Bà mẹ việt nam anh hùng là gì năm 2024

Về vấn đề này, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội trả lời như sau:

Điều 19 của Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng năm 2020 có quy định về chế độ của thân nhân Bà mẹ Việt Nam anh hùng như sau:

- Trợ cấp một lần đối với thân nhân khi Bà mẹ Việt Nam anh hùng được tặng danh hiệu nhưng chết mà chưa được hưởng chế độ ưu đãi hoặc được truy tặng danh hiệu "Bà mẹ Việt Nam anh hùng".

- Trợ cấp một lần đối với thân nhân với mức bằng 3 tháng trợ cấp hằng tháng, phụ cấp hằng tháng hiện hưởng khi Bà mẹ Việt Nam anh hùng đang hưởng trợ cấp hằng tháng, phụ cấp hằng tháng chết.

- Trợ cấp mai táng đối với người hoặc tổ chức thực hiện mai táng khi Bà mẹ Việt Nam anh hùng đang hưởng trợ cấp hằng tháng, phụ cấp hằng tháng chết

- BHYT đối với người phục vụ Bà mẹ Việt Nam anh hùng sống ở gia đình.

Đề nghị gia đình ông đối chiếu điều kiện thực tế để tiến hành các thủ tục đề nghị hưởng chế độ trợ cấp đối với thân nhân Bà mẹ Việt Nam anh hùng.

Trong lịch sử đấu tranh bảo vệ Tổ quốc vĩ đại, các Mẹ Việt Nam Anh hùng đã trở thành những người chiến sĩ thầm lặng, góp phần làm nên những trang sử hùng tráng của dân tộc, tạc vào dáng hình của đất nước Việt Nam.

Nhằm tri ân những đóng góp to lớn của các mẹ Việt Nam anh hùng cho sự nghiệp cách mạng của dân tộc, những năm qua, Đảng, Nhà nước, Chính phủ và các cấp chính quyền đã thực hiện tốt các chế độ, chính sách chăm lo đời sống các mẹ bằng nhiều việc làm cụ thể như: Kịp thời xác lập hồ sơ, đề nghị phong tặng, truy tặng danh hiệu vinh dự Nhà nước Bà mẹ Việt Nam anh hùng; tặng quà, hỗ trợ kinh phí sửa chữa, xây mới nhà tình nghĩa; kêu gọi các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp nhận phụng dưỡng mẹ suốt đời v.v...

Mẹ Việt Nam anh hùng là đối tượng đặc biệt trong chính sách ưu đãi người có công. Đến nay, cả nước đã phong tặng, truy tặng gần 140 nghìn mẹ Việt Nam anh hùng. Tuy nhiên, đến nay theo số liệu hiện tại, chỉ còn 2988 mẹ VNAH còn sống.

Các chế độ chính sách đối với mẹ Việt Nam anh hùng cơ bản giống như chế độ chính sách đối với người có công với cách mạng. Tuy nhiên, tại Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng năm 2020 sửa đổi thì có một chính sách đặc biệt đối với mẹ VNAH, theo đó tăng mức trợ cấp bằng 3 lần so với mức hiện tại.

Đặc biệt, trong thời gian vừa qua cũng như thời gian trước đó, 2988 mẹ Việt Nam anh hùng hiện còn sống được Đảng, Nhà nước, các tổ chức chính trị xã hội và toàn thể người dân quan tâm và có những chế độ để phụng dưỡng mẹ Việt Nam Anh hùng suốt đời. Đó là sự quan tâm đặc biệt của Đảng, Nhà nước đối với mẹ Việt Nam anh hùng.

Bà mẹ Việt Nam anh hùng là danh hiệu mà nhà nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam tặng hoặc truy tặng những phụ nữ Việt Nam có nhiều cống hiến, hi sinh vì sự nghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ tổ quốc và làm nghĩa vụ quốc tế. Để ghi danh công lao to lớn của các bà mẹ Việt Nam anh hùng, tượng đài bà mẹ Việt Nam anh hùng được xây dựng với tổng diện tích 15ha trên đỉnh núi Cấm, thôn Phú Thạch, xã Tam Phú, thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam, với hình ảnh lấy nguyên mẫu từ bà mẹ Việt Nam anh hùng Nguyễn Thị Thứ

Căn cứ Điều 2 Nghị định 56/2013/NĐ-CP quy định về trường hợp những bà mẹ được xét tặng hoặc truy tặng danh hiệu vinh dự Nhà nước “Bà mẹ Việt Nam anh hùng” như sau:

- Có 2 con trở lên là liệt sỹ;

- Chỉ có 2 con mà 1 con là liệt sỹ và 1 con là thương binh suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên (bao gồm cả người còn sống và người đã từ trần);

- Chỉ có 1 con mà người con đó là liệt sỹ;

- Có 1 con là liệt sỹ và có chồng hoặc bản thân là liệt sỹ;

- Có 1 con là liệt sĩ và bản thân là thương binh suy giảm khả năng lao động từ 81 % trở lên (bao gồm cả người còn sống và người đã từ trần).

