Nghị quyết 79 hướng dẫn chỉ thị 13 về rừng

Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 6, sáng ngày 01/11/2023, Quốc hội tiếp tục thảo luận ở hội trường về đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2023; dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024.

Phát biểu, góp ý tại hội trường, đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Thu Nguyệt - TUV, Bí thư Thị ủy Buôn Hồ phát biểu tập trung vào 2 nội dung: (1) Công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng. (2) Vấn đề giải quyết quyền lợi cho người lao động khi người sử dụng lao động nợ bảo hiểm xã hội (BHXH), Bảo hiểm Y tế (BHYT).

Nghị quyết 79 hướng dẫn chỉ thị 13 về rừng

Đại biểu Nguyễn Thị Thu Nguyệt - TUV, Bí thư Thị ủy Buôn Hồ, phát biểu tại hội trường

1. Đối với công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng:

Đại biểu cho rằng, trong những năm qua, Đề án “bảo vệ, khôi phục và phát triển rừng bền vững vùng tây nguyên giai đoạn 2016-2030” được Chính phủ chỉ đạo, triển khai với nhiều mục tiêu, giải pháp quan trọng, trong đó việc tiếp tục thực hiện chính sách giao đất, giao rừng sản xuất cho hộ gia đình, doanh nghiệp được xem là giải pháp mang tính đột phá. Tuy nhiên trong những năm trở lại đây, chất lượng môi trường đang biến đổi theo chiều hướng bất lợi cùng với việc giữ rừng chưa thật hiệu quả nên diện tích rừng ngày càng bị thu hẹp, chỉ tính trong 9 tháng năm 2023, cả nước có 1594 ha rừng bị thiệt hại, tăng 79,5% so với cùng kỳ, trong đó diện tích rừng bị chặt, phá là 922,2 ha, tăng 6,8%. Trước thực trạng này, đại biểu trân trọng đề nghị Chính phủ cần quan tâm đặc biệt, tháo gỡ những vướng mắc trong thực hiện các chính sách, quy định pháp luật hiện nay.

Về chính sách Nhà nước đặt hàng quản lý bảo vệ rừng. Theo Nghị quyết số 30 của Bộ Chính trị về tiếp tục sắp xếp, đổi mới và phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty nông, lâm nghiệp có nêu: “… đối với rừng sản xuất là rừng tự nhiên nghèo có khả năng phục hồi trong thời gian chưa khai thác thì thực hiện cơ chế giao nhiệm vụ công ích theo phương thức Nhà nước đặt hàng”. Tuy nhiên hiện nay, chưa có văn bản nào hướng dẫn triển khai thực hiện cơ chế này nên các đơn vị chủ rừng, đặc biệt là các doanh nghiệp, các công ty lâm nghiệp đã nhận hàng chục ngàn hécta rừng khộp là rừng sản xuất, sử dụng vào mục đích kinh tế đang rất khó khăn. Đề nghị Chính phủ cần có chính sách hỗ trợ đặt hàng bảo vệ rừng tự nhiên nghèo cho đối tượng được giao quản lý rừng nghèo khác ngoài Nhà nước; chính sách miễn giảm tiền thuê đất, thuê rừng đối với các công ty lâm nghiệp hiện đang thực hiện nhiệm vụ công ích về quản lý, bảo vệ rừng tự nhiên được nhà nước giao.

Nghị quyết 79 hướng dẫn chỉ thị 13 về rừng

Quang cảnh phiên khai mạc kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV

Về chuyển đổi mục đích sử dụng rừng đặc dụng, theo đại biểu, hiện nay vẫn chưa có sự thống nhất giữa Luật Đất đai và Luật Lâm nghiệp về thẩm quyền chuyển mục đích sử dụng đất, chuyển mục đích sử dụng rừng, nhất là việc chuyển đổi mục đích sử dụng rừng đặc dụng. Để đảm bảo nguyên tắc đồng bộ, thống nhất giữa các thủ tục về rừng với đất đai, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương nhất là vùng Tây nguyên, đề nghị Chính phủ phân cấp mạnh mẽ thẩm quyền cho địa phương trong việc được quyết định “Chuyển mục đích sử dụng đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ dưới 50 ha; đất rừng sản xuất dưới 1.000 ha đối với các công trình/dự án phù hợp với quy hoạch lâm nghiệp cấp quốc gia, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt quyết định”.

Về Chính sách bảo vệ rừng theo quy định tại các Nghị định của Chính phủ. Theo đại biểu, Chính phủ quy định mức hỗ trợ kinh phí bảo vệ rừng là 300.000 đồng/ha/năm hoặc 400.000 đồng/ha/năm (đối với khu vực II và III); Mức đầu tư trồng rừng phòng hộ, đặc dụng là 30 triệu đồng/ha; Mức hỗ trợ trồng rừng sản xuất chỉ từ 5 triệu đồng/ha đến 8 triệu đồng/ha (các tỉnh vùng Tây Nguyên được hỗ trợ thêm 2 triệu đồng/ha) là quá thấp so với yêu cầu công tác bảo vệ rừng vốn dĩ hết sức nặng nề, phức tạp và nguy hiểm. Nếu tính đúng, đủ theo định mức quản lý bảo vệ rừng tại Quyết định số 38 của Bộ Nông nghiệp và PTNT thì kinh phí bảo vệ rừng tương đương gần 1,3 triệu đồng/ha/năm, do vậy đề nghị Chính phủ điều chỉnh kịp thời chính sách này theo hướng tăng mức hỗ trợ cho phù hợp với thực tế hoặc giao cho chính quyền địa phương tự xem xét, quyết định mức hỗ trợ trên cơ sở khả năng cân đối ngân sách đảm bảo yêu cầu công tác quản lý, bảo vệ rừng.

Nghị quyết 79 hướng dẫn chỉ thị 13 về rừng

Quang cảnh Quốc hội thảo luận tại Hội trường sáng ngày 01/11/2023

2. Vấn đề giải quyết quyền lợi cho người lao động khi người sử dụng lao động nợ BHXH, BHYT:

Về nội dung này, đại biểu nhận định, chính sách BHXH, BHYT, Bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) luôn hướng đến mục tiêu là chăm lo cho con người, vì sự phát triển của con người. Việc thực hiện các chính sách và thụ hưởng từ các chính sách này đã được pháp luật quy định khá rõ ràng đối với người sử dụng lao động và người lao động. Tuy nhiên, thực tiễn hiện nay cho thấy, tình trạng người sử dụng lao động nợ BHXH, thậm chí cố tình trốn tránh trách nhiệm trong việc trích đóng BHXH trong khi người lao động đã nộp BHXH qua khấu trừ hàng tháng trong bảng lương không phải là con số nhỏ nhưng khi phát sinh quyền lợi thì người lao động bị từ chối thanh toán. Ở đây có thể thấy rằng “Lỗi không phải của người lao động nhưng người lao động lại gánh hậu quả”.

Do vậy, đại biểu đề nghị Chính phủ, BHXH Việt Nam một mặt tăng cường các biện pháp ngăn chặn, xử lý theo quy định pháp luật đối với các doanh nghiệp, người sử dụng lao động có hành vi vi phạm, mặt khác cần có giải pháp bảo đảm quyền lợi liên quan đến chính sách BHXH, BHYT, BHTN cho người lao động cũng như các rủi ro khi xãy ra tai nạn lao động, đau ốm, thôi việc, nghỉ việc, chuyển việc khi có đủ cơ sở xác định người lao động đã tham gia đóng đủ BHXH, BHYT- Xem đây là vấn đề mà các Cơ quan quản lý nhà nước cần can thiệp, giải quyết và ưu tiên bảo vệ người lao động bằng các quy định của pháp luật. Đại biểu cho rằng không thể để cho người lao động phải loay hoay, tự mình đi đòi quyền lợi hết sức chính đáng của mình; đây cũng là giải pháp để giữ chân, gắn trách nhiệm cũng như tạo niềm tin của người lao động với chính sách BHXH ngay tại cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp nơi mình đang làm việc.

Tiếp tục Chương trình kỳ họp thứ 6, ngày 02/11/2023 Quốc hội tiếp tục thảo luận tại hội trường về “Đánh giá giữa nhiệm kỳ thực hiện Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025; Kế hoạch tài chính quốc gia và vay, trả nợ công 5 năm giai đoạn 2021 - 2025. Tình hình thực hiện ngân sách nhà nước năm 2023, dự toán ngân sách nhà nước, phương an phân bổ ngân sách Trung ương năm 2024..../.