Nhập hàng hóa sửa chữa tài sản cố định 211 năm 2024

Xem phim hướng dẫn

Tải phim hướng dẫn: Tại đây (Xem hướng dẫn tải phim)

1. Định khoản

1. Xuất kho hàng hóa, thành phẩm để chuyển hoặc chế tạo thành tài sản cố định

Nợ TK 211 Nguyên giá tài sản cố định hữu hình

Có TK 155 Thành phẩm (xuất kho ra sử dụng)

Có TK 154 Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang (SX xong đưa vào sử dụng ngay, không qua kho)

2. Chi phí lắp đặt, chạy thử… liên quan đến tài sản cố định

Nợ TK 211 Nguyên giá tài sản cố định hữu hình

Có TK 111, 112, 331 …

2. Mô tả nghiệp vụ

Khi phát sinh nghiệp vụ xuất kho thành phẩm đưa vào sử dụng ghi tăng TSCĐ sẽ phát sinh các hoạt động sau:

1. Căn cứ vào nhu cầu sử dụng đơn vị, bộ phận có nhu cầu nghị xuất thành phẩm sử dụng

2. Kế toán kho lập Phiếu xuất kho, sau đó chuyển Kế toán trưởng và Giám đốc ký duyệt

3. Căn cứ vào Phiếu xuất kho, Thủ kho xuất kho hàng hoá

4. Thủ kho ghi sổ kho, còn kế toán ghi sổ kế toán kho.

5. Kế toán tài sản lập biên bản giao nhận tài sản và thực hiện bàn giao cho bộ phận sử dụng.

6. Các bên liên quan ký vào biên bản giao nhận tài sản, sau đó chuyển cho kế toán tài sản lưu và ghi tăng tài sản cố định

3. Hướng dẫn trên phần mềm

Vai trò Kế toán kho

Sẽ hạch toán nghiệp vụ xuất kho thành phẩm được đưa vào sử dụng làm TSCĐ.

  • Vào phân hệ Kho\tab Nhập, xuất kho, chọn chức năng Thêm\Xuất kho.
  • Chọn loại phiếu xuất kho là Khác (Xuất sử dụng, góp vốn …).

  • Khai báo chứng từ xuất kho, sau đó nhấn Cất.
  • Nhấn chọn chức năng In trên thanh công cụ, sau đó chọn mẫu phiếu xuất kho cần in.
Vai trò Thủ kho

Sẽ tiếp nhận yêu cầu xuất kho thành phẩm, hàng hóa, đồng thời thực hiện ghi sổ kho.

  • Vào với vai trò Thủ kho, chọn tab Đề nghị nhập, xuất kho.
  • Chọn chứng từ xuất kho thành phẩm đưa vào sử dụng làm TSCĐ và nhấn Ghi sổ. Lựa chọn cơ chế ghi sổ và nhấn Ghi sổ => Hệ thống sẽ tự động chuyển thông tin của chứng từ vào các báo cáo tồn kho liên quan của thủ kho.

Tài sản cố định hữu hình là loại tài sản đem lại không ít giá trị về lợi nhuận kinh tế cho doanh nghiệp trong suốt vòng đời sử dụng của tài sản. Vậy tài sản cố định hữu hình là gì? Phân loại và hạch toán chúng như thế nào? Mời bạn tham khảo thông tin chi tiết trong bài viết sau đây của MISA MeInvoice.

Lưu ý: Trước khi tìm hiểu về tài sản cố định hữu hình, nếu chưa rõ những thông tin về tài sản cố định, bạn có thể tìm hiểu bài viết xem thêm.

Xem thêm: [Cập nhật] Tài sản cố định là gì? Phân loại các loại tài sản cố định

Theo Điều 2 Thông tư 45/2013/TT-BTC của Bộ Tài Chính: tài sản cố định hữu hình là những tư liệu lao động chủ yếu có hình thái vật chất thỏa mãn các tiêu chuẩn của tài sản cố định hữu hình, tham gia vào nhiều chu kỳ kinh doanh nhưng vẫn giữ nguyên hình thái vật chất ban đầu như nhà cửa, vật kiến trúc, máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải…

Nói một cách khác, tài sản cố định hữu hình là tài sản tồn tại dưới dạng vật chất có giá trị lớn, nhìn thấy và cảm nhận được, đồng thời chúng có thể bị hao mòn trong quá trình sử dụng hay bị hư hại do nhiều yếu tố như hỏa hoạn, thiên tai hoặc tai nạn.

2. Điều kiện để doanh nghiệp nhận biết và ghi nhận tài sản cố định hữu hình

Theo Khoản 1 Điều 3 Thông tư 45/2013/TT-BTC của Bộ Tài Chính ban hành quy định về tiêu chuẩn để nhận biết tài sản cố định hữu hình như sau:

– Việc sử dụng tài sản đó chắc chắn đem lại lợi ích kinh tế trong tương lai;

– Tài sản đó có thời gian sử dụng trên 1 năm trở lên;

– Nguyên giá tài sản phải được xác định một cách tin cậy và có giá trị từ 30.000.000 VND (Ba mươi triệu đồng) trở lên.

Nếu nhiều tài sản liên kết với nhau để tạo thành một hệ thống mà khi mỗi bộ phận của hệ thống đó có thời gian sử dụng khác nhau và khi một một bộ phận dừng do yêu cầu quản lý nhưng cả hệ thống vẫn hoạt động bình thường và thỏa mãn các điều kiện ghi nhận thì tài sản đó được coi là một tài sản cố định hữu hình độc lập.

Đối với động vật làm việc và/hoặc cho sản phẩm, thì từng con vật thỏa mãn đồng thời 3 tiêu chuẩn của tài sản cố định được coi là một tài sản cố định hữu hình.

Đối với vườn cây lâu năm, thì từng mảnh vườn cây hoặc cây thỏa mãn đồng thời 3 tiêu chuẩn của tài sản cố định được coi là một tài sản cố định hữu hình.

3. Đặc điểm của tài sản cố định hữu hình

Tài sản cố định hữu hình thường có 05 đặc điểm sau đây:

– Có tính thanh khoản rất cao (khi bán lại vẫn đem giá trị cao cho doanh nghiệp).

– Chiếm tỷ lệ lớn trong cấu trúc vốn của công ty.

– Thường được sử dụng làm căn cứ hợp lệ để khấu trừ thuế vì loại tài sản này thường khấu hao rất nhiều.

– Thường bị hao mòn trong quá trình sản xuất và giá trị của tài sản sẽ chuyển dần vào chi phí sản xuất trong hoạt động kinh doanh.

– Có thể được sử dụng làm tài sản thế chế có đảm bảo khi doanh nghiệp cần vay vốn.

Doanh nghiệp, kế toán viên quan tâm phần mềm MISA meInvoice & có nhu cầu dùng thử MIỄN PHÍ phần mềm với đầy đủ tính năng trong 7 ngày, vui lòng ĐĂNG KÝ tại đây:

Chủ đề