Mắt bị chắp là gì

Tình trạng mọc mụn trong mắt còn được gọi là chắp mắt bên trong. Về cơ bản, chắp mắt là căn bệnh lành tính và dễ dàng được chữa khỏi sau khoảng 1 tuần. Tuy nhiên, đôi khi những nốt chắp to có thể khiến người bệnh thấy khó chịu vì cảm giác cộm hoặc xốn mắt. Trong những trường hợp như vậy, để giải quyết triệt để vấn đề, các bác sĩ chuyên khoa Mắt có thể thực hiện thủ thuật nhỏ rạch thông tuyến bã nhờn.

1. Tìm hiểu đôi nét về tình trạng chắp mắt bên trong

Chắp mắt ở bên trong là hiện tượng nổi cục bên trong mí mắt trên hoặc mí mắt dưới và sưng do bị tắc nghẽn tuyến bã nhờn. Chắp mắt ở bên trong không dễ nhận ra vì các khối u nằm ở mặt trong của mí mắt.

Chắp mắt có dấu hiệu khá giống lẹo mắt nhưng chỗ u ở mí mắt thường nhỏ hơn và không gây đau đớn. Chắp mắt có thể tự khỏi mà không cần điều trị sau khoảng 1 tuần. Tuy nhiên, nếu nghi ngờ bị chắp mắt do bệnh lý, làm cản trở thị lực, người bệnh cần phải đi khám với bác sĩ chuyên khoa ngay lập tức.

Chắp mắt bên trong là căn bệnh thường gặp ở mọi đối tượng, kể cả trẻ em lẫn người lớn

2. Những dấu hiệu và biểu hiện của bệnh chắp mắt ở bên trong

Triệu chứng đặc trưng của chắp mắt bên trong là có nốt u đỏ trên mí mắt hoặc cảm giác cộm lên từ bên trong. Chỗ cộm hoặc nốt u phát triển to dần nhưng không gây đau đớn. Bên cạnh đó, một số biểu hiện đi kèm của bệnh chắp mắt bao gồm chảy nước mắt nhiều, thị lực giảm hoặc mất thị lực, mí mắt nổi mụn trắng nhỏ, nhạy cảm với ánh sáng, cảm thấy khó chịu với ánh sáng mạnh.

Mặc dù tình trạng chắp mắt ở bên trong có thể tự khỏi và không quá nghiêm trọng như lẹo mắt, nhưng các bạn vẫn nên đi khám với bác sĩ chuyên khoa nếu phát hiện bất cứ dấu hiệu bất thường nào ở mí mắt. Đặc biệt, bệnh nhân cần đến bệnh viện uy tín ngay nếu bị mất thị lực hoặc thị lực bị cản trở do chắp mắt quá lớn gây ra.

Biểu hiện của chắp mắt là sưng và cộm ở bên trong mí mắt

3. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng chắp mắt ở bên trong

Chắp mắt xảy ra do các tuyến dầu ở mí mắt bị tắc nghẽn tạo thành nốt u hoặc chỗ cộm trên mí. Tuyến dầu này có nhiệm vụ là cân bằng độ ẩm trong mí mắt và rất dễ bị tắc nghẽn do vệ sinh kém hoặc bụi bẩn. Tuyến dầu bị tắc nghẽn lâu ngày có thể vỡ ra và bị viêm do tình trạng nhiễm khuẩn.

4. Những yếu tố làm tăng nguy cơ bị chắp mắt ở bên trong

4.1. Đối tượng dễ mắc bệnh chắp mắt ở bên trong

Chắp mắt là căn bệnh có thể xảy ra ở bất cứ đối tượng nào, nhưng trẻ em có nguy cơ bị mắc nhiều hơn cả vì thường hay dùng tay để dụi mắt. Ngoài ra, các bạn cũng có thể hạn chế khả năng mắc bệnh chắp mắt bằng cách giảm thiểu tối đa các yếu tố nguy cơ.

4.2. Một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc chắp mắt ở bên trong nhất

Một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh chắp mắt ở bên trong là:

– Từng có tiền sử bị chắp mắt ở bên trong trước đó.

– Dùng tay không sạch sẽ dụi vào mí mắt.

Không có yếu tố nguy cơ không có nghĩa là các bạn không bị mắc bệnh chắp mắt. Các bạn nên hỏi ý kiến của bác sĩ Nhãn khoa để biết thêm chi tiết.

