụ của các chủ thể khi tham gia ký kết hợp đồng.

– Để làm cơ sở để giải quyết những tranh chấp phát sinh trong quá trình thực hiện hợp đồng.

Người nhận khoán việc có phải đóng Bảo hiểm xã hội không?

Căn cứ theo quy định tại Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 thì người nhận khoán việc không thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc. Vì vậy, trong trường hợp này thì các bên sẽ không phải tham gia BHXH bắt buộc theo quy định.

Trên đây là bài viết Hợp đồng thuê khoán chuyên môn là gì? (cập nhật 2022). Hi vọng thông qua bài viết ACC đã giúp bạn hiểu rõ hơn về hợp đồng thuê khoán chuyên môn. Văn phòng luật sư ACC nơi giúp giải quyết các vấn đề pháp lý như thành lập doanh nghiệp, đăng ký hộ kinh doanh, dịch vụ kế toán,… một cách nhanh chóng và hiểu quả.

✅ Dịch vụ thành lập công ty ⭕ ACC cung cấp dịch vụ thành lập công ty/ thành lập doanh nghiệp trọn vẹn chuyên nghiệp đến quý khách hàng toàn quốc
✅ Đăng ký giấy phép kinh doanh ⭐ Thủ tục bắt buộc phải thực hiện để cá nhân, tổ chức được phép tiến hành hoạt động kinh doanh của mình
✅ Dịch vụ ly hôn ⭕ Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn ly hôn, chúng tôi tin tưởng rằng có thể hỗ trợ và giúp đỡ bạn
✅ Dịch vụ kế toán ⭐ Với trình độ chuyên môn rất cao về kế toán và thuế sẽ đảm bảo thực hiện báo cáo đúng quy định pháp luật
✅ Dịch vụ kiểm toán ⭕ Đảm bảo cung cấp chất lượng dịch vụ tốt và đưa ra những giải pháp cho doanh nghiệp để tối ưu hoạt động sản xuất kinh doanh hay các hoạt động khác
✅ Dịch vụ làm hộ chiếu ⭕ Giúp bạn rút ngắn thời gian nhận hộ chiếu, hỗ trợ khách hàng các dịch vụ liên quan và cam kết bảo mật thông tin