Mbr và gpt khác nhau như thế nào năm 2024

- MBR (Master Boot Record): Đây là một tiêu chuẩn quản lý thông tin ổ cứng được hãng IBM phát minh vào năm 1983. MBR sẽ có một phân vùng nhỏ trên ổ cứng chứa đựng các thông tin để hệ điều hành boot được (Boot loader). Chính vì thế mà ở các hệ thống máy cũ sẽ gặp trường hợp ổ cứng bị lỗi phân vùng này khiến máy tính người dùng không thể khởi động lên với mã lỗi Miss MBR.

Ổ cứng được định dạng theo chuẩn MBR, dữ liệu phân vùng và dữ liệu khởi động được lưu ở cùng một vị trí nên khi gặp sự cố thì sẽ gặp khó khăn trong phục hồi dữ liệu.

MBR hỗ trợ dung lượng ổ cứng tối đa là 2TB và 1 ổ cứng đó phân vùng tối đa là 4. Chuẩn MBR hiện vẫn có khả năng tương thích với tất cả các phiên bản Windows hiện nay

Mbr và gpt khác nhau như thế nào năm 2024

- GPT (GUID Partition Table): Đây là chuẩn ổ cứng được xây dựng trên GUID (Global Unique identifiers) là một phần của chuẩn giao diện máy tính mới UEFI (Unified Extensible Firmware Interface). Là chuẩn mới được thiết kế để thay thế cho MBR nên chuẩn ổ cứng này có tính năng tốt hơn. Chuẩn GPT hỗ trợ dung lượng ổ cứng tối đa là 256 TB và có thể phân vùng đến 128

Ổ cứng chuẩn GPT có cách phân chia dữ liệu thành nhiều bản sao khác nhau để chỗ này có bị lỗi thì lấy chỗ khác để thế vào cho nên việc phục hồi dữ liệu tốt hơn

Ưu và nhược điểm của ổ cứng chuẩn MBR và GPT

Ưu điểm

Nhược điểm

Ổ cứng MBR

Hoạt động ở mọi nền tảng hệ thống máy tính cũng như nền tảng Windows hiện nay. Tức là tương thích với nhiều dòng máy tính mới và kể cả đời cũ và mới.

Dữ liệu khởi động được lưu trữ duy nhất trên cùng một phân vùng cho nên dễ gặp lỗi và khó khôi phục

Hỗ trợ dung lượng ổ cứng không cao và chỉ hỗ trợ tối đa 4 phân vùng chính

Ổ cứng GPT

Dữ liệu khởi động ổ cứng nằm ở nhiều vị trí khác nhau cho nên gặp sự cố dễ dàng xử lý

Tự động khắc phục lỗi (CRC32) từ một vị trí khác

Hỗ trợ nhiều phân vùng chính, hỗ trợ ổ cứng có dung lượng lớn

Sử dụng được cho nhiều hệ điều hành khác nhau ngoài windows

Chỉ hỗ trợ trên hệ điều hành 64 bit

Các hệ thống cũ không hỗ trợ chuẩn ổ cứng này

Nên dùng ổ cứng MBR hay GPT trong trường hợp nào?

Với các đặc điểm kể trên thì bạn có thể thấy rõ ràng ổ cứng GPT là chuẩn ổ cứng của tương lai với nhiều ưu điểm. Tuy nhiên nếu máy tính của bạn chạy các phiên bản Windows cũ hơn Windows 7, và hệ thống đó sử dụng BIOS thay vì UEFI thì bạn nên dùng chuẩn MBR. Còn nếu máy tính của bạn chạy HĐH Windows 7 trở lên và sử dụng hệ thống có UEFI thì chuẩn GPT sẽ là lựa chọn hợp lí

Mbr và gpt khác nhau như thế nào năm 2024

Mbr và gpt khác nhau như thế nào năm 2024

Hướng dẫn bạn cách kiểm tra ổ cứng đang dùng là chuẩn GPT hay MBR

Bạn có thể kiểm tra nhanh chóng ổ cứng đang chạy trong máy bạn đang sử dụng chuẩn ổ GPT hay MBR với một số câu lệnh đơn giản trong trình Command Prompt. Cách thức như sau:

Bước 1: Nhấn tổ hợp phím Windows + R > Sau đó nhập vào lệnh cmd và Enter

Mbr và gpt khác nhau như thế nào năm 2024

Bước 2: Nhập tiếp lệnh diskpart, nhấn Enter > nhập lệnh list disk và nhấn tiếp Enter.

