Mang thai bao lâu thì chích ngừa

Với tâm thế tạo mọi điều kiện tốt nhất để chào đón thành viên mới trong gia đình, vấn đề: “Tiêm phòng cho bà bầu vào tháng thứ mấy? rất được quan tâm”. Thoạt đầu, chương trình tiêm phòng cho bà bầu có vẻ phức tạp vì có nhiều mũi cần hoàn thành.

Nhưng biết được lịch tiêm và lợi ích của các vắc-xin sẽ giúp sự kiện chào đón con nhỏ trở nên trọn vẹn hơn. Docosan kính mời quý độc giả tham khảo bài viết này để hiểu rõ hơn về thời điểm cần tiêm cho bà bầu và mức độ an toàn của các vắc-xin.

Cần tiêm mũi gì khi đang mang thai?

Trong thời gian mang thai, các mẹ bầu được khuyến cáo tiêm phòng uốn ván. Đây là loại vắc-xin quan trọng nhất cần được tiêm cho bà bầu để tránh những hậu quả đáng tiếc cho mẹ và bé.

Các mẹ bầu vẫn có thể tiêm các vắc-xin khác như cúm (dạng bất hoạt), viêm gan B (ở người chưa tiêm vắc-xin, tiêm chưa đủ mũi, đang nhiễm virus viêm gan C hoặc có các bệnh gan mạn tính khác). Tuy nhiên, hai loại vắc-xin này tốt nhất vẫn nên được chủ động tiêm trước khi có kế hoạch mang thai, nhất là khi Việt Nam có tỷ lệ mắc cúm và viêm gan B rất cao.

Ngoài ra, ở một số đối tượng nguy cơ cao, bác sĩ có thể tư vấn cho mẹ bầu một số loại vắc-xin khác như: viêm gan A, não mô cầu, phế cầu.

Tiêm phòng uốn ván rất quan trọng đối với các mẹ bầu

Tiêm phòng khi đang mang thai có an toàn không?

Mỗi loại vắc-xin trước khi được phân bố rộng rãi trên thị trường đã trải qua rất nhiều thử nghiệm để kiểm chứng mức độ hiệu quả và an toàn của nó. Đa số các vắc-xin dành cho bà bầu đều an toàn cho mẹ và thai nhi, miễn là được sử dụng đúng chỉ định và đúng thời điểm được khuyến cáo.

Các vắc-xin nói chung có thể gây ra một số tác dụng phụ thông thường như sốt, đau mỏi, nhức đầu. Hy hữu xảy ra những biến chứng nặng của vắc-xin như sốc phản vệ. Nhưng đây là đặc tính của tất cả các loại vắc-xin nói chung. Những nguy cơ của vắc-xin là quá nhỏ so với lợi ích to lớn mà nó mang lại.

Nên tiêm phòng cho bà bầu vào tháng thứ mấy?

Đối với các mẹ bầu, các vắc-xin thường được chỉ định tiêm vào 3 tháng giữa thai kỳ (tháng 4, 5, 6). Trong đó, vắc-xin uốn ván là quan trọng nhất. Giai đoạn 3 tháng đầu tiên của thai kỳ chủ yếu dành cho sự hình thành các cơ quan, thai nhi nhìn chung chưa được ổn định.

Lịch tiêm phòng uốn ván cho mẹ bầu tương đối rắc rối vì có nhiều mũi tiêm. Số mũi tiêm ở lần mang thai này phụ thuộc số mũi đã tiêm và thời gian tiêm trong quá khứ. Tuy nhiên, các mẹ bầu nên theo dõi sát lịch tiêm uốn ván để đảm bảo tốt khả năng kháng bệnh của cơ thể mẹ và bé.

