Nhảy việc tiếng anh là gì năm 2024

Bạn đã bao giờ cảm thấy công việc hiện tại không còn đủ thú vị như trước, hoặc đơn giản sự hài lòng mà bạn tìm kiếm trong công việc đang dần mất đi? Nếu câu trả lời là "có," thì rất có thể bạn đang đứng trước một quyết định lớn trong sự nghiệp: nhảy việc.

Vậy nhảy việc là gì? Cần lưu ý và chuẩn bị những gì để định hướng sự nghiệp đúng đắn và nhảy việc ít rủi ro? Có phải ai cũng nên nhảy việc hay không? Tất cả sẽ được giải đáp trong bài viết này!

Nhảy việc là gì?

“Nhảy việc” tiếng Anh là “job hopping” - thuật ngữ chỉ xu hướng người lao động tự nguyện thay đổi công việc, công ty hoặc vị trí công việc trong thời gian ngắn và thường xuyên. Những người nhảy việc còn được gọi là “job hoppers”, và họ có nhiều lý do khác nhau để thay đổi công việc. Các lý do nhảy việc phổ biến nhất trong thị trường lao động hiện đại là:

  • Tìm kiếm cơ hội, thử thách mới
  • Thay đổi nơi sinh sống/làm việc
  • Cải thiện môi trường làm việc
  • Tăng thu nhập cá nhân
  • Muốn làm việc trái ngành

Bên cạnh đó, người nhảy việc cũng phải đối mặt với một số khó khăn như:

  • Quá trình tìm việc và thích nghi với môi trường mới có thể mất nhiều thời gian
  • Việc xây dựng lại các mối quan hệ có thể là một thách thức mới, nhất là khi làm trái ngành
  • Thay đổi trong cuộc sống cá nhân
  • Việc đối mặt với các định kiến về chuyên môn, mức độ cam kết,...

Nhảy việc là một quyết định có thể dẫn bạn đến những cơ hội mới và sự hài lòng lâu dài trong sự nghiệp, nhưng cũng bao hàm những rủi ro nhất định. Phần tiếp theo của bài viết là những lời khuyên để bạn giảm thiểu được những rủi ro này và có một trải nghiệm nhảy việc thành công.

Nhảy việc tiếng anh là gì năm 2024
Đọc thêm: 10 nghề lương cao ở Việt Nam

Kinh nghiệm nhảy việc thành công

1. Lựa chọn thời điểm nhảy việc

Việc quyết định thời điểm nhảy việc có thể khiến bạn khó xử. Vì nếu giữ một vị trí quá lâu, bạn sẽ bị đánh giá là không đủ tham vọng hoặc chưa sẵn sàng nhận các trách nhiệm mới. Nhưng nếu nhảy việc liên tục trong thời gian ngắn, bạn sẽ mất đi cơ hội được học hỏi và kết nối với tập thể, việc chứng minh mức độ trung thành với công việc cũng trở nên khó khăn hơn.

Vậy đâu mới là điểm cân đối để bạn quyết định thay đổi công việc? Theo CNBC - kênh thông tin tài chính - kinh doanh của Mỹ, thời gian thích hợp nhất, hay “sweet spot” để nhảy việc là khoảng sau 18 tháng. Đây là mức độ cam kết chấp nhận được cho các công việc cấp độ đầu vào/không đòi hỏi nhiều kinh nghiệm (entry-level). Tuy nhiên, tốt hơn bạn nên làm việc ở đó ít nhất 2 năm, và khoảng 5 năm đối với những vị trí cấp cao như senior.

Trả lời các câu hỏi sau để biết ngay bây giờ có phải là thời điểm nhảy việc phù hợp:

  • Bạn theo đuổi mục tiêu nào trong sự nghiệp? (Bạn muốn trở thành lãnh đạo, đóng góp cho xã hội, hay cải thiện tài chính cá nhân?)
  • Tại sao một cơ hội việc làm mới lại cần thiết? (Có phải bạn đang tìm kiếm thử thách mới, không hài lòng với công việc, hoặc có mục tiêu mà vị trí hiện tại không đáp ứng được?)
  • Bạn đã hoàn thành tốt vai trò hiện tại chưa? (Bạn đã học hết những kinh nghiệm từ vị trí này chưa?)
  • Môi trường nào thúc đẩy tối đa tiềm năng của bạn? (Bạn có cần một điều kiện mới để thúc đẩy mình đi xa hơn?)

2. Đối chiếu kỹ các lợi ích

Dù là với lý do nhảy việc nào thì bạn cũng nên so sánh mức lương, các chính sách đãi ngộ, và điều kiện làm việc của công việc mới với công việc hiện tại.

Sự thay đổi công việc nên đi kèm với mức tăng lương khoảng 8 đến 10%. Thậm chí con số 20% là có thể đạt được nếu bạn chuyển sang một vị trí cao hơn và có kỹ năng deal lương tốt. Vì lý do này, một job hopper linh hoạt thường được trả công cao hơn so với những người giữ nguyên một vị trí năm này qua năm khác.

Biết rằng quyết định nhảy việc không nên chỉ bị chi phối bởi lợi ích cá nhân, nhưng hãy đảm bảo rằng sự thay đổi này sẽ cải thiện cuộc sống cho bạn về lâu dài nhé!

3. Quản lý rủi ro tài chính

Khi bạn không có thu nhập, tiền bạc sẽ “bay hơi” nhanh hơn bình thường. Vậy nên, job hopper cần chắc chắn mình tìm được một vị trí mới trước khi nhảy việc. Nếu không, hãy ít nhất đảm bảo khoản tiết kiệm hoặc thu nhập bị động của mình đủ đáp ứng các nhu cầu thiết yếu trong thời gian tìm việc mới.

4. Không giới hạn vào một ngành nghề, địa điểm làm việc

Đừng hạn chế những lựa chọn của bản thân, biết đâu một công việc, ngành nghề mới, ở một thành phố mới có thể là cơ hội giúp bạn hiểu bản thân hơn và tiến xa hơn trong sự nghiệp. Hãy luôn cởi mở với những trải nghiệm mới và sẵn sàng thử thách các giới hạn của bản thân, đây cũng là cách để bạn tích lũy kinh nghiệm nhảy việc!

📍 Khám phá ngay 7 bí quyết tìm việc làm dễ dàng thời 4.0 để "săn job" thành công nhé!

5. Cập nhật CV xin việc và portfolio (nếu có)

Cuối cùng, đây là bước quan trọng để chuẩn bị cho quá trình nhảy việc. Nhất là khi làm trái ngành, bạn không thể mong đợi nhà tuyển dụng thấy được tiềm năng của mình qua một CV có nhiều thông tin không liên quan tới vị trí ứng tuyển.

Để hoàn thành quá trình này, hãy xem xét các mục tiêu sự nghiệp mới, cập nhật thông tin cá nhân, kinh nghiệm làm việc, bằng cấp có liên quan và gần đây nhất,....

Nhảy việc tiếng anh là gì năm 2024
Đọc thêm:

Các câu hỏi thường gặp về nhảy việc

🔎 Các dấu hiệu cho biết khi nào nên nhảy việc là gì?

Khi bạn cảm thấy không hài lòng/thỏa mãn với công việc hiện tại, không có cơ hội thăng tiến, hoặc không đạt được các mục tiêu sự nghiệp mới, bạn nên cân nhắc nhảy việc.

Ngoài ra, thời điểm nhảy việc tốt nhất còn mang tính chất tình huống và ngành nghề. Nếu như gặp phải một trong các trường hợp sau, bạn nên quyết định nhảy việc sớm hơn dự kiến:

  • Môi trường làm việc không an toàn
  • Văn hóa làm việc ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất/tinh thần
  • Gia đình có vấn đề khẩn cấp
  • Được trao cơ hội tốt hơn
  • Việc làm hiện tại chỉ mang tính ngắn hạn

🔎 Có nên nhảy việc liên tục không?

Cả việc nhảy việc liên tục, hoặc để khoảng trống giữa các giai đoạn làm việc quá dài, đều có thể tạo ấn tượng xấu cho nhà tuyển dụng về sự ổn định và mức độ cam kết của bạn. Tùy vào tình huống, job hopper có thể nhảy việc sau ít nhất 6 tháng, nhưng nên cân nhắc kỹ để mỗi lần thay đổi công việc đều mang lại giá trị mới.

🔎 Có nên nhảy việc khi đang thử việc?

Nếu như bạn có ít kinh nghiệm, nhảy việc khi đang thử việc có thể gây khó khăn cho quá trình tìm công việc mới. Tuy nhiên, nếu bạn nhận thấy vị trí thử nghiệm không phù hợp với kỹ năng, kinh nghiệm hoặc sở thích của bản thân, đó có thể là một dấu hiệu cho thấy bạn nên tìm kiếm việc làm khác.

🔎 Các câu hỏi phỏng vấn người nhảy việc thường gặp

  • Lý do nào khiến bạn thay đổi công việc thường xuyên?
  • Bạn có những kỹ năng và kinh nghiệm liên quan đến vị trí mới lần này?
  • Những giá trị bạn có thể đóng góp cho tập thể mới là gì?
  • Lý do bạn nghỉ công việc trước đó là gì?
  • Bạn có đề ra mục tiêu và kế hoạch sự nghiệp mới nào không?
  • Những điều bạn tìm kiếm ở môi trường làm việc mới là gì?

🔎 Viết CV xin việc trái ngành như thế nào?

Khi viết CV trái ngành để nhảy việc, bạn cần chú ý:

  • Tập trung làm nổi bật kỹ năng có thể chuyển giao (transferable skills), cũng như các kinh nghiệm làm việc mà bạn áp dụng được vào công việc mới.
  • Đề cập đến khả năng học hỏi linh hoạt, và cách bạn sẽ áp dụng kiến thức từ lĩnh vực trước đó vào ngành nghề mới.
  • Nêu rõ những dự án hoặc thành tựu mà bạn đã đạt được, nhất là những gì có liên quan đến công việc mới.

Tips: Nếu vẫn chưa biết bắt đầu viết CV trái ngành từ đâu, bạn có thể tìm nguồn tham khảo trên nền tảng thiết kế và chia sẻ portfolio/CV của CakeResume. Chọn ngành nghề bạn mong muốn chuyển sang ở phần “Category”, bạn sẽ tìm thấy các mẫu hồ sơ xin việc thuộc lĩnh vực tương ứng, được chính người dùng của CakeResume từ nhiều nơi trên thế giới tạo và chia sẻ.

📍 Kết luận:

Bài viết trên tổng hợp kinh nghiệm nhảy việc, các câu hỏi bạn cần trả lời để để chuẩn bị bước ra khỏi “vùng an toàn” với ít rủi ro nhất.

Trong sự nghiệp, sẽ có lúc bạn cảm thấy rằng một cơ hội mới là cần thiết để kéo bản thân về phía trước. Không gì có thể đảm bảo quá trình này diễn ra tuyệt đối hoàn hảo, nhưng nhảy việc chắc chắn sẽ mang lại những trải nghiệm hữu ích cho cá nhân bạn nói chung và hành trình phát triển nghề nghiệp nói riêng đấy!

Công cụ tạo CV miễn phí trên CakeResume cung cấp hơn 500 mẫu CV đa ngành nghề và các bài viết về tip làm CV hữu ích. Nhờ đó, bạn có thể tạo CV online dễ dàng mà vẫn vô cùng ấn tượng. Hãy tìm việc làm phù hợp và thu hút nhà tuyển dụng với bản CV chuyên nghiệp ngay hôm nay!

- Tác giả bài viết: Dasie Pham -

More Career and Recruitment Resources

Nhảy việc tiếng anh là gì năm 2024

Contributor

With the intention of helping job seekers to fully display their value, CakeResume creates an accessible free resume/CV/biodata builder, for users to build highly-customized resumes. Having a compelling resume is just like a piece of cake!