Nhu cầu tiếp nhận các ấn tượng từ thế giới bên ngoài của trẻ sơ sinh thể hiện như thế nào?

Nhiều năm trở lại đây, số lượng trẻ bị tự kỷ ngày một tăng cao, khiến nhiều bậc phụ huynh lo lắng. Mặc dù, bệnh tự kỷ có thể điều trị được nhưng nếu không can thiệp kịp thời thì khả năng hồi phục khá thấp. Vậy ở trẻ tự kỷ thường xuất hiện những triệu chứng gì? Những đối tượng nào có nguy cơ mắc bệnh cao?

1. Sơ lược về bệnh tự kỷ ở trẻ

tự kỷ không phải là căn bệnh mới của thế giới, tuy nhiên ở Việt Nam bệnh lý này chỉ mới thực sự được quan tâm khoảng 10 năm trở lại đây. Theo các chuyên gia, tự kỷ là một hội chứng bao gồm nhiều rối loạn phát triển lan tỏa với nhiều mức độ (có thể nặng hoặc nhẹ). Trong đó, tuổi khởi phát bệnh phổ biến ở trẻ em là 3 tuổi và bệnh thường kéo dài theo thời gian.

Đánh giá chung về các mặt phát triển, chúng ta có thể thấy ở trẻ bị tự kỷ, phần lớn các em đều có những khiếm khuyết trong các lĩnh vực như giao tiếp, hành vi và tương tác xã hội. Ngoài ra, trẻ mắc bệnh tự kỷ có thể kèm thêm một vài rối loạn liên quan đến cảm giác hoặc tăng động, giảm chú ý,... Sự kết hợp nhiều bệnh lý khiến cho quá trình điều trị cho trẻ Tự kỷ gặp nhiều khó khăn và kéo dài thời gian.

Trẻ có thể tự kỷ do sự biến đổi của tiểu não

Theo bác sĩ, tự kỷ là một bệnh lý liên quan đến sự rối loạn phát triển của thần kinh. Điển hình như sự biến đổi của cấu trúc thùy thái dương, tiểu não hoặc thùy trán. Nếu cấu tạo lưới và sinh hóa thần kinh có những bất thường cũng có khả năng gây ra bệnh. Tuy nhiên, những cơ sở trên đây vẫn chưa được chứng minh. Dựa trên kết quả khảo sát cho thấy, những năm gần đây tỷ lệ mắc bệnh tự kỷ ở trẻ tăng lên khá cao. Cụ thể, cứ 100 bé sẽ có 1 bé mắc bệnh và khả năng mắc bệnh ở bé trai thường cao hơn bé gái (khoảng 4 - 6 lần).

2. Nguyên nhân gây bệnh tự kỷ ở trẻ em

Đến thời điểm hiện tại, vẫn chưa có bất kỳ kết luận nào về nguyên nhân dẫn đến bệnh tự kỷ. Tuy nhiên, một số chuyên gia cho rằng căn bệnh này có liên quan đến một số yếu tố như:

  • Di truyền: trẻ bị tự kỷ do cấu trúc của não phát triển không được hài hòa vì một số gen di truyền gây ảnh hưởng hoặc tổn thương tới não.

Trẻ tự kỷ do sự biến đổi gen di truyền từ cha mẹ

  • Giai đoạn mang thai nếu mẹ bầu sinh sống, làm việc trong môi trường có nhiều hóa chất hoặc tiếp xúc với chúng thường xuyên góp phần tăng nguy cơ mắc bệnh ở trẻ. Một số hóa chất độc hại nên tránh tiếp xúc như khói thuốc lá, ma túy, bia rượu,...

  • Môi trường sống: những trẻ em sinh sống trong hoàn cảnh gia đình phức tạp hoặc không được ba mẹ quan tâm, bỏ mặc thường có nguy cơ cao bị tự kỷ.

3. Triệu chứng thường gặp ở trẻ bị tự kỷ

Các triệu chứng ở trẻ tự kỷ có thể xuất hiện từ khi trẻ chỉ mới 1 tuổi, tuy nhiên những biểu hiện này khá mờ nhạt và khó nhận biết. Theo thời gian, các triệu chứng dần nhiều hơn, thể hiện rõ rệt và trẻ thường được chẩn đoán từ 2 tuổi trở lên. Vậy ở trẻ bị tự kỷ thường có những biểu hiện gì? Sau đây là một số dấu hiệu giúp bạn nhận biết bệnh dễ dàng:

3.1. Kỹ năng tương tác xã hội kém

trẻ thường thu rút mình, chơi một mình, hạn chế giao tiếp bằng mắt, nhu cầu giao tiếp với người khác rất thấp, ít làm theo chỉ dẫn, mọi hoạt động đều thực hiện theo ý thích. Phần lớn trẻ không khoe khoang, không quan tâm đến lời nói hay cảm xúc của người khác. Sự tương tác, gắn bó, tập trung của trẻ thường dành cho đồ vật nhiều hơn những người xung quanh.

Ít hoặc không quan tâm đến lời nói của người khác

3.2. Ngôn ngữ có nhiều bất thường

Một số trẻ tự kỷ có khả năng phát triển ngôn ngữ rất kém, nói không rõ hoặc chậm nói. Bên cạnh đó, cũng có trẻ không nói theo hướng dẫn, thường phát âm vô nghĩa. Trẻ có thể chỉ nhại lại lời nói của những người xung quanh hoặc chỉ nói khi có nhu cầu gì đó, chẳng hạn như muốn đi vệ sinh, muốn ăn, muốn chơi,... Việc trẻ thường xuyên hỏi một câu hỏi nhiều lần hoặc không biết cách đặt câu hỏi cũng khá phổ biến.

Phần lớn trẻ mắc bệnh tự kỷ có vốn từ ngữ nghèo nàn, khả năng diễn đạt từ ngữ kém hoặc không biết cách kể chuyện. Giọng nói của trẻ cũng có sự khác biệt so với trẻ bình thường, có thể nói rất nhanh, nói to, nói giọng lơ lớ,... Những trò chơi mang tính chất xã hội hóa, trẻ thường khó tiếp cận hoặc không biết luật chơi.

3.3. Hành vi bất thường

Trong sinh hoạt hằng ngày, trẻ thường có những thói quen, hành vi bất thường như đi vòng tròn, đi kiễng gót, nhảy lên, xoay người vòng tròn,... Một số thói quen thường lặp lại ở trẻ là chỉ nằm đúng một vị trí, chỉ mặc một kiểu quần áo, ngồi đúng một chỗ, chỉ đi đúng một đường hoặc chơi đúng một trình tự,...

Trẻ chỉ ngồi đúng một vị trí duy nhất

3.4. Ý thích thu hẹp

Trẻ thường chỉ chú tâm hoặc chỉ chơi một vài trò chơi cố định. Cách chơi của trẻ có phần đơn điệu, nhàm chán và lặp lại nhiều lần. Trẻ có thể dành nhiều giờ để xem quảng cáo, điện thoại hoặc quay bánh xe,... Ngắm tay cũng là một sở thích phổ biến ở trẻ tự kỷ và phần lớn các bé đều thường cầm một đồ vật gì đó như bút, đồ chơi (mà mình yêu thích), que, giấy,...

3.5. Rối loạn cảm giác

Do thần kinh quá nhạy cảm nên một số trẻ có biểu hiện rối loạn cảm giác. Chẳng hạn như trẻ thường sợ hãi khi nghe tiếng động quá to, thu mình vào một góc do sợ ánh sáng, sợ cắt móng tay, sợ cắt tóc, không muốn người khác chạm vào người,... Hầu như ở các trẻ mắc hội chứng tự kỷ thường rất lười nhai và kén ăn. Tuy nhiên, trẻ thích chạm vào đồ vật, thích gõ đồ chơi để phát ra tiếng động, quan sát đồ vật phát ra ánh sáng hoặc chuyển động (đặc biệt là lăn tròn).

Ngoài những biểu hiện trên, một số trẻ tự kỷ có khả năng ghi nhớ rất tốt. Điển hình như nhớ số điện thoại, nhớ vị trí các đồ vật, biết đọc số rất sớm, thực hiện phép cộng nhanh,... Chính vì thế, các bậc phụ huynh dễ nhầm tưởng và cho rằng con mình quá thông minh.

4. Đối tượng có nguy cơ mắc bệnh cao

Ngoài nguyên nhân thì một số yếu tố khách quan có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tự kỷ ở trẻ. Do đó, các bậc phụ huynh cần biết rõ để phòng ngừa cho con trẻ, đồng thời giảm thiểu khả năng mắc bệnh. Thông thường, những đối tượng sau đây rất dễ bị tự kỷ:

  • Những trẻ lớn lên trong hoàn cảnh gia đình ít dành sự quan tâm hoặc dạy dỗ trẻ. Sự thiếu hụt tình cảm khiến con trẻ đơn độc trong thế giới của mình và dần thu rút bản thân, mất tự tin với mọi người. Đồng thời, khả năng và nhu cầu giao tiếp với người khác cũng giảm dần.

Gia đình ít quan tâm đến con cái dễ khiến trẻ bị tự kỷ

  • Trẻ thường xuyên xem tivi hoặc xem tivi liên tục nhiều giờ trong ngày.

  • Sự tương tác với các bạn rất ít thường là đặc trưng ở trẻ tự kỷ.

Nếu nhận thấy con trẻ có một số biểu hiện bất thường, ba mẹ nên đưa con đi kiểm tra để phát hiện bệnh sớm và can thiệp kịp thời nếu. Theo kinh nghiệm của bác sĩ, bạn có thể dễ dàng nhận biết nguy cơ mắc bệnh ở trẻ dựa trên một số dấu hiệu sau đây:

  • Trẻ 12 tháng tuổi nhưng chưa biết nói bập bẹ, không biết cách chỉ ngón tay hoặc có những cử chỉ, điệu bộ giao tiếp bất thường, không phù hợp.

  • Trẻ 16 tháng tuổi nhưng chưa nói được từ đơn.

  • Trẻ 24 tháng nhưng câu từ nói không được rõ hoặc chưa nói được câu 2 từ.

  • Trẻ không đạt được hoặc không có kỹ năng xã hội hoặc kỹ năng ngôn ngữ như các trẻ ở cùng độ tuổi.

Trước những ảnh hưởng do hội chứng tự kỷ gây ra cho chính các bé và gia đình, mọi người nên chủ động quan tâm đến con trẻ. Đồng thời, tìm hiểu về những vấn đề xoay quanh trẻ tự kỷ để dễ dàng nhận biết sự bất thường của con. Từ đó, đưa con đi khám và điều trị bệnh sớm nhất có thể.

Mỗi đứa trẻ được sinh ra và lớn lên đều trải qua những biến đổi tâm sinh lý khác nhau. Vì vậy, không ít cha mẹ gặp khó khăn trong quá trình tìm hiểu để giáo dục trẻ như thế nào cho phù hợp. Để giúp cho cha mẹ hiểu hơn về đặc điểm tâm sinh lý trẻ từ 0 đến 16 tuổi, hãy lắng nghe những chia sẻ dưới đây nhé?

  1. Giai đoạn từ 0 đến 1 tuổi

Ngay khi trẻ được sinh ra có sự thay đổi từ môi trường ổn định trong bào thai sang một môi trường mới với nhiều biến đổi như ánh sáng, nhiệt độ, âm thanh…Trong những năm đầu của cuộc đời trẻ cần được người lớn thỏa mãn những nhu cầu bản năng, vì vậy năm đầu mối quan hệ mẹ con là mối quan hệ đặc biệt tác động đến sự phát triển của trẻ. Giai đoạn này trẻ chưa biết nói nên mối quan hệ mẹ con là mối quan hệ tiền ngôn ngữ, là mối quan hệ ruột thịt thông qua tiếp xúc giữa cơ thể mẹ và cơ thể trẻ để thỏa mãn các nhu cầu tâm sinh lý của đứa trẻ. Về ngôn ngữ trẻ 7-8 tháng biết phát ra âm đơn giản, biết lạ quen, 12 tháng tuổi biết nói một số từ đơn giản.

Yếu tố tâm lý: trong giai đoạn này trẻ cần được quan tâm, yêu thương của người chăm sóc đặc biệt là vai trò của người mẹ. Tất cả nhu cầu về vật chất, nhu cầu tình cảm của người mẹ, nhu cầu gắn bó được đáp ứng, môi trường sống ổn định thì tạo cho trẻ cảm giác an toàn và phát triển tốt. Nếu giai doạn này người mẹ có những bất ổn về tâm lý như: sinh con ngoài ý muốn, dồn tất cả nỗi thất vọng, lo lắng của mình lên đưa trẻ; nếu trẻ sống trong môi trường thay đổi liên tục hoặc những nhu cầu vật chất không được đáp ứng có thể gây nên những vấn đề tâm lý cho đứa trẻ.Tuy vậy, trong xã hội không phải nhu cầu nào cũng được đáp ứng mà dần dần trẻ phải học theo quy luật, quy tắc như trẻ đói phải biết chờ đợi thức ăn đang nóng. Nhưng điều quan trọng là trẻ cảm nhận được tình cảm của người mẹ, của các thành viên trong gia đình.

  1. Giai đoạn từ 1 đến 3 tuổi

    Giai đoạn này trẻ tích cực thăm dò thế giới xung quanh vì trẻ đã biết đi. Nếu như trước đây người lớn mang đồ vật đến cho trẻ còn bây giờ trẻ tự đến tiếp xúc với đồ vật bằng cảm giác và vận động. Sự phát triển ngôn ngữ, trẻ chủ động tiếp xúc với người lớn vừa nói vừa làm, trẻ hiểu lời nói trước khi biết nói. Ví dụ mẹ bảo yêu em, trẻ sẽ cảm nhận được thông qua giọng nói, nét mặt, thái độ, cử chỉ của người mẹ. Ngôn ngữ của bé ở giai đoạn này, bé nói từ đơn rồi nói cụm từ và thành câu.

  1. Giai đoạn từ 3 đến 6 tuổi

    Bé khám phá thế giới xung quanh một cách nhanh chóng, hoạt động tiếp xúc với đồ vật ngày càng mở rộng, vốn từ tăng nhanh, biết nói thành câu, biết nghe và kể chuyện. Trẻ thích thú trong các hoạt động trò chơi, học nói, học ăn hay đặt câu hỏi tại sao và bắt đầu đưa ra ý kiến.

    Giai đoạn này, cái tôi của trẻ được hình thành, bắt đầu nhận thức được giới tính hay đặt câu hỏi “tại sao?” Trong quan hệ tình cảm bé tiến tới nhận ra vị trí của mình giữa mọi người, thoát khỏi đòi hỏi tuyệt đối về mình.

  1. Giai đoạn từ 6 trên 11 tuổi

    Hoạt động chủ yếu của giai đoạn này là học tập, bước vào các hoạt động trí nhớ, tư duy để trẻ bước vào trường học, đây là bước ngoặt quan trọng. Nội dung học tập được mở rộng nên ngôn ngữ của trẻ vượt ra phạm vi những từ ngữ sinh hoạt cụ thể mà đã bao gồm nhiều khái niệm khoa học trừu tượng.

    Đến cuối độ tuổi này nhân cách của bé được hình thành với những nếp sống, thói quen, những hành vi có ý thức, tự khép mình vào quy tắc xã hội hoặc theo những giá trị bản thân đã chấp nhận. Từ quan hệ ruột thịt dần dần chuyển sang quan hệ xã hội, trẻ có sự thay đổi môi trường sống, không phải môi trường quen thuộc như trước đây mà vươn ra quan hệ ngoài xã hội như là quan hệ thầy cô, bạn bè. Đây là giai đoạn hình mẫu, cho nên cha mẹ ở giai đoạn này không phải là người toàn năng trước mặt bé nữa mà vai trò hình mẫu rất quan trọng ở giai đoạn này.

  1. Giai đoạn từ 11 đến 16 tuổi

    Bước sang giai đoạn này cơ thể trẻ lớn lên rất nhanh, có sự thay đổi trong hoạt động của hệ nội tiết và đáng chú ý nhất đó là sự phát dục. Vì vậy đây còn gọi là độ tuổi đậy thì. Các đặc điểm sinh dục phát triển, tuyến sinh dục bắt đầu hoạt động. Tuổi dậy thì con trai bắt đầu và kết thúc chậm hơn con gái từ 1-2 năm.

    Nhu cầu khẳng định bản thân, ý thức bản thân được coi là một bước biến chuyển. Với bước biến chuyển này giúp thiếu niên nhận thức, đánh giá được bản thân. Dựa vào những tiêu chuẩn đánh giá của mọi người thiếu niên sẽ xem xét hành vi và hoạt động của mình có phù hợp với yêu cầu của gia đình và xã hội. Tuy nhiên, giai đoạn này thiếu niên cũng rất nhạy cảm với những đánh giá của mọi người xung quanh. Do đó đôi khi chỉ là những thành công nhỏ được người khác quá chú ý cũng dể tạo cho các em tự cao , đánh giá cao bản thân của mình. Trái lại những thất bại nhỏ nếu bị dè biểu cũng có thể gây cho các em rụt rè, tự ti. Sự ổn định hình thành nhân cách trước đây sẽ bị phá vỡ, tạo nên sự thay đổi cấu trúc nhân cách, từ trẻ em sang người lớn trưởng thành.

    Quan hệ xã hội của các em từ mối quan hệ cha mẹ chuyển sang mối quan hệ bạn bè. Trong gia đình cha mẹ tạo điều kiện cho các em nhiều quyền độc lập hơn và những yêu cầu cao hơn. Thiếu niên thường không muốn sự chăm sóc quá tỉ mỉ, quan tâm quá mức của cha mẹ. Trong gia đình các em mong muốn cha mẹ tôn trọng ý kiến của các em hơn là chiều chuộng. Thường các em chưa nhận thức được mặt tốt và mặt xấu ở trong xã hội trong khi đây là lứa tuổi hay tìm kiếm, thực ngiệm và lứa tuổi chống đối. Vì vậy các em cần có sự quan tâm hỗ trợ, dìu dắt hướng dẫn của người lớn. Các em từng bước tự chủ trong học tập và công việc. Vì vậy các em cần có chỗ dựa tình cảm của người thân để tâm sự và chia sẻ ý kiến, kinh nghiệm…Sau một thời gian các em đánh giá, xác định cho bản thân nhân cách mới, nhân cách trưởng thành. Cuối giai đoạn này nhân cách đã được hình hành ổn định, các em bắt đầu lựa chọn ngành nghề .

Đơn vị tâm lý – Bệnh viện Nhi Đồng Thành Phố

Video liên quan

Chủ đề