Người con là liệt sỹ là người đã được Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng “Tổ quốc ghi công”, bao gồm con đẻ, con nuôi theo quy định của pháp luật.

Người chồng là liệt sỹ là người đã được Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng “Tổ quốc ghi công” mà bà mẹ là vợ của người đó.

Trường hợp bà mẹ có chồng, con tham gia hàng ngũ địch nhưng bà mẹ chấp hành đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước thì vẫn được xem xét tặng hoặc truy tặng danh hiệu vinh dự Nhà nước ‘‘Bà mẹ Việt Nam anh hùng”.

Lưu ý: Những trường hợp trên phản bội, đầu hàng địch, có hành động gây nguy hại cho cách mạng hoặc vi phạm pháp luật bị Tòa án xét xử bằng hình thức phạt tù mà bản án, quyết định của Tòa án đang có hiệu lực pháp luật (kể cả trường hợp được hưởng án treo) thì không được xét tặng danh hiệu vinh dự Nhà nước “Bà mẹ Việt Nam anh hùng”.

Bà mẹ việt nam anh hùng là gì năm 2024

Mức tiền thưởng và trợ cấp danh hiệu Bà mẹ Việt Nam Anh hùng từ ngày 01/07/2023 là bao nhiêu? (Hình từ Internet)

Mức tiền thưởng và trợ cấp người đạt danh hiệu Bà mẹ Việt Nam Anh hùng là bao nhiêu?

Tại Điều 3 Nghị định 56/2013/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Pháp lệnh quy định danh hiệu vinh dự Nhà nước "Bà mẹ Việt Nam anh hùng", có quy định như sau:

Chế độ ưu đãi
1. Bà mẹ được tặng danh hiệu vinh dự Nhà nước “Bà mẹ Việt Nam anh hùng” được tặng Bằng, Huy hiệu “Bà mẹ Việt Nam anh hùng”, được hưởng chế độ ưu đãi theo quy định của pháp luật về thi đua, khen thưởng và pháp luật về ưu đãi người có công với cách mạng.
2. Bà mẹ được truy tặng danh hiệu vinh dự Nhà nước “Bà mẹ Việt Nam anh hùng” thì thân nhân thờ cúng bà mẹ được nhận Bằng, Huy hiệu “Bà mẹ Việt Nam anh hùng”, được hưởng các chế độ theo quy định của pháp luật về thi đua, khen thưởng và pháp luật về ưu đãi người có công với cách mạng.
3. Tổ chức lễ tặng hoặc truy tặng danh hiệu vinh dự Nhà nước “Bà mẹ Việt Nam anh hùng” được quy định như sau:
a) Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm tổ chức lễ tặng hoặc truy tặng danh hiệu vinh dự Nhà nước “Bà mẹ Việt Nam anh hùng”;
b) Lễ tặng hoặc truy tặng được tổ chức trang trọng, tiết kiệm, có ý nghĩa giáo dục truyền thống; trang trí buổi lễ có dòng chữ: Lễ tặng hoặc truy tặng danh hiệu vinh dự Nhà nước “Bà mẹ Việt Nam anh hùng”.
4. Tổ chức lễ tang khi Bà mẹ Việt Nam anh hùng từ trần được quy định như sau:
a) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện chịu trách nhiệm tổ chức lễ tang với thành phần đại điện cấp ủy, chính quyền, các tổ chức chính trị - xã hội; cơ quan, đơn vị phụng dưỡng và nhân dân nơi bà mẹ cư trú;
b) Lễ tang được tổ chức trang trọng, tiết kiệm phù hợp với phong tục, tập quán của địa phương; trang trí buổi lễ có dòng chữ: Lễ tang Bà mẹ Việt Nam anh hùng.
5. Kinh phí tổ chức lễ tặng hoặc truy tặng danh hiệu vinh dự Nhà nước “Bà mẹ Việt Nam anh hùng” không quá 01 tháng lương tối thiểu chung cho 01 trường hợp; lễ tang Bà mẹ Việt Nam anh hùng không quá 02 tháng lương tối thiểu chung cho 01 trường hợp.

