Muối vừng để được bao lâu

Thỉnh thoảng ăn cơm với muối vừng đưa cơm phải biết, thậm chí ăn muối vừng với cơm nguội lúc đói cũng thấy ngon rồi, nhất là buổi sáng ăn xôi được chấm chút muối vừng lạc rang thì “chất” phải biết luôn nhỉ? Nhắc đến là lại thấy thèm rồi, bạn tham khảo ngay bên dưới để “trữ” cho nhà mình hũ muối vừng lạc tiện lợi và cực ngon này nha!

I. CÁCH LÀM MUỐI VỪNG LẠC TẠI NHÀ

1. Nguyên liệu cần có cho món ăn này

+ Vừng trắng: 100g

+ Lạc: 200g

+ Muối tinh: 20g

2. Cách làm muối vừng ngon nhất

Bước 1: Bắc chảo lên bếp, bạn cho lạc vào rang với lửa nhỏ, đảo đều tay đến khi lạc ngả sang màu vàng và bắt đầu bong vỏ thì tắt bếp. Muối vừng lạc ngon thì nguyên liệu chiếm vị trí cực kỳ quan trọng, khi chọn nguyên liệu bạn nên để ý kĩ chút nhé, lạc nên chọn những củ bóng, mẩy và đều hạt thì khi rang lên sẽ thơm ngon hơn.

Rang xong bạn ủ lạc vào mảnh vải sạch hoặc tờ báo khoảng 15-20 phút cho lạc giòn.

Bước 2: Lạc nguội bạn vò kỹ cho sạch vỏ.

Bước 3: Tiếp tục vẫn chảo đó bạn rang vừng đến khi vừng thơm và chín vàng thì đổ ra bát, với vừng bạn cũng rang với lửa nhỏ.

Bước 4: Cho muối vào chảo rang khô.

Bước 5: Cho vừng + lạc + muối vào máy xay sinh tố xay, trộn đều các nguyên liệu với nhau. Nhưng cách làm muối vừng ngon và thơm hơn thì bạn nên giã bằng cối nhé. Dù giã hay xay thì bạn cũng đừng làm lạc nhuyễn quá mà để hạt lạc còn to to chút.

Đổ muối vừng vào lọ thủy tinh khô, sạch, đậy kín nắp lọ và cất đi dùng dần. Cách làm muối mè đậu phộng này không khó mà còn rất nhanh phải không bạn? Với món này bạn có thể dùng để ăn cùng cơm trắng, để chấm với rau luộc và đặc biệt dùng ăn kèm với xôi buổi sáng rất là ngon!

II. CÁCH LÀM MUỐI VỪNG TRUYỀN THỐNG

1. Nguyên liệu làm Muối vừng

Vừng đen 300 gr

Muối 1 muỗng canh

Dụng cụ thực hiện: Máy xay, chảo, rổ, nồi đất, vá,…

2. Cách chế biến muối vừng

Bước 1: Rửa vừng

Cho vừng vào một cái thau rồi xả nước thật nhiều, tới khi ngập mặt vừng vẫn xả tiếp cho đến khi nước gần đầy thau.

Bạn dùng tay đảo vừng trong thau nước theo 1 chiều để làm sạch chúng.

Tiếp theo, bạn lấy từng nắm vừng lên rồi chà xát những hạt vừng với nhau, sau khi đã chà xát kĩ thì vớt ra để vào 1 cái rổ. Lặp lại cho đến khi hết vừng trong thau.

Bạn có thể thực hiện rửa vừng trong khoảng 2 – 3 lần để vừng sạch bụi bẩn. Sau khi rửa xong bạn để khoảng nửa tiếng để vừng ráo hẳn.

Mách nhỏ: Để vừng ráo nước, khi đựng vừng trong rổ, bạn có thể thực hiện đảo vừng vài lần. Bạn nên để vừng càng ráo càng tốt, như vậy sẽ tiết kiệm nhiều thời gian và công sức hơn cho bước rang vừng.

Bước 2: Rang vừng

Bắc 1 cái chảo lớn lên bếp, mở lửa to để chảo thật nóng.

Sau khi chảo nóng, cho tất cả vừng vào rang đều tay. Đến khi bạn thấy nước trong vừng bốc hơi và nghe thấy tiếng nổ lép bép, hạ nhỏ lửa rồi đảo đều tay.

Rang vừng trong khoảng 15 phút, cho đến khi có mùi thơm tỏa ra. Bạn thử múc vài hạt vừng lên rồi kiểm tra xem vừng có giòn không. Nếu giòn thì vừng đã chín rồi đấy!

Mách nhỏ: Để vừng chín đều và không bị cháy, khi rang bạn hãy đảo thật đều tay trên lửa nhỏ nhé.
Sau khi vừng chín, cho vừng vào 1 cái nồi đất, đậy khăn lên rồi đậy nắp vung lại, hạ thổ 1 đêm. Làm như vậy thì vừng được ủ kĩ hơn, sẽ kéo dài được thời gian bảo quản vừng.

Bước 3: Xay vừng

Sau khi hạ thổ, bạn lấy vừng ra rồi trộn vừng với tỷ lệ 20 vừng : 1 muối. Nếu bạn sử dụng 300gr vừng, hãy dùng khoảng 1 muỗng canh muối.

