Nghiệp vụ kế toán trung tâm ngoại ngữ

Đại lý thuế Trọng Đạt được Cục thuế Hà Nội cấp giấy phép hoạt động đại lý thuế số 79640 đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ về thuế. Với bề dày kinh nghiệm làm việc với cơ quan thuế, đã trải qua nhiều cuộc kiểm tra thuế với kết quả tốt.

KẾ TOÁN TRƯỜNG HỌC, TRUNG TÂM ĐÀO TẠO

1./ Là ngành nghề kinh doanh có điều kiện

Giáo dục đào tạo (gồm giáo dục mầm non, đào tạo ngoại ngữ, đào tạo trẻ tự kỷ...) là ngành nghề kinh doanh yêu cầu 2 loại giấy phép:

- Giấy phép 1: Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (Sở Kế hoạch và Đầu tư cấp) trong đó có đăng ký ngành nghề giáo dục, đào tạo.

- Giấy phép 2: Giấy phép hoạt động đào tạo do Sở giáo dục và Đào tạo cấp.

Quy trình cấp phép tuỳ thuộc vào loại hình đào tạo, ví dụ đào tạo ngoại ngữ - tiếng Anh hoặc giáo dục mầm non có quy trình cấp phép khác nhau.

Giấy phép này ngoài việc đảm bảo cho doanh nghiệp đủ điều kiện hoạt động còn là cơ sở để doanh nghiệp xác định được ưu đãi thuế.

2./ Thuế giá trị gia tăng

Theo điều 4 thông tư số 219/2013/TT-BTC về đối tượng không chịu thuế GTGT:

13. Dạy học, dạy nghề theo quy định của pháp luật bao gồm cả dạy ngoại ngữ, tin học; dạy múa, hát, hội họa, nhạc, kịch, xiếc, thể dục, thể thao; nuôi dạy trẻ và dạy các nghề khác nhằm đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ văn hóa, kiến thức chuyên môn nghề nghiệp.

- Nếu đơn vị đào tạo đã được cấp giấy phép đào tạo (giấy phép số 2) thì hoạt động đào tạo thuộc diện không chịu thuế, tức là không phải nộp thuế GTGT đầu ra.

- Nếu đơn vị đào tạo chỉ có giấy phép số 1 mà không có giấy phép số 2 thì thuộc diện nộp thuế GTGT theo quy định.

Công văn số 85043/CT-TTHT ngày 02/10/2018 của Cục thuế Hà Nội cũng hướng dẫn:

Trường hợp Chi nhánh Công ty CP phát triển công nghiệp xây lắp và thương mại Hà Tĩnh tại TP Hà Nội thực hiện dịch vụ đào tạo tiếng Nhật cho người lao động cho đến khi người lao động thi tuyển và đạt yêu cầu của các Công ty tại Nhật Bản trước khi sang Nhật Bản làm việc, nếu Chi nhánh Công ty CP phát triển công nghiệp xây lắp và thương mại Hà Tĩnh tại TP Hà Nội thực hiện đầy đủ các thủ tục về đăng ký, cấp phép hoạt động (nếu có) theo đúng quy định của pháp luật thì hoạt động đào tạo này thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT theo hướng dẫn tại khoản 13 Điều 4 Thông tư số 219/2013/TT-BTC của Bộ Tài chính.

3./ Xuất hoá đơn đầu ra

Tại sao giáo dục cũng phải xuất hoá đơn đầu ra?