Một cách tổng quát nhất, tổng số lần cần tiêm vắc-xin uốn ván là 5 lần, bao gồm 2 mũi trước khi sinh con lần đầu và 3 mũi tiêm nhắc. Tuy nhiên thực tế có nhiều trường hợp xảy ra, thời gian cụ thể về tiêm phòng uốn ván được quy định như sau:

  • Nếu thai phụ chưa từng tiêm phòng uốn ván trước đây, hoặc đã tiêm 2 mũi nhưng cách đây trên 5 năm (hiệu quả bảo vệ rất thấp): cần tiêm đủ 2 mũi, với mũi 1 vào tháng thứ 4 hoặc 5, mũi 2 sau đó một tháng (tháng thứ 5 hoặc 6), và hoàn thành 2 mũi trước ngày dự sinh 1 tháng.
  • Nếu thai phụ đã tiêm phòng uốn ván đủ 2 mũi (dưới 5 năm) hoặc chỉ mới tiêm 1 mũi trước khi mang thai: cần tiêm 1 mũi vào tháng thứ 4 hoặc thứ 5 của thai kỳ.
  • Nếu thai phụ đã tiêm phòng 3-4 mũi uốn ván từ trước, và lần tiêm cuối cùng đã trên 1 năm: chỉ cần tiêm nhắc 1 mũi ở thai kỳ này.
  • Nếu thai phụ đã được tiêm đủ phác đồ 5 mũi uốn ván (dưới 10 năm): không cần tiêm bổ sung vì khả năng bảo vệ lúc này lên đến 95%.
  • Nếu thai phụ đã được tiêm 5 mũi uốn ván với mũi thứ 5 cách đây trên 10 năm: nên tiêm nhắc lại 1 mũi ở thai kỳ này.

Tiêm phòng trước khi mang thai cũng rất quan trọng

Tiêm phòng dành cho bà bầu không chỉ gồm các vắc-xin trong giai đoạn đang mang thai. Để kế hoạch chào đón con trở nên trọn vẹn nhất, các mẹ cũng cần để ý đến chương trình tiêm phòng trước khi mang thai.

Các chị em cần hoàn thành những mũi tiêm sau đây trước khi có ý định mang thai để phòng bệnh tốt nhất cho mẹ và bé:

  • Sởi – Quai bị – Rubella
  • Viêm gan B
  • Cúm
  • Thủy đậu

Các vắc-xin này cần được tiêm tối thiểu 1 tháng trước thời điểm thụ thai. Tiêm quá gần thời điểm thụ thai làm tăng nguy cơ gây hại cho thai nhi, vì giai đoạn đầu phôi thai rất nhạy cảm với các tác động từ bên ngoài. An toàn nhất là tiêm cách thời điểm thụ thai 3 tháng.

Tiêm phòng cho phụ nữ giai đoạn trước khi mang thai cũng rất quan trọng

Cần lưu ý vắc-xin Thủy đậu và vắc-xin kết hợp Sởi – Quai bị – Rubella không được tiêm trong thời kỳ mang thai. Vì đây là các vắc-xin sống, tiềm ẩn khả năng gây bệnh cho thai nhi.

Trong khi đó, nếu bà mẹ đã bỏ lỡ mũi viêm gan B và cúm trước khi mang thai thì vẫn có thể tiêm 2 loại vắc-xin này trong giai đoạn mang thai theo lịch tiêm được khuyến cáo của từng loại.

Mọi quyết định liên quan tiêm vắc-xin cho bà bầu cần thông qua sự tư vấn kỹ càng của bác sĩ về nguy cơ và lợi ích của từng loại vắc-xin. Các bà mẹ nên có sổ tiêm phòng để theo dõi tiền sử tiêm phòng của mình, giúp cho các quyết định tiêm vắc-xin trong tương lai trở nên dễ dàng hơn.

Cảm ơn bạn đã dành thời gian để đọc và tìm hiểu về chủ đề nên tiêm phòng cho bà bầu vào tháng thứ mấy tại Docosan. Chúng tôi rất vinh hạnh chào đón và nhận được sự tín nhiệm từ bạn.

Trình duyệt của bạn đã tắt chức năng hỗ trợ JavaScript.Website chỉ làm việc khi bạn bật nó trở lại.

Để tham khảo cách bật JavaScript, hãy click chuột vào đây!

Tiêm phòng Rubella bao nhiêu lâu thì được mang thai là câu hỏi mà hầu hết mẹ bầu quan tâm. Hãy tìm hiểu thật kĩ trước khi mang bầu mẹ nhé.

Rubella là bệnh sốt phát ban lành tính. Bệnh có thể gặp ở cả người lớn và trẻ em. Bệnh tuy không quá nguy hiểm nhưng đối với phụ nữ có thai thì cần đặc biệt lưu ý vì nó có thể gây dị tật thai nhi, nhất là khi mẹ mắc bệnh ở 3 tháng đầu thai kỳ.

Các triệu chứng của bệnh Rubella thường xuất hiện 14 – 21 ngày sau khi nhiễm bệnh. Phát ban là dấu hiệu rõ rệt nhất của bệnh Rubella. Tuy nhiên nó lại không quá rõ ràng đối với bà bầu và có thể dễ bị nhầm lẫn với dị ứng thai kỳ. Phát ban thường xuất hiện trên mặt đầu tiên rồi di chuyển đến thân và tay chân. Bên cạnh đó, mẹ bầu cũng thấy xuất hiện một số triệu chứng khác, gồm:

  • Nghẹt mũi, chảy nước mũi
  • Mắt đỏ, viêm
  • Đau khớp
  • Sốt nhẹ
  • Nổi hạch ở cổ hoặc sau tai

Phát ban không rõ ràng ở phụ nữ mang thai nên khi gặp những dấu hiệu nêu trên, chị em cũng không được chủ quan mà cần đi khám ngay để không làm ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé.

Ngạt mũi cũng có thể là một trong những triệu chứng của bệnh Rubella

Bệnh Rubella không quá nguy hiểm đối với người mắc nhưng với phụ nữ có thai nó lại thực sự nghiêm trọng.

Trong 3 tháng đầu thai kỳ, nếu người mẹ bị nhiễm Rubella thì sẽ dễ dẫn đến nguy cơ sảy thai hoặc thai chết lưu trong cổ tử cung. Nếu thai vẫn tiếp tục phát triển thì thai sẽ có nguy cơ cao bị dị tật bẩm sinh ngay từ trong bụng mẹ.

Với những đứa trẻ có mẹ bị nhiễm Rubella, thông thường chúng sinh ra sẽ không phát triển bình thường như những đứa trẻ khác. Trẻ thường thiếu cân, chậm lớn, chậm mọc răng. Ngoài ra, chúng còn kèm theo các dị tật bẩm sinh khác như đục nhân mắt (một hoặc cả hai bên), đục giác mạc, trẻ có thể bị câm, điếc, chậm phát triển trí tuệ…

Theo nhiều nghiên cứu, nếu mẹ bị Rubella trong 3 tháng đầu thai kỳ thì có tới 90% trường hợp sẽ truyền bệnh sang thai nhi. Trong đó, có đến 70-100% trẻ bị Rubella bẩm sinh và 25% trẻ bị dị tật bẩm sinh đối với các cơ quan như tim, mắt, não rất nguy hiểm. Nếu mẹ bị nhiễm Rubella trong thời gian từ 13 – 16 tuần trong thai kỳ thì khả năng trẻ mắc bệnh giảm xuống còn 17%. Từ 17 – 20 tuần thì chỉ có 5% thai nhi bị mắc bệnh và nếu từ tuần 20 của thai kỳ trở đi, tỷ lệ đó xuống 0%.

Bà bầu bị Rubella có thể khiến thai nhi bị dị tật bẩm sinh

Những biến chứng này hết sức nguy hiểm đối với thai nhi nên mẹ cần đặc biệt lưu ý và không được chủ quan với những biểu hiện của bệnh kể trên.

Bệnh Rubella chỉ biểu hiện trên người. Virus gây bệnh có mặt ở khắp nơi trên thế giới, không phân biệt quốc gia, chủng tộc. Bệnh hay xảy ra vào mùa đông và mùa xuân. Mùa hè, mùa thu cũng có người nhiễm bệnh nhưng với số lượng ít.

Con người là ổ chứa virus Rubella duy nhất và người đang mắc bệnh là nguồn truyền nhiễm duy nhất cho những người khác. Khả năng lây truyền cao nhất là trong thời kỳ phát ban. Và nơi dễ lây truyền nhất là khu tập trung đông người, những nơi công cộng vì bệnh lây lan dễ dàng qua đường hô hấp.

Một số con đường truyền bệnh Rubella phổ biến:

  • Lây qua các giọt nước bọt trong không khí khi bệnh nhân ho, hắt hơi, khạc nhổ: Các giọt nước bọt chứa virus Rubella được phóng ra môi trường ngoài và dễ dàng lây sang người khác khi họ hít phải virus.
  • Lây từ mẹ sang con qua đường máu: Nếu phụ nữ có thai bị nhiễm Rubella thì khả năng lây sang thai nhi là rất cao.  Khi thai nhi bị nhiễm virus rubella, chúng có thể bị chết ngay trong bụng mẹ. Nếu thai nhi vẫn còn sống sót, khả năng chúng mắc các dị tật bẩm sinh như bại não, mù mắt, tổn thương tim… là rất lớn.
  • Lây nhiễm từ trẻ sơ sinh mắc Rubella: Với những đứa trẻ có mẹ bị nhiễm Rubella trong thai kỳ, chúng cũng có thể bị mắc Rubella bẩm sinh. Trong dịch tiết hầu họng và nước tiểu của những đứa trẻ này có chứa virus Rubella. Đây cũng là nguồn lây nhiễm bệnh đối với những người tiếp xúc gần với trẻ. Khả năng lây nhiễm này thường kéo dài trong khoảng thời gian 1 năm hoặc hơn tính từ khi trẻ được sinh ra. Tuy nhiên, bệnh Rubella là lành tính và sau khi khỏi, người bệnh sẽ có miễn dịch bền vững.

Rubella là bệnh khá nghiêm trọng đối với phụ nữ mang thai vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến thai nhi và cách phòng ngừa bệnh này tốt nhất là tiêm vắc-xin.

Tiêm vắc-xin Rubella là biện pháp phòng bệnh hiệu quả nhất hiện nay

Tiêm vắc-xin rubella giúp giảm động lực, tạo hệ miễn dịch vững chắc ít nhất là 16 năm, có khi cả đời. Lứa tuổi bắt đầu tiêm chủng là trẻ em từ 12 – 15 tháng tuổi và tiêm nhắc lại khi 4 – 6 tuổi. Phụ nữ trong độ tuổi sinh sản tiêm 1 liều duy nhất và nên tiêm vaccin Rubella 3 tháng trước khi có thai. Cần lưu ý, tuyệt đối không được tiêm vắc-xin Rubella cho phụ nữ đang mang thai hoặc người có thể thụ thai trong vòng 1 tháng sau khi tiêm vì đây là loại vắc-xin sống giảm độc lực có khả năng truyền bệnh cho thai nhi.

Lịch tiêm cho bệnh thủy đậu khi trẻ từ 12 tháng tuổi trở lên. Cụ thể: Từ 12 tháng tuổi – 12 tuổi: tiêm một mũi duy nhất; Trẻ từ 13 tuổi trở lên và người lớn: tiêm 2 mũi, mũi thứ hai cách mũi đầu 6-10 tuần. Với phụ nữ trong độ tuổi sinh sản, sau khi tiêm vắc-xin Rubella ít nhất 3 tháng mới nên có thai.

Bệnh Rubella dễ lây lan nhanh nên khi mắc cần cách ly người bệnh, không đến chỗ đông người. Khi có những dấu hiệu ban đầu của bệnh như sốt, đau đầu, mệt mỏi, đau họng, sổ mũi… cần đi khám để được điều trị. Trong quá trình mang thai, các thai phụ nên khám và theo dõi thai định kỳ tại các cơ sở y tế để phát hiện sớm những dấu hiệu bất thường cho thai nhi. Các bác sĩ sẽ tư vấn, có những hướng dẫn hợp lý cho thai phụ.