5. Bị chắp mắt ở bên trong có thể điều trị như thế nào?

5.1. Những kỹ thuật y tế sử dụng để chẩn đoán bệnh chắp mắt

Bác sĩ chuyên khoa có thể chẩn đoán người bị chắp mắt ở bên trong bằng cách quan sát mí mắt, cũng như nốt u trên đó. Ngoài ra, bác sĩ còn hỏi người bệnh về cảm giác đau và thời gian xuất hiện triệu chứng để phân biệt chắp mắt ở bên trong với lẹo mắt hoặc bệnh lý khác.

Thông thường, bác sĩ không yêu cầu người bệnh thực hiện xét nghiệm hoặc sử dụng kỹ thuật chuyên môn nào để chẩn đoán bệnh chắp mắt. Chỉ trong trường hợp khám lâm sàng không kết luận được bệnh thì bác sĩ mới yêu cầu làm xét nghiệm hoặc áp dụng kỹ thuật chuyên môn.

5.2. Một số phương pháp được sử dụng để điều trị bệnh chắp mắt

Ngay khi nốt sưng xuất hiện ở mí mắt, người bệnh nên sử dụng túi chườm ấm đặt lên khu vực đó để giúp mở lỗ chân lông và làm giảm hiện tượng tắc nghẽn các tuyến dầu. Tốt nhất, các bạn nên giữ nguyên túi chườm trong khoảng 10 phút và chườm 4 lần/ ngày. Trong những trường hợp cần thiết, bác sĩ chuyên khoa có thể loại bỏ chắp mắt ở bên trong thông qua tiểu phẫu hoặc kê thuốc nhỏ mắt chứa kháng viêm, kháng sinh.

Theo các bác sĩ chuyên khoa, chắp mắt ở bên trong là căn bệnh không quá nguy hiểm. Nếu không có bất cứ biến chứng đặc biệt nào, chắp mắt có thể biến mất sau khoảng 1 tuần nếu được chăm sóc cẩn thận.

Khi có dấu hiệu bị chắp mắt, người bệnh nên đi khám để được bác sĩ chuyên khoa tư vấn cách điều trị phù hợp nhất

Để bảo vệ sức khỏe đôi mắt tốt nhất, các bạn hãy đến Hệ thống Y Tế Thu Cúc TCI thăm khám ngay khi có dấu hiệu bị chắp mắt bên trong. Từ đó, các bác sĩ chuyên khoa Mắt hàng đầu của chúng tôi sẽ trực tiếp kiểm tra và tư vấn phương pháp điều trị tốt nhất cho từng trường hợp cụ thể.

Chắp và lẹo là những ổ sưng đột ngột khu trú ở mi mắt. Nguyên nhân của chắp là tắc nghẽn tuyến meibomius không nhiễm trùng, trong khi lẹo thường là do nhiễm trùng. Cả hai tình trạng đều gây cương tụ, sưng phù và đau mi mắt. Theo thời gian chắp khu trú lại thành nốt ở trung tâm mi mắt trong khi lẹo vẫn đau và khu trú ở bờ mi. Chẩn đoán dựa vào lâm sàng. Điều trị chủ yếu là chườm ấm. Cả hai bệnh đều có thể tự khỏi nhưng rạch hoặc đưa corticoid vào trong chắp có thể giúp khỏi nhanh hơn.

Chắp

Chắp là sự tắc nghẽn không nhiễm trùng của tuyến meibomius gây ra sự thoát quản lipid gây kích thích mô mềm ở mi mắt dẫn tới phản ứng viêm dạng u hạt thứ phát. Các bệnh lý gây dày bất thường màng xuất tiết của tuyến meibomius (ví dụ rối loạn chức năng tuyến meibomius, trứng cả đỏ) sẽ tăng nguy cơ tắc tuyến meibomius.

Lẹo

Lẹo là một ổ sưng tấy cấp tính, cục bộ của mí mắt có thể là bên ngoài hoặc bên trong và thường là nhiễm khuẩn sinh mủ (thường là staphylococcal) hoặc áp xe. Hầu hết lẹo là tổn thương bên ngoài và là kết quả của tắc nghẽn và nhiễm trùng nang lông và các tuyến liền kề của Zeis hoặc Moll. Sự tắc nghẽn nang có thể liên quan đến viêm bờ mi Viêm bờ mi . Lẹo bên trong, rất hiếm gặp, là hậu quả của nhiễm trùng tuyến meibomius. Đôi khi viêm mô tế bào Viêm tổ chức hốc mắt và viêm tổ chức trước vách đi kèm với lẹo.

Triệu chứng và Dấu hiệu

Chắp và lẹo đề gây sưng đỏ và đau mi.