Căn cứ khoản 1 Điều 71 Nghị định 91/2017/NĐ-CP có quy định mức tiền thưởng đối với danh hiệu Bà mẹ Việt Nam Anh hùng như sau:

Mức tiền thưởng danh hiệu vinh dự nhà nước
1. Bà mẹ được tặng hoặc truy tặng danh hiệu “Bà mẹ Việt Nam Anh hùng” được tặng Huy hiệu, Bằng danh hiệu và được kèm theo mức tiền 15,5 lần mức lương cơ sở.

Hiện nay, theo quy định khoản 2 Điều 3 Nghị định 38/2019/NĐ-CP quy định mức lương cơ sở là 1.490.000 đồng/tháng. Nhưng theo Nghị quyết 69/2022/QH15, từ 01/07/2023 thực hiện tăng lương cơ sở cho cán bộ, công chức, viên chức lên mức 1.800.000 triệu đồng/tháng.

Như vậy, trường hợp bà mẹ được truy tặng danh hiệu “Bà mẹ Việt Nam Anh hùng” sẽ được thưởng mức tiền là 15.5 x 1.490.000 = 23.095.000 đồng (Tiền thưởng sau khi nhân với hệ số mức lương cơ sở được làm tròn số lên hàng chục ngàn đồng tiền Việt Nam là 23.100.000 đồng theo khoản 2 Điều 68 Nghị định 91/2017/NĐ-CP).

Từ ngày 01/07/2023, mức thưởng này sẽ được tăng lên, cụ thể là 27.900.000 đồng, tăng 4.805.000 đồng so với quy định cũ.

Thứ hai, tại Điều 31 Nghị định 131/2021/NĐ-CP và Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 75/2021/NĐ-CP, Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định 75/2021/NĐ-CP, Bà mẹ được phong tặng danh hiệu vinh dự Nhà nước Bà mẹ Việt Nam Anh hùng được hưởng phụ cấp, trợ cấp như sau:

+ Trợ cấp: 4.872.000 đồng/tháng

+ Phụ cấp: 1.361.000 đồng/tháng

Bà mẹ Việt Nam anh hùng được tặng danh hiệu nhưng chết mà chưa được hưởng chế độ ưu đãi hoặc được truy tặng danh hiệu “Bà mẹ Việt Nam anh hùng được hưởng 20,0 lần mức chuẩn.

Và tại khoản 1 Điều 3 Nghị định 75/2021/NĐ-CP về mức trợ cấp, phụ cấp ưu đãi đối với người có công với cách mạng quy định:

Mức chuẩn trợ cấp ưu đãi
1. Mức chuẩn trợ cấp ưu đãi người có công với cách mạng là 1.624.000 đồng (sau đây gọi tắt là mức chuẩn).

Như vậy, Bà mẹ Việt Nam anh hùng được tặng danh hiệu nhưng chết mà chưa được hưởng chế độ ưu đãi hoặc được truy tặng danh hiệu “Bà mẹ Việt Nam anh hùng được hưởng 20,0 lần mức chuẩn = 32.480.000 đồng

Mức trợ cấp người thân của Bà mẹ Việt Nam Anh hùng từ 01/07/2023?

Thứ nhất, quy định tại Điều 19 Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng 2020 như sau:

Chế độ ưu đãi đối với thân nhân của Bà mẹ Việt Nam anh hùng
1. Trợ cấp một lần đối với thân nhân khi Bà mẹ Việt Nam anh hùng được tặng danh hiệu nhưng chết mà chưa được hưởng chế độ ưu đãi hoặc được truy tặng danh hiệu “Bà mẹ Việt Nam anh hùng”.
2. Trợ cấp một lần đối với thân nhân với mức bằng 03 tháng trợ cấp hằng tháng, phụ cấp hằng tháng hiện hưởng khi Bà mẹ Việt Nam anh hùng đang hưởng trợ cấp hằng tháng, phụ cấp hằng tháng chết.
3. Trợ cấp mai táng đối với người hoặc tổ chức thực hiện mai táng khi Bà mẹ Việt Nam anh hùng đang hưởng trợ cấp hằng tháng, phụ cấp hằng tháng chết.
4. Bảo hiểm y tế đối với người phục vụ Bà mẹ Việt Nam anh hùng sống ở gia đình."

