Nỗi đau lớn nhất của người phụ nữ là gì năm 2024

Trong tâm lý học, "ego" là từ được dùng để miêu tả "cái tôi" của một người. Hiểu một cách đơn giản, "cái tôi" (ego) là phần cốt lõi của tính cách, liên quan tới thực tại và chịu ảnh hưởng của tác động xã hội.

Một người có " cái tôi" quá lớn là người luôn xem mình là nhất, không chịu thua kém bất cứ ai, luôn xem thường suy nghĩ, lời nói của người khác, không cần biết điều mình làm đúng hay sai, tốt hay xấu,...

Là một người phụ nữ, nếu bạn luôn cảm thấy bản thân không thể hạnh phúc, nhìn đâu cũng thấy những chuyện chướng tai, gai mắt mà chẳng hiểu vì sao, hãy thử tự vấn về "cái tôi" của chính mình. Cái gì quá cũng không tốt và "cái tôi" quá lớn cũng không phải ngoại lệ.

Phụ nữ có "cái tôi" quá lớn thường rơi vào 3 nỗi khổ dưới đây, một cách vô thức.

Nỗi đau lớn nhất của người phụ nữ là gì năm 2024

Tranh minh họa

Đời sống tình cảm không suôn sẻ

Trong chuyện tình cảm, những người phụ nữ có "cái tôi" quá lớn thường có một điểm chung: Họ coi bản thân là trung tâm trong cuộc đời của đối phương. Chỉ cần một khoảnh khắc người bạn trai hoặc người bạn đời hành động không đúng như kỳ vọng, cũng đủ để phụ nữ có "cái tôi" cảm thấy như vừa trải qua một cơn địa chấn.

"Em luôn phải là nhất, là ưu tiên số 1 trong tâm trí lẫn cuộc đời anh" là suy nghĩ chung của những người phụ nữ có "cái tôi" cao trong chuyện tình cảm.

Nhưng chẳng phải đó là mong muốn chính đáng của tất thảy phụ nữ khi yêu hay sao? Có người phụ nữ nào đang yêu mà lại không muốn mình là số 1 trong lòng đối phương?

Để giải đáp được thắc mắc này, bạn chỉ cần tự hỏi chính mình rằng mong muốn ấy từng hoặc đang được thể hiện ra bên ngoài bằng muôn vàn hành vi kiểm soát, trói buộc đối phương hay không? Nếu câu trả lời là có, mong muốn ấy không còn là điều chính đáng nữa.

Chúng ta cần hiểu rằng dù đang hẹn hò hay đã kết hôn, mỗi người đều là một cá thể riêng biệt, có suy nghĩ và cách hành động, nhìn nhận vấn đề hoàn toàn khác nhau. Việc bước vào tình yêu hay bước vào hôn nhân chưa bao giờ đồng nghĩa với việc họ luôn phải nghe theo và đáp ứng mọi yêu cầu, mong muốn của bạn.

Mối quan hệ bạn bè, đồng nghiệp lúc nào cũng trắc trở

Không riêng gì chuyện tình cảm, những người có "cái tôi" quá cao nói chung và phụ nữ có "cái tôi" quá lớn nói riêng đều khó duy trì được những mối quan hệ chất lượng trong cuộc sống.

Cần nhắc lại một đặc điểm nhận biết người có "cái tôi" cao: Luôn cho mình là đúng, mình không bao giờ sai!

Giống như việc chẳng có ai là hoàn hảo trên đời, việc một người luôn đúng, không bao giờ mắc lỗi gần như là điều không thể. Chúng ta đều có lúc mắc sai lầm, dù lớn dù nhỏ nhưng người có "cái tôi" cao lại không nghĩ như thế.

Trong công việc, phụ nữ có "cái tôi" lớn thường dễ có bất đồng với cộng sự, nhất là khi làm việc nhóm vì họ luôn coi quan điểm của mình là hoàn hảo và khó chấp nhận cách tư duy, cách làm khác.

Trong tình bạn, phụ nữ có "cái tôi" lớn thường mặc định bạn bè phải luôn hết lòng với mình, giúp đỡ và hỗ trợ mình một cách vô điều kiện.

Liệu có ai có đủ tự tin để khẳng định bản thân thích làm việc hoặc làm bạn với một người như thế hay không? Câu trả lời có lẽ đã quá rõ ràng.

Không thể thoát khỏi cảm giác cô độc trong cuộc sống

Chuyện tình cảm không suôn sẻ, bạn bè lẫn công việc cũng chẳng khá hơn, cảm giác cô độc, thậm chí tuyệt vọng, là điều không khó để dự đoán trong hoàn cảnh này. Lúc này, nếu vẫn cứ cố chấp tin rằng "mình chẳng làm gì sai" hoặc đổ thừa cho số phận kém may mắn, sẽ rất khó để phụ nữ có "cái tôi" cao thoát khỏi vòng lặp chán chường, quẩn quanh của những chuyện không như ý.