Đặc biệt, khi mắc Rubella, thủy đậu, các thai phụ không tự ý dùng thuốc để điều trị, việc làm này hết sức nguy hại đến tính mạng cho cả mẹ và con, gây khó khăn cho quá trình điều trị. Ngoài ra, các thai phụ khi mắc Rubella, thủy đậu cần tăng cường dinh dưỡng, có chế độ nghỉ ngơi hợp lý, tránh nhiễm lạnh, giữ gìn vệ sinh để không bội nhiễm các nốt ban do Rubella, các mụn nước do thủy đậu…

Theo khuyến cáo, phụ nữ nên có thai sau khi tiêm vắc-xin Rubella tối thiểu 3 tháng. Trường hợp đang mang thai hoặc có khả năng mang thai trong vòng 1 tháng tiếp theo, chị em không nên tiêm vắc-xin Rubella vì có nguy cơ cao gây quái thai.

Trong trường hợp phụ nữ lỡ tiêm vắc-xin Rubella nhưng không biết mình đang có thai thì chị em cần đến thăm khám bác sĩ ngay để được tư vấn.

Bệnh Rubella để lại di chứng rất nặng nề đối với thai nhi nên mẹ cần chủ động phòng ngừa. Trước khi tiêm, hãy xét nghiệm huyết thanh xem cơ thể mẹ đã có được miễn dịch chưa. Nếu chưa, hãy chích ngừa ngay và có thai sau tối thiểu 3 tháng.

Sau khi tiêm vắc-xin sẽ phòng được bệnh trong khoảng thời gian 10 – 16 năm hoặc có thể cả đời. Thuốc thường dùng hiện nay là vắcxin MMR (measle, mumps, rubella), hay PRIORIX là vắc-xin tổng hợp ngừa 3 bệnh: sởi – quai bị – rubella). Phụ nữ trong độ tuổi sinh sản tiêm 1 liều duy nhất.

Nhiễm Rubella luôn là mối lo của các thai phụ vì nó có thể gây dị tật thai nhi, thậm chí gây sảy thai. Chình vì vậy, mắc Rubella trong thai kỳ thì nên bỏ thai hay giữ thai là câu hỏi mà nhiều bà bầu quan tâm.

Virus Rubella ảnh hưởng đến sự phát triển bào thai, có thể gây thai chết lưu, sẩy thai, sinh non, trẻ mang dị tật bẩm sinh. Bệnh đặc biệt nguy hiểm khi người mẹ mang thai trong 13 tuần lễ đầu bị nhiễm Rubella cấp. Các nguy cơ này càng cao nếu nhiễm virus trong tam cá nguyệt đầu, giảm dần vào các tam cá nguyệt sau.

Tuy nhiên, không phải mẹ bầu nào mắc Rubella cũng ảnh hưởng đến thai nhi. Thai bị ảnh hưởng hay không tùy thuộc vào thời điểm nhiễm rubella. Dựa theo Hướng dẫn thực hành lâm sàng của Hội sản phụ khoa Canada về Rubella và thai kỳ, cho thấy: nếu nhiễm Rubella ở thời kỳ thai dưới 11 tuần tuổi: nguy cơ chiếm 90 %; thai 11- 12 tuần: nguy cơ chiếm 33%; thai từ 13-14 tuần tuổi: nguy cơ chiếm 11%; thai 15-16 tuần: nguy cơ chiếm 24%; thai trên 16 tuần: hầu như chưa ghi nhận có tình trạng nào bị ảnh hưởng từ Rubella.

Vì vậy, các nhà sản phụ khoa thường khuyến cáo theo dõi thai đúng chỉ định của bác sĩ, tuyệt đối không bỏ thai. Cuối cùng, chuyên gia sản phụ khoa cho rằng, khi có kết quả cho thấy bị nhiễm Rubella trong thai kỳ, thai phụ nên bình tĩnh để nghe tham vấn từ các nhà chuyên môn có hiểu biết và kinh nghiệm đầy đủ rồi mới quyết định. Bên cạnh đó, các bác sĩ đảm nhận tư vấn cũng cần cập nhập thông tin liên tục, khi tư vấn không nên phân tích nửa vời khiến bệnh nhân có quyết định lệch lạc.

Theo dõi fanpage của Bệnh viện Ða khoa Hồng Ngọc để biết thêm thông tin bổ ích khác: //www.facebook.com/BenhvienHongNgoc/

Video liên quan

Chủ đề