Bạn chỉ cần cho vào cối rồi nghiền nhuyễn hỗn hợp muối – vừng ra là được. Hoặc dùng máy xay để xay nhỏ hỗn hợp muối – vừng.

Mách nhỏ:

Nếu có máy xay thì bạn hãy cho vừng vào trong máy xay để xay, thì sẽ tiết kiệm được công sức mà vừng cũng được xay ra nhuyễn hơn.
Bạn có thể dùng vừng trắng – vừng đen trộn lẫn cùng nhau để làm muối vừng theo sở thích.

Thành phẩm:

Muối vừng dễ ăn lại giàu dinh dưỡng, bạn có thể sử dụng để ăn kèm nhiều món ăn khác nhau như rắc lên cơm nóng, chấm trái cây,… đều thơm ngon.

III. MUỐI VỪNG TÔM KHÔ

1. Nguyên liệu làm Muối vừng tôm khô

Tôm khô 200 gr

Vừng trắng 80 gr

Muối 1 muỗng canh

Bột tỏi 1 muỗng canh

Cách chọn mua tôm khô thơm ngon: Chọn mua tôm khô có màu cam hoặc hơi ngả vàng, có mùi đặc trưng và không có mùi hay đốm lạ.
Sờ vào tôm khô có cảm giác chắc chắn, có độ khô nhất định và không quá ẩm.

Bột tỏi bạn có thể dễ dàng tìm mua tại các chợ, siêu thị, cửa hàng gia vị hay các trang thương mại điện tử trên toàn quốc.

Dụng cụ thực hiện: Máy xay, chảo, tô, vá, hũ đựng,…

2. Cách chế biến Muối vừng tôm khô

Bước 1: Sơ chế và rang tôm khô

Tôm khô cho vào 1 cái tô rồi đổ nước sôi cho đến khi ngập mặt tôm. Để khoảng 1 tiếng rồi vớt ra, rửa sạch với nước để loại sạch bụi và chất bẩn còn bám trong tôm. Vớt ra để ráo.

Bắc 1 cái chảo lên bếp rồi đun thật nóng. Cho tôm đã để ráo nước vào đảo đều tay, hạ nhỏ lửa và rang đến khi tôm thật khô.

Bước 2: Rang vừng và rang muối

Bạn có thể sử dụng lại chảo rang tôm dùng mới nãy. Để chảo cho thật nóng rồi đổ vừng vào rang.

Để lửa nhỏ và đảo đều tay trong khoảng 10 – 15 phút, cho đến khi có mùi thơm tỏa ra, có tiếng nổ lép bép và vừng chuyển sang màu vàng. Khi vừng chín đổ vừng ra 1 cái chén.

Lại sử dụng cái chảo để rang muối trong khoảng 3 – 5 phút cho muối bốc hết hơi nước ra.

Lưu ý: Bạn có thể thử xem vừng có chín chưa bằng cách bóp thử vài hạt vừng, nếu giòn thì vừng đã chín. Để vừng được chín đều, thơm và không bị cháy, bạn nhớ rang lửa nhỏ nhé. Bạn có thể không cần rang muối nhưng rang thì muối khô hơn, sẽ bảo quản món ăn được lâu hơn. Còn nếu bạn sử dụng vừng rang ngay thì không cần rang muối đâu!

Bước 3: Làm muối vừng tôm khô

Cho tôm khô vào cối rồi giã thật nhỏ. Sau khi giã nhỏ, bạn lại bắc chảo lên bếp, đun thật nóng và rang tôm giã nhỏ thêm một lần nữa cho thật khô. Sau đó, bạn cho vừng vào cối, giã nhỏ. Cho tôm giã nhỏ, vừng giã nhỏ, 1 muỗng canh muối và 1 muỗng canh bột tỏi vào 1 cái tô, trộn đều đến khi muối vừng tôm khô quyện vào nhau.

Mách nhỏ: Để tiết kiệm thời gian, bạn có thể dùng máy xay để xay nhỏ tôm khô, vừng rồi tiến hành trộn đều các nguyên liệu.

Thành phẩm: Muối vừng tôm khô “ngon lành cành đào” cực kì ngon miệng và dễ làm. Bạn có thể ăn với cơm nóng, nhất là vào những ngày mưa, sẽ cực kì “hao cơm” đấy!

Cách chọn mua vừng ngon: Chọn mua vừng không có bụi, đất bám xung quanh hạt vừng. Hãy chọn những hạt vừng có mùi thơm đặc trưng và không có mùi của đất. Nếu có mùi của đất là hạt vừng chưa được làm sạch, không nên mua. Cách tốt nhất là bạn hãy chọn sản phẩm có nhãn mác, bao bì đầy đủ ở các cửa hàng hoặc siêu thị uy tín.

Cách bảo quản muối vừng:  Bạn có thể để muối vừng trong 1 cái hũ, đậy nắp kín và có thể bảo quản ở nhiệt độ phòng trong 1 – 2 tuần.
Nếu để trong ngăn mát tủ lạnh, bạn có thể bảo quản muối vừng tới 2 tháng.

Chúc bạn có hũ muối vừng thật ngon nhé!

Video liên quan

Chủ đề