Chỉ đến khi nào họ hiểu và thực sự tin rằng mình có thể cũng đã sai, và không ai có nghĩa vụ phải đáp ứng toàn bộ mong muốn hay răm rắp nghe theo lời mình, đó mới là lúc họ cân bằng, kiểm soát được "cái tôi" để dứt khỏi những nỗi khổ vốn là do họ tự tạo ra trong đời.

Cuộc sống của chị Võ Thị Dung (46 tuổi) ở xã Tân Hiệp, Biên Hòa những tưởng sẽ trôi đi trong êm đềm, yên ả. Chồng có nghề hàn xì, vợ bán đồ ăn sáng trước cổng trường, kinh tế gia đình không dư dả nhưng đủ nuôi hai con ăn học.

Giáp Tết năm 2022, chồng chị kêu tức ngực, khó thở. Ban đầu anh bị Covid-19, nhưng đi viện xét nghiệm ra ung thư gan giai đoạn cuối. "Mọi thứ quá đột ngột. Anh nằm viện điều trị được một tháng thì bệnh viện trả về", chị Dung kể.

Từ lúc đó, chị nghỉ bán hàng để chăm chồng. Trong nhà có bao nhiêu tích lũy đổ hết vào thuốc thang kéo dài sự sống cho anh. Nhưng cũng chỉ cầm cự được nửa năm, anh qua đời trong đau đớn.

Bao nhiêu năm chồng là trụ cột kinh tế, nay chị Dung phải học cách chèo chống gia đình. Qua 49 ngày mất của anh, chị quay lại bán hàng kiếm sống. Để tiện lo cho con mỗi sáng đi học, chị bỏ nghề bán đồ ăn sáng, chuyển qua xe hàng rong bánh tráng trộn. Phải đi xa và nắng nôi hơn, bù lại được lãi chừng 300.000 đồng mỗi ngày, đủ để co kéo nuôi hai con đang học đại học và lớp 7.

"Ba mẹ con động viên nhau chỉ còn một năm nữa con gái lớn ra ra trường có thể tự lo cho bản thân. Lúc đó mình tôi nuôi con út cũng không quá khó khăn", chị Dung tính.

Nỗi đau lớn nhất của người phụ nữ là gì năm 2024

Chị Dung canh thuốc cho con chiều 9/6, tại Bệnh viện Nhi đồng II, TP HCM. Ảnh: Lưu Ngân

Đầu năm 2023, Gia Trường (con thứ hai) đi học về nói chuyện chạy thể dục mấy vòng quanh sân mệt muốn xỉu. Nhìn con da vàng, môi trắng bệch, không ăn được, chị Dung đem đi phòng khám gần nhà. Bác sĩ lấy máu xét nghiệm rất nhanh chóng xác định bị ung thư máu. "Tôi không tin, nghĩ chắc bác sĩ nhầm", chị nói.

Hôm sau chị đưa con lên bệnh viện tỉnh khám lại. Chỉ trong buổi sáng đã có kết quả chẩn đoán y hệt. Nghe thông báo mà chị Dung hoa mắt chóng mặt, đứng không vững. Bác sĩ chưa dứt lời, chị chạy ào ra góc hành lang cố trấn tĩnh, con tim như có ai bóp nghẹt. "Một năm hai lần nghe tin dữ. Tôi đấm vào ngực cố bình tĩnh lại mà vẫn khóc không biết trời đất", người mẹ kể.

Nỗi đau mất chồng chưa nguôi nay lại cú sốc nữa. "Nghĩ đến con trai hồn nhiên nói về bao ước mơ mà lại bị căn bệnh giống bố", chị nghẹn ngào nói.

Không còn chỗ nào để bấu víu, chị gọi cho con gái đang học ở Sài Gòn: "Con về với mẹ đi, mẹ không thở được nữa mất". Lần thứ hai trong thời gian ngắn, Lệ Linh, con cả của chị Dung, nhận tin dữ về hai người thân nhất của mình.

Tại Bệnh viện Nhi đồng 2, lời giải đáp của các bác sĩ như phao cứu sinh với chị Dung. Bác sĩ cho biết Gia Trường bị bạch cầu cấp dòng lympho B. Bệnh này sẽ phải qua khoảng ba năm điều trị, nếu đáp ứng thuốc và chăm sóc tốt, bé hoàn toàn có thể khỏe mạnh trở lại.

Dù vậy, thời gian đầu tiên đi viện không hề dễ dàng với hai mẹ con. Gia Trường vào thuốc người gầy tọp đi, từ 45 kg chỉ còn 32 kg. Chưa quen thuốc nên con mệt, nằm li bì, mồm miệng lở, thèm ăn mà không ăn được. Mỗi lúc nhìn con đi không nổi, chị Dung lại đỏ hoe mắt. Suốt một tháng đầu, vì quá sốc nên chỉ đợi khuya con ngủ là người mẹ trốn ra hành