Như vậy, trợ cấp một lần đối với thân nhân khi Bà mẹ Việt Nam anh hùng được tặng danh hiệu nhưng chết mà chưa được hưởng chế độ ưu đãi hoặc được truy tặng danh hiệu “Bà mẹ Việt Nam anh hùng là

+ Trợ cấp: 4.872.000 đồng/tháng x 3 = 14.616.000 đồng

+ Phụ cấp: 1.361.000 đồng/tháng x 3 = 4.083.000 đồng

Thứ hai, tại Điều 3 Nghị định 56/2013/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Pháp lệnh quy định danh hiệu vinh dự Nhà nước "Bà mẹ Việt Nam anh hùng", có quy định như sau:

- Bà mẹ được truy tặng danh hiệu vinh dự Nhà nước “Bà mẹ Việt Nam anh hùng” thì thân nhân thờ cúng bà mẹ được nhận Bằng, Huy hiệu “Bà mẹ Việt Nam anh hùng”, được hưởng các chế độ theo quy định của pháp luật về thi đua, khen thưởng và pháp luật về ưu đãi người có công với cách mạng.

- Kinh phí lễ tang Bà mẹ Việt Nam anh hùng không quá 02 tháng lương tối thiểu chung cho 01 trường hợp. Như vậy, tính đến ngày 30/06/2023, lễ tang Bà mẹ Việt Nam anh hùng không quá 2.980.000 đồng cho 01 trường hợp. Từ ngày 01/07/2023, lễ tang Bà mẹ Việt Nam anh hùng không quá 3.600.000 đồng cho 01 trường hợp.

Thứ ba, theo khoản 2 Điều 31 Nghị định 131/2021 NĐ-CP quy định:

- Bà mẹ Việt Nam anh hùng đã chết mà chưa được hưởng chế độ ưu đãi thì đại diện thân nhân được hưởng trợ cấp một lần từ tháng Sở Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành quyết định trợ cấp ưu đãi theo mức quy định tại thời điểm Chủ tịch nước ký quyết định.

Thứ tư, khoản 5 Điều 4 Thông tư liên tịch 03/2014/TTLT-BNV-BQP-BLĐTBXH quy định như sau:

Đối với bà mẹ được truy tặng Danh hiệu vinh dự Nhà nước “Bà mẹ Việt Nam anh hùng” thì khoản tiền một lần và hiện vật khen thưởng được trao cho người chồng; nếu người chồng đã từ trần thì trao cho con hoặc vợ liệt sĩ thường xuyên giữ trách nhiệm thờ cúng bà mẹ; trường hợp bà mẹ không còn chồng, con thì trao cho người thân gần nhất chịu trách nhiệm thờ cúng, chăm sóc phần mộ của bà mẹ, theo đề nghị bằng văn bản của chính quyền cấp xã nơi bà mẹ cư trú khi còn sống.

Thứ năm, Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 75/2021/NĐ-CP, Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định 75/2021/NĐ-CP quy định như sau:

Bà mẹ Việt Nam Anh hùng trẻ nhất Việt Nam là ai?

Có lẽ chị Lê Thị Minh Thủy, 56 tuổi, hiện ở Nha Trang (Khánh Hòa) là Mẹ Việt Nam anh hùng trẻ nhất hiện nay.

Mẹ Việt Nam anh hùng lương tháng bao nhiêu?

Như vậy, mỗi tháng bà mẹ Việt Nam anh hùng sẽ được hưởng trợ cấp là 6.165.000 đồng. - Được hưởng phụ cấp hằng tháng là 1.722.000 đồng theo Phụ lục I của Nghị định 55/2023/NĐ-CP.

Hiện nay cả nước ta có tất cả bao nhiêu mẹ Việt Nam anh hùng?

Mẹ Việt Nam anh hùng là đối tượng đặc biệt trong chính sách ưu đãi người có công. Đến nay, cả nước đã phong tặng, truy tặng gần 140 nghìn mẹ Việt Nam anh hùng. Tuy nhiên, đến nay theo số liệu hiện tại, chỉ còn 2988 mẹ VNAH còn sống.

Mẹ Việt Nam anh hùng ở Quảng Nam là ai?

Nguyễn Thị Thứ (1904 – 10 tháng 12 năm 2010) là người được Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam trao tặng danh hiệu Bà mẹ Việt Nam anh hùng. Bà sinh tại xóm Rừng, thôn Thanh Quýt, xã Điện Thắng Trung, thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam.