Mua hàng không lấy hóa đơn có bị gì không năm 2024

Bộ Tài chính cho biết, hiện nay, theo quy định tại Điều 90 Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14 ngày 13/6/2019 của Quốc hội thì tất cả tổ chức, cá nhân khi bán hàng hóa, dịch vụ đều phải xuất hóa đơn điện tử không phân biệt giá trị từng lần.

Cùng với đó, việc sử dụng hóa đơn điện tử được áp dụng từ thời điểm 1/7/2022 và đến nay đã thực hiện thống nhất trên cả nước.

Ngành Thuế sẽ quyết liệt phối hợp với các cơ quan ban ngành, địa phương, rà soát, xử lý vi phạm đối với cơ sở kinh doanh không xuất hoá đơn kịp thời cho người mua hàng khi cung cấp hàng hoá, dịch vụ đơn theo quy định của pháp luật.

Hiện nay, báo chí phản ánh có tình trạng nhà hàng, quán ăn, khách sạn không xuất hóa đơn, tiềm ẩn nguy cơ thất thu thuế. Để khắc phục hiện tượng người bán hàng không xuất hóa đơn cho khách hàng khi mua hàng hoá, dịch vụ và người mua hàng không lấy hoá đơn khi mua hàng hoá, dịch vụ, trong thời gian qua, Bộ Tài chính (Tổng cục Thuế) đã trình các cấp có thẩm quyền hoàn thiện cơ sở pháp lý về việc người bán hàng phải xuất hoá đơn cho khách hàng theo từng giao dịch, bỏ nội dung cho phép xuất hóa đơn tổng cuối ngày trong các lĩnh vực kinh doanh thương mại bán lẻ, dịch vụ ăn uống theo mô hình hệ thống cửa hàng bán trực tiếp đến người tiêu dùng…

Đồng thời, ngành Thuế cũng đẩy mạnh tuyên truyền đến người bán hàng, người mua hàng về quyền lợi và nghĩa vụ của việc xuất hoá đơn khi mua hàng hoá, dịch vụ. Đối với người bán hàng phải có trách nhiệm xuất hoá đơn cho người mua hàng theo từng giao dịch phát sinh. Đối với người mua hàng đây là chứng từ chứng minh quyền sở hữu hợp pháp của hàng hoá, dịch vụ, qua đó tạo lập thói quen tiêu dùng văn minh, góp phần xây dựng môi trường kinh doanh bình đẳng, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

Hiện nay, ngành Thuế đang triển khai hoá đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền áp dụng cho các cơ sở kinh doanh thuộc lĩnh vực bán lẻ đến người tiêu dùng (ăn uống, bán lẻ hàng hóa, dịch vụ khác…). Đây là hình thức hoá đơn điện tử thuận tiện trong việc sử dụng đem lại lợi ích cho cả người bán hàng và người mua hàng. Hình thức hoá đơn này góp phần tối ưu chi phí hoá đơn, dễ dàng quản lý, sử dụng đối với mô hình kinh doanh cần xuất hoá đơn thường xuyên, liên tục..., qua đó góp phần nâng cao khả năng quản lý thuế đối với các mô hình kinh doanh này.

Thời gian tới, ngành Thuế sẽ tiếp tục triển khai Chương trình “Hoá đơn may mắn” với mục tiêu thúc đẩy người tiêu dùng lấy hoá đơn khi mua hàng hoá dịch vụ. Người tiêu dùng có cơ hội trúng thưởng khi lấy hoá đơn, theo đó tạo áp lực lên người bán hàng và yêu cầu xuất hoá đơn khi bán hàng hoá, dịch vụ. Cùng với đó, ngành Thuế cũng sẽ quyết liệt phối hợp với các cơ quan ban ngành, địa phương, rà soát, xử lý vi phạm đối với cơ sở kinh doanh không xuất hoá đơn kịp thời cho người mua hàng khi cung cấp hàng hoá, dịch vụ đơn theo quy định của pháp luật.

“Điều 3. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 39/2014/TT-BTC ngày 31/3/2014 hướng dẫn thi hành Nghị định số 51/2010/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2010 và Nghị định số 04/2014/NĐ-CP ngày 17 tháng 01 năm 2014 của Chính phủ quy định về hoá đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ như sau:

7. Sửa đổi, bổ sung Điều 16 như sau:

  1. Sửa đổi, bổ sung điểm b Khoản 2 Điều 16 như sau:

...

Trường hợp khi bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ từ 200.000 đồng trở lên mỗi lần, người mua không lấy hóa đơn hoặc không cung cấp tên địa chỉ, mã số thuế (nếu có) thì vẫn phải lập hóa đơn và ghi rõ “người mua không lấy hóa đơn” hoặc “người mua không cung cấp tên, địa chỉ, mã số thuế”.

Riêng đối với các đơn vị bán lẻ xăng dầu, nếu người mua không yêu cầu lấy hóa đơn, cuối ngày đơn vị phải lập chung một hóa đơn cho tổng doanh thu người mua không lấy hóa đơn phát sinh trong ngày. […]”

Như vậy, khi bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ có giá trị từ 200.000 đồng trở lên, người bán phải lập hóa đơn kể cả khi người mua không lấy hóa đơn.

Doanh nghiệp có hành vi vi phạm quy định nêu trên sẽ bị phạt tiền từ 10.000.000 – 20.000.000 đồng theo quy định tại Điểm b, Khoản 4, Điều 38 của Nghị định 109/2013/NĐ-CP và phải lập hóa đơn giao cho người mua.

Lưu ý: Trường hợp bán hàng hóa có tổng giá trị thanh toán dưới 200.000 đồng mỗi lần thì người bán không phải lập hóa đơn nhưng phải lập Bảng kê bán lẻ hàng hóa, dịch vụ (ban hành kèm theo Thông tư 39/2014/TT-BTC), trừ trường hợp người mua yêu cầu lập và giao hóa đơn.

1. Cách viết hóa đơn giá trị gia tăng khi khách hàng không lấy hóa đơn

Trong trường hợp này, người bán vẫn lập hóa đơn và trên hóa đơn ghi rõ “người mua không lấy hóa đơn" hoặc “người mua không cung cấp tên, địa chỉ, mã số thuế”.

Ví dụ:

2. Cách kê khai hóa đơn giá trị gia tăng khi người mua không lấy hóa đơn

Khi khách hàng không lấy hóa đơn giá trị gia tăng thì người bán vẫn kê khai thuế như một hóa đơn bán ra bình thường và viết hóa đơn như hướng dẫn trên. Hóa đơn liên 2 không giao cho khách hàng mà vẫn được lưu tại cuốn.

Lưu ý: Nếu trên hóa đơn không ghi “người mua không lấy hóa đơn” hoặc “người mua không cung cấp tên, địa chỉ, mã số thuế” thì phải giao hóa đơn cho khách hàng. Trường hợp lập hóa đơn nhưng không giao cho khách hàng sẽ bị phạt 4.000.000 – 8.000.000 triệu đồng theo quy định tại Điểm d, Khoản 3, Điều 38 của Nghị định 109/2013/NĐ-CP.