Thu học phí, đó là khoản thu của doanh nghiệp (kể cả tổ chức, cá nhân không phải doanh nghiệp nhưng kinh doanh hoạt động đào tạo) phát sinh từ hoạt động kinh doanh về đào tạo mà có. Vì vậy, đơn vị thu học phí phải xuất hoá đơn cho tiền học phí thu được

Theo quy định tại thông tư số 39/2014/TT-BTC:

Người bán phải lập hóa đơn khi bán hàng hóa, dịch vụ, bao gồm cả các trường hợp hàng hoá, dịch vụ dùng để khuyến mại, quảng cáo, hàng mẫu; hàng hoá, dịch vụ dùng để cho, biếu, tặng, trao đổi, trả thay lương cho người lao động (trừ hàng hoá luân chuyển nội bộ, tiêu dùng nội bộ để tiếp tục quá trình sản xuất)

Theo hướng dẫn tại Công văn số 66595/CT-TTHT ngày 02/10/2018 của Cục thuế Hà Nội

1. Trường hợp của Trường Nhật Bản Hà Nội được thành lập theo Quyết định của Bộ Giáo dục và đào tạo để dạy học, dạy nghề theo quy định của pháp luật thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT. Khi thu tiền học phí của học sinh đơn vị lập hóa đơn GTGT theo quy định tại Khoản 7 Điều 3 Thông tư 26/2015/TT-BTC ngày 27/02/2015 của Bộ Tài chính. Trên hóa đơn dòng thuế suất, số thuế GTGT không ghi và gạch bỏ.

4./ Thuế thu nhập doanh nghiệp

Đối với hoạt động đào tạo, trường hợp đã được cấp giấy phép số 2 và thuộc diện xã hội hoá giáo dục thì được ưu đãi thuế với thuế suất 10%.

Trường hợp không có giấy phép đào tạo hoặc không đủ điều kiện về xã hội hoá giáo dục thì thuế suất áp dụng là 20% (thuế suất phổ thông).

Thuế suất này được tính trên Doanh thu - Chi phí

Doanh thu: Là tiền học phí thu được

Chi phí: Gồm các khoản phục vụ hoạt động đào tạo như

- Chi phí về cơ sở vật chất: thuê trường lớp, mua bàn ghế, thiết bị giảng dạy...

- Chi phí về giáo viên: Tiền lương, các khoản phụ cấp, thưởng....

- Chi phí quản lý của doanh nghiệp...

Xem thêm: Thư viện pháp luật về thuế - kế toán


(*) Tại thời điểm bạn đọc bài viết này, các quy định có thể đã được sửa đổi, bổ sung hoặc có cách hiểu khác. Bạn vui lòng cập nhật và đối chiếu với quy định hiện hành mới nhất. Bài viết mang tính chất tham khảo, không mang tính hướng dẫn cụ thể cho tổ chức, cá nhân nào.

Đăng ký nhận bản tin

Nhận thông báo cập nhật về thuế; kế toán, kiểm toán; bảo hiểm; doanh nghiệp

answer

Phạm Tài Ðức · Phạm Tài Ðức 14:10 21/09/2015

Ðề: kế toán tại trung tâm ngoại ngữ

Mình cũng đang mắ như bạn này, ... Hu h

1 hữu ích 0 bình luận chia sẻ

answer

Hoàng Diệu Hạnh · Hoàng Diệu Hạnh 18:10 26/09/2015

Ðề: kế toán tại trung tâm ngoại ngữ

Hic, mình cũng đang đầu đầu, Công ty có mở cơ sở đào tạo ngoại ngữ, Sở hướng dẫn hạch toán riêng, báo cáo riêng không làm chung với Công ty, đang rối không biết làm sao. Có ai từng làm chỉ giáo với

3 hữu ích 0 bình luận chia sẻ

answer

Tạ Ngọc Ðiệp · Tạ Ngọc Ðiệp 20:10 28/09/2015

Cty em cũng mới thanh lập . Làm trung tâm anh ngữ luôn mn giúp e vs . Về ssoor sách hạch toán . ko bbits Bắt đàu từ đầu ntn

4 hữu ích 0 bình luận chia sẻ

answer

Dương Ðình Hảo · Dương Ðình Hảo 20:10 27/09/2015

Chi giáo giúp e vs ah. E mới vào cũng cty mới thanh lập luôn

3 hữu ích 0 bình luận chia sẻ

answer

Trần Thanh Bình · Trần Thanh Bình 16:10 27/09/2015

tham khảo giúp mình: //danketoan.com/threads/thue-gtgt-tai-trung-tam-ngoai-ngu.73803/