Mbr và gpt khác nhau như thế nào năm 2024

Bước 3: Danh sách ổ cứng đang chạy trên máy bạn hiện ra. Nếu bạn nhìn thấy cột GPT có đánh dấu sao (*) thì ổ cứng đó đang được định dạng GPT. Còn nếu không có đánh dấu sao (*) thì ổ cứng đó đang ở định dạng MBR

Mbr và gpt khác nhau như thế nào năm 2024

Cách convert chuyển ổ cứng MBR sang GPT và ngược lại ngay trên Windows

Bạn hoàn toàn có thể chuyển định dạng ổ cứng từ MBR sang GPT và ngược lại ngay trên giao diện Windows mà không cần phải sử dụng ứng dụng thứ 3. Tuy nhiên thì cách làm này sẽ xóa hoàn toàn mọi dữ liệu trên ổ cứng bạn chuyển đổi. Chính vì thế mà bạn cần sao lưu lại dữ liệu trước khi thực hiện.

Cách convert chuyển ổ cứng MBR sang GPT và ngược lại ngay trên giao diện Windows như sau

Bước 1: Nhấn tổ hợp phím Windows + R > Sau đó nhập vào lệnh cmd và Enter

Bước 2: Nhập diskpart > Nhập tiếp list disk. Danh sách ổ cứng trên hệ thống của bạn hiện ra

Bước 3: Tiếp tục bạn nhập select disk . Ví dụ bạn muốn chuyển đổi ổ cứng số 1 thì bạn nhập select disk 1

Bước 4: Gõ lệnh clean (lưu ý đây là lệnh xóa mọi phân vùng, dữ liệu trên ổ đĩa).

Bước 5: Nhập convert gpt để chuyển đổi ổ cứng sang dạng GPT. Nhập convert MBR để chuyển đổi ổ cứng sang dạng MBR

Mbr và gpt khác nhau như thế nào năm 2024

Cách convert chuyển ổ cứng MBR sang GPT và ngược lại không mất dữ liệu với MiniTool Partition Wizard

Nếu bạn muốn giữ lại dữ liệu trên ổ cứng mà muốn thay đổi định dạng ổ thì bạn sẽ cần đến phần mềm bên thứ 3. Ở đây mình chọn công cụ MiniTool Partition Wizard

Bước 1: Đầu tiên, bạn tải và cài đặt MiniTool Partition Wizard, sau đó mở ứng dụng

Bước 2: Lúc này giao diện của ứng dụng sẽ hiện ra các ổ cứng đang có trên máy bạn. Bạn cần chuyển đổi ổ cứng nào thì hãy chuột phải lên ổ đó > lựa chọn Convert MBR Disk to GPT Disk hoặc ngược lại

Khi nào dùng MBR và GPT?

Nếu máy tính bạn sử dụng các phiên bản hệ điều hành Windows 7, 8, 8.1, 10 64bit và sử dụng chuẩn UEFI thì bạn nên dùng chuẩn GPT cho ổ cứng. Còn nếu máy tính bạn là những máy tính đời cũ hay sử dụng các hệ điều hành từ Windows 7 trở xuống thì nên sử dụng chuẩn MBR sẽ thích hợp hơn.

Làm sao biết ổ cứng MBR hay GPT?

Để kiểm tra xem ổ cứng của máy có tiêu chuẩn MBR hay GPT, bạn hãy thực hiện theo các bước sau: Bước 1: Bấm Windows + R > Gõ Diskpart > Chọn OK hoặc bấm Enter. Bước 2: Nhập "list disk" > Enter. Bước 3: Kiểm tra nếu phần GPT có dấu sao (*) nghĩa là máy tính có tiêu chuẩn GPT, nếu không có thì ổ cứng của bạn là MBR.

Ổ đĩa GPT là gì?

GPT là viết tắt của GUID Partition Table. Đây là một chuẩn mới, đang dần thay thế chuẩn MBR, một số đặc điểm của chuẩn GPT trên ổ cứng là: Chỉ hỗ trợ chạy trên nền tảng Windows 64-bit (không hỗ trợ Windows 32 bit). Hỗ trợ ổ cứng với dung lượng lên đến 256 TB.

MBR partition là gì?

MBR (Master Boot Record) và GPT (GUID Partition Table) là hai loại bảng phân vùng thường được sử dụng trong hệ thống Windows. Và bảng phân vùng là một bảng được sử dụng để mô tả phân vùng trên ổ cứng hoặc SSD và giúp ổ đĩa định vị các file, để hệ điều hành có thể đọc dữ liệu trên ổ đĩa.