Chắp

Ban đầu mi mắt bị sưng tỏa lan. Thỉnh thoảng mi mắt có thể bị sưng phồng lên gây sụp mi hoàn toàn. Sau 1 hoặc 2 ngày, chắp sẽ khu trú vào phần trung tâm của mi mắt. Thông thường, sẽ tiến triển thành dạng nốt sần nhỏ và u cục khu trú. Chắp vỡ thường trào qua mặt trong của mi mắt hoặc thoái triển tự nhiên sau 2 đến 8 tuần. Hiếm khi lẹo tồn tại lâu hơn. Tùy thuộc vào kích cỡ và vị trí, chắp có thể đè lên giác mạc dẫn tới nhìn mờ nhẹ.

Lẹo

Sau 1 đến 2 ngày, lẹo bên ngoài sẽ khu trú vào bờ mi. Có thể có chảy nước mắt, sợ ánh sáng và cảm giác cộm. Thông thường, một mụn mủ màu vàng nhỏ phát triển ở đáy của lông mi, bao quanh bởi tổ chức mi mắt cương tụ, chai lại và phù tỏa lan. Trong vòng từ 2 đến 4 ngày, tổn thương vỡ và giải phóng mủ sau đó đau đỡ dần và tổn thương dần hồi phục.

Triệu chứng của một lẹo bên trong cũng giống như các triệu chứng của chắp, gây đau đỏ mắt và phù nề khu trú ở bề mặt kết mạc sụn mi sau. Viêm có thể nặng, đôi khi có sốt hoặc ớn lạnh. Kiểm tra kết mạc sụn mi sưng tấy cho thấy một vùng gồ nhẹ hoặc có màu vàng ở vị trí tuyến bị viêm. Sau đó, một áp xe hình thành. Vỡ tự phát là rất hiếm; tuy nhiên, khi nó xảy ra, nó thường xuất hiện ở vùng kết mạc của mi mắt và đôi khi trào qua da. Sự tái phát là phổ biến.

Chẩn đoán

  • Đánh giá lâm sàng

Chẩn đoán chắp và cả hai loại lẹo đều dựa vào lâm sàng; tuy nhiên, trong 2 ngày đầu có thể khó phân biệt về mặt lâm sàng. Bởi vì lẹo bên trong rất hiếm, thường bị bỏ qua cho tới khi viêm nặng hoặc có sốt rét run. Nếu chắp hoặc lẹo nằm gần góc trong mắt hoặc mi dưới, thì phải được phân biệt với viêm túi lệ Viêm túi lệ và viêm lệ quản Viêm lệ quản , thông qua lưu ý vị trí chai và tăng cảm giác da tối đa (ví dụ, chắp nằm ở dưới dây chằng mi trong gần bờ của mũi phân biệt với viêm túi lệ và trùm qua điểm lệ phân biệt với với viêm lệ quản). Chắp mạn tính không đáp ứng với điều trị cần sinh thiết loại trừ u mi mắt.

Điều trị

  • Chườm ấm

  • Đôi khi là chích rạch hoặc dùng thuốc như tiêm corticoid (cho chắp) hoặc kháng sinh đường uống (đối với lẹo)

Chườm ấm 5-10 phút 2 hoặc 3 lần một ngày có thể giúp chắp và lẹo tự khỏi.

Chắp

Chích rạch và nạo hoặc tiêm corticoid vào ổ chắp (0,05 đến 0,2 mL triamcinolone 25 mg/mL) có thể được chỉ định nếu chắp lớn, mất thẩm mĩ và kéo dài vài tuần mặc dù đã điều trị bảo tồn.

Lẹo

Lẹo bên ngoài không đáp ứng với chườm ấm có thể được rạch bằng lưỡi dao sắc và mảnh. Kháng sinh toàn thân (ví dụ, dicloxacillin hoặc erythromycin 250 mg uống 4 lần một ngày) được chỉ định khi viêm tổ chức trước vách Viêm tổ chức hốc mắt và viêm tổ chức trước vách kèm theo lẹo.

Điều trị lẹo bên trong là kháng sinh đường uống và rạch tháo mủ nếu cần. Kháng sinh bôi thường kém hiệu quả.

Những điểm chính

  • Chắp và lẹo thường gây sưng đỏ và đau mi ban đầu và có thể khó phân biệt trên lâm sàng trong vài ngày.

  • Lẹo gây đau và khu trú ở bờ mi.

  • Chườm ấm có thể giúp nhanh khỏi.

  • Các phương pháp điều trị khác có thể cần là tiêm corticoid vào trong tổn thương (đối với chắp) và chích rạch và/hoặc kháng sinh (đối với lẹo).

Video liên quan

Chủ đề