6 hữu ích 0 bình luận chia sẻ

answer

Phạm Công Hùng · Phạm Công Hùng 19:10 22/09/2015

Bạn lưu ý: Nếu "Pháp nhân" thành lập Trung tâm ngoại ngữ đó Là Doanh nghiệp (DNTN, Công ty TNHH,...) thì việc hạch toán kế toán của trung tâm áp dụng theo Chế độ kế toán DN-VVN ban hành theo quyết định 48/2006 (như các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ khác).

- Do là ngành dịch vụ "dạy ngoại ngữ"; doanh thu là tiền học phí; chi phí chủ yếu là tiền lương cửa GV, khấu hao TSCD; dịch vụ mua ngoài "điện, nước...) và chi phí hành chính... Cho nên việc hạch toán khá đơn giản; bạn chỉ sử dụng chừng tối đa 20Tài khoản kế toán mà thôi.

- Doanh thu phản ánh bên Có TK 511 (có thể theo dõi chi tiết theo khóa học...); cuối tháng, quý, năm kết chuyển về bên Có TK 911 để xác định lỗ lãi;

- Chi phí trực tiếp (lương GV, khấu hao, phân bổ CCDC...) phản ánh bên NợTK154, cuối kỳ kết chuyển về bên Nợ TK 632 sau đó tiếp tục kết chuyển về bên Nợ TK 911

- Chi phí gián tiếp và chi phí chung phản ảnh bên Nợ TK 642; cuối kỳ kết chuyển về bên Nợ TK911

- Ngoài ra có thể có một số Doanh thu, chi phí khác (ngoài học phí) bạn hạch toán vào các TK liên quan theo hướng dẫn trong CĐKT.

-Cuối kỳ xác định Kết quả kinh doanh bằng chênh lệch giữa bên có và bên Nợ TK 911 để kết chuyển về TK 421 (Lãi chưa phân phối).

II- Nếu TT chỉ có doanh thu dạy NN; thì hàng tháng bạn không phải khai thuế GTGT (vì hoạt động này không chịu thuế GTGT; Nhưng bạn phải khai thuế TNCN khấu trừ của GVvà người lao động..

- hàng quý bạn khai, tạm nộp thuế Thu nhập doanh nghiệp

- Cuối năm lập BCTC và quyết toán thuế TNDN theo quy định tại TT 130/2008 và quyết toán thuế TNCN.

Ăn cắp theo nguồn Yahoo nha bạn, không phải của mình

3 hữu ích 0 bình luận chia sẻ

answer

Trần Diễm Lộc · Trần Diễm Lộc 15:10 22/09/2015

Em mới làm tại trung tâm ngoại ngữ mới thành lập. Em biết rằng hoạt động dạy học thì không chịu thuế GTGT. Tuy nhiên, phần mua bán sách có cần phải kê khai thuế GTGT không? Mà sách đa số là thầy cô soạn, in và photo bán cho các học sinh chứ không phải bán sách gốc. Do đó không biết quyết toán thế nào. Anh chị nào từng làm qua chỉ em với. Cám ơn

5 hữu ích 0 bình luận chia sẻ

answer

Bùi Hiệp Vũ · Bùi Hiệp Vũ 21:10 20/09/2015

bạn ơi h bạn làm như thế nào

0 hữu ích 0 bình luận chia sẻ

answer

Hồ Thế Ngọc · Hồ Thế Ngọc 21:10 29/09/2015

chào mọi người , em cũng là mem mới về Kế toán trung tâm ngoại ngữ-Tin học, đv HCSN có thu, trung tâm cũng mới thành lập. Tình hình hiện tại các anh chị thế nào rùi ah . Có ac nào có kinh nghiệm , giúp em qua mail: cùng trao đổi nhé.

4 hữu ích 0 bình luận chia sẻ

Video liên quan

Chủ đề