Những chính sách nổi bật có hiệu lực từ tháng 4

Bộ Tài nguyên và Môi trường giảm 4 tổng cục, tăng lương cho người làm việc trong ngành bảo hiểm xã hội là những chính sách nổi bật có hiệu lực từ tháng 11.

Xóa bỏ 4 tổng cục của Bộ Tài nguyên và Môi trường

Nghị định số 68/2022 có hiệu lực từ ngày 1/11 quy định nhiệm vụ, chức năng, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài nguyên và Môi trường. Bốn tổng cục không còn trong cơ cấu tổ chức mới của Bộ, gồm: Môi trường; Địa chất và Khoáng sản; Quản lý Đất đai; Biển và Hải đảo. Bộ này chỉ còn một Tổng cục là Khí tượng Thủy văn.

Nhiều đơn vị cấp cục, vụ mới được thành lập trực thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường. Cụ thể, Tổng cục Môi trường được tách ra, thành lập ba đơn vị gồm: Vụ Môi trường, Cục Bảo tồn thiên nhiên và Đa dạng sinh học, Cục Kiểm soát ô nhiễm môi trường.

Tổng cục Đất đai được tách thành Vụ Đất đai, Cục Quy hoạch và Phát triển tài nguyên đất, Cục Đăng ký và Dữ liệu thông tin đất đai. Tổng cục Địa chất và Khoáng sản được tách thành Cục Địa chất và Cục Khoáng sản Việt Nam.

Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam được thay bằng Cục Biển và Hải đảo Việt Nam. Với cơ cấu tổ chức mới, Bộ Tài nguyên và Môi trường có 27 đơn vị trực thuộc.

Người làm việc trong ngành BHXH lương gấp 1,8 lần công chức thông thường

Theo Quyết định 19/2022 của Thủ tướng, từ ngày 10/11, mức chi tiền lương đối với một số cán bộ, công chức, viên chức và người lao động làm việc trong ngành bảo hiểm sẽ cao gấp 1,8 lần tiền lương của cán bộ, công chức, viên chức thông thường.

Ba nhóm sẽ được điều chỉnh tiền lương gồm: Cán bộ, công chức, viên chức và người lao động làm việc tại đơn vị trực thuộc Bảo hiểm xã hội Việt Nam; người làm việc theo chế độ hợp đồng lao động trong tổ chức Bảo hiểm xã hội Bộ Quốc phòng, Bảo hiểm xã hội Công an nhân dân; người lao động thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp của ngành lao động thương binh và xã hội.

Số tiền này không dùng để tính đóng, hưởng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, kinh phí công đoàn, áp dụng đến khi Chính phủ thực hiện chính sách cải cách tiền lương.

Nhân viên Bảo hiểm xã hội TP Thủ Đức phát số thứ tự cho người dân xếp hàng vào làm thủ tục tháng 4/2022. Ảnh: Đình Văn

11 lĩnh vực người quản lý không được lập doanh nghiệp khi thôi chức vụ

Thông tư 60/2022 của Bộ Tài chính có hiệu lực từ ngày 17/11 cấm lãnh đạo quản lý thuộc 11 lĩnh vực không được thành lập, giữ chức danh, chức vụ quản lý, điều hành doanh nghiệp, hợp tác xã trong 1-2 năm sau khi thôi giữ chức vụ.

Các lĩnh vực gồm: Kế toán, kiểm toán; chứng khoán và thị trường chứng khoán; bảo hiểm; hải quan; giá; thuế, phí, lệ phí và khoản thu khác của ngân sách Nhà nước; tài chính doanh nghiệp và quản lý vốn của Nhà nước tại doanh nghiệp; dự trữ quốc gia; quản lý vay nợ, trả nợ trong nước, ngoài nước; quản lý Nhà nước về ngân sách; tài sản công.

Tăng mức chi cho người cai nghiện bắt buộc

Thông tư 62/2022 của Bộ Tài chính hiệu lực từ ngày 19/11 quy định việc quản lý và sử dụng kinh phí sự nghiệp từ ngân sách Nhà nước khi áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện ma túy bắt buộc.

Theo đó, khi vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, người cai nghiện sẽ được ngân sách nhà nước đảm bảo tiền ăn, chăn, màn, chiếu, gối, quần áo, đồ dùng sinh hoạt cá nhân; chi phí gồm khám sàng lọc, đánh giá mức độ nghiện, dịch vụ kỹ thuật xét nghiệm y tế, tiền thuốc cắt cơn, giải độc, điều trị rối loạn tâm thần và điều trị bệnh cơ hội khác (nếu có).

Ngoài ra, người điều trị cai nghiện cũng được hưởng chế độ khám bệnh, chữa bệnh; học văn hóa (người từ 12 đến dưới 18 tuổi); phổ biến, giáo dục pháp luật theo chuyên đề; chi phí học nghề ngắn hạn.

Ngân sách Nhà nước cũng chi trả tiền điện, nước sinh hoạt 100.000 đồng/người cai nghiện bắt buộc/tháng (tăng 20.000 đồng với quy định cũ). Hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao, đọc sách, báo, xem truyền hình và hoạt động vui chơi giải trí khác ngoài thời gian học tập và lao động tối thiểu với mức 100.000 đồng/người/năm (tăng 30.000 đồng).

Người cai nghiện bắt buộc cũng được chi chế độ lao động, lao động trị liệu; chi phí mai táng nếu bị chết trong thời gian chấp hành quyết định tại cơ sở mà không có thân nhân hoặc thân nhân không đến nhận; hỗ trợ đưa người cai nghiện bắt buộc trở về địa phương nơi cư trú...

Sơn Hà

Từ tháng 4/2022, nhiều chính sách mới sẽ có hiệu lực như giảm thuế môi trường với xăng dầu; Áp dụng thuế suất ưu đãi đặc biệt đối với gạo nhập khẩu từ Campuchia, và một số quy định về chế độ tiền lương, thưởng …

Giảm thuế bảo vệ môi trường với xăng dầu

Tại phiên họp thứ 9 diễn ra chiều 23/3/2022, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã chính thức thông qua Nghị quyết giảm thuế bảo vệ môi trường với xăng, dầu diesel, dầu mazut, dầu nhờn .Thời gian áp dụng từ ngày 1/4/2022 đến hết ngày 31/12/2022. Từ ngày 1/1/2023, mức thuế này sẽ quay về mức cũ theo Nghị quyết số 579/2018/UBTVQH14.

Theo đó, xăng (trừ etanol) giảm 2.000 đồng/lít, từ 4.000 đồng/lít xuống 2.000 đồng/lít; dầu diesel, dầu mazut, dầu nhờn giảm 1.000 đồng/lít, từ 2.000 đồng/lít xuống 1.000 đồng/lít; mỡ nhờn giảm 1.000 đồng/kg, từ 2.000 đồng/kg xuống 1.000 đồng/kg; dầu hỏa giảm 700 đồng/lít, từ 1.000 đồng/lít xuống mức sàn 300 đồng/lít.

Riêng nhiên liệu bay giữ như mức hiện hành đang được giảm là 1.500 đồng/lít theo Nghị quyết số 13/2021/UBTVQH15 ngày 31/12/2021 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Từ tháng 4/2022, nhiều chính sách mới sẽ có hiệu lực như giảm thuế môi trường với xăng dầu;

Lao động ngành du lịch được hỗ trợ học nghề 1,5 triệu đồng/tháng

Theo thông tư 12/2022 thì doanh nghiệp, tổ chức về du lịch sẽ được hỗ trợ một phần kinh phí đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề cho lao động nghề du lịch với số tiền như sau:

Đối với người tham gia khóa đào tạo nghề đến 3 tháng: Mức hỗ trợ tính theo mức thu học phí của cơ sở đào tạo nghề nghiệp và thời gian học nghề thực tế nhưng tối đa không quá 4,5 triệu đồng/người/khóa đào tạo. Đối với người tham gia khóa đào tạo nghề trên 3 tháng: Mức hỗ trợ tính theo tháng, mức thu học phí và thời gian học nghề thực tế nhưng tối đa không quá 1,5 triệu đồng/người/tháng và thời gian hỗ trợ tối đa không quá 6 tháng.

Hướng dẫn tái cơ cấu doanh nghiệp không đủ điều kiện cổ phần hóa

Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư 05/2022/TT-BTC ngày 8/2/2022 hướng dẫn tái cơ cấu doanh nghiệp không đủ điều kiện cổ phần hóa và chuyển nhượng lô cổ phần kèm nợ phải thu của doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ có chức năng mua, bán, xử lý nợ.

Theo đó, việc tái cơ cấu doanh nghiệp phải đảm bảo nguyên tắc: Phương án tái cơ cấu được thực hiện trên nguyên tắc đồng thuận giữa cơ quan đại diện chủ sở hữu doanh nghiệp tái cơ cấu với Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên mua bán nợ Việt Nam (Công ty Mua bán nợ Việt Nam) và các chủ nợ tham gia tái cơ cấu (lập biên bản thỏa thuận giữa các bên). Công ty Mua bán nợ Việt Nam được quyền chủ động đàm phán mua nợ với các chủ nợ và đề xuất phương án tái cơ cấu doanh nghiệp phù hợp với quy định của pháp luật.

Doanh nghiệp tái cơ cấu có trách nhiệm thực hiện xử lý số cổ phần không bán hết theo quy định tại Nghị định số 126/2017/NĐ-CP, Nghị định số 140/2020/NĐ-CP và Thông tư số 32/2021/TT-BTC. Trong đó, trường hợp không bán hết số cổ phần cho các nhà đầu tư theo phương thức thỏa thuận sau khi bán đấu giá công khai không thành công hoặc không bán hết số cổ phần chào bán của cuộc đấu giá công khai theo quy định thì Ban chỉ đạo cổ phần hóa/tái cơ cấu xem xét, quyết định chào bán cho Công ty Mua bán nợ Việt Nam và các chủ nợ theo nguyên tắc thỏa thuận và giá bán cổ phần không thấp hơn mệnh giá.

Trường hợp Công ty Mua bán nợ Việt Nam và các chủ nợ vẫn không mua hết số cổ phần chào bán quy định thì Ban chỉ đạo cổ phần hóa/tái cơ cấu báo cáo cơ quan đại diện chủ sở hữu thực hiện điều chỉnh quy mô, cơ cấu vốn điều lệ để chuyển doanh nghiệp tái cơ cấu thành công ty cổ phần trước khi tổ chức Đại hội đồng cổ đông lần thứ nhất. Thông tư này có hiệu lực thi hành từ 1/4/2022.

Giám sát, đánh hoạt động đầu tư nước ngoài

Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành Thông tư 02/2022/TT-BKHĐT ngày 14/2/2022 hướng dẫn về công tác giám sát, đánh giá đầu tư đối với hoạt động đầu tư nước ngoài tại Việt Nam có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/4/2022.

Theo đó, việc giám sát, đánh giá hoạt động đầu tư chứng khoán thực hiện theo quy định của pháp luật về chứng khoán.

Về đánh giá hoạt động đầu tư nước ngoài, Thông tư quy định nội dung đánh giá kết thúc gồm: Tiến độ góp vốn điều lệ của tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài, vốn pháp định, góp vốn đầu tư của dự án có vốn đầu tư nước ngoài; việc huy động và sử dụng vốn huy động theo quy định của pháp luật; tiến độ thực hiện dự án so với tiến độ được quy định; việc sử dụng đất, sử dụng lao động của dự án; việc tuân thủ các quy định pháp luật về bảo vệ môi trường; việc thực hiện các nghĩa vụ tài chính đối với nhà nước; đánh giá kết quả thực hiện các mục tiêu, các nguồn lực đã huy động, tiến độ thực hiện, lợi ích dự án…

Lương công chức quản lý thị trường cao nhất gần 12 triệu đồng/tháng

Có hiệu lực từ ngày 1/4/2022, thông tư 02/2022/TT-BCT đã hướng dẫn cụ thể về việc xếp lương đối với các ngạch công chức quản lý thị trường như sau:

Ngạch Kiểm soát viên cao cấp thị trường (mã số 21,187) áp dụng bảng lương công chức loại A3, nhóm 1 (A3.1), từ hệ số lương 6,20 đến hệ số lương 8,00.

Ngạch Kiểm soát viên chính thị trường (mã số 21.188) áp dụng bảng lương công chức loại A2, nhóm 1 (A2.1), từ hệ số lương 4,40 đến hệ số lương 6,78;

Ngạch Kiểm soát viên thị trường (mà số 21.189) áp dụng bảng lương công chức loại A1, từ hệ số lương 2,34 đến hệ số lương 4,98;

Ngạch Kiểm soát viên trung cấp thị trường (mã số 21.190) áp dụng bảng lương công chức loại A0, từ hệ số lương 2,10 đến hệ số lương 4,89.

Với mức lương cơ sở hiện hành là 1,49 triệu đồng/tháng thì lương công chức quản lý thị trường sẽ dao động từ hơn 3,1 triệu đồng đến gần 12 triệu đồng/tháng.

Áp dụng thuế suất ưu đãi với 300.000 tấn gạo nhập khẩu từ Campuchia

Đây là nội dung được đề cập tại Thông tư 06/2022/TT-BCT quy định việc nhập khẩu mặt hàng gạo và lá thuốc lá khô có xuất xứ từ Vương quốc Campuchia theo hạn ngạch thuế quan năm 2021 và năm 2022 lực từ ngày 15/4/2022 đến hết ngày 31/12/2022.

Theo đó, tổng lượng hạn ngạch năm 2022 đối với mặt hàng gạo là 300.000 tấn, nếu là thóc thì tỷ lệ quy đổi là 2kg thóc = 1kg gạo; số lượng của năm 2021 cũng là 300.000 tấn. Đối với mặt hàng lá thuốc lá khô là 3.000 tấn mỗi năm.

Điều kiện để được hưởng thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt: Hàng hóa nhập khẩu phải có Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa mẫu S (C/O form S) do Bộ Thương mại Vương quốc Campuchia hoặc cơ quan được ủy quyền cấp theo quy định của phía Campuchia và làm thủ tục hải quan nhập khẩu tại các cặp cửa khẩu quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư 06/2022/TT-BCT.

 Riêng đối với mặt hàng lá thuốc lá khô, thương nhân nhập khẩu phải có Giấy phép nhập khẩu thuốc lá nguyên liệu theo hạn ngạch thuế quan do Bộ Công Thương cấp theo quy định tại Nghị định 69/2018/NĐ-CP và Thông tư 12/2018/TT-BCT; số lượng nhập khẩu được trừ vào hạn ngạch thuế quan nhập khẩu theo giấy phép do Bộ Công Thương cấp.

An Vũ

Video liên quan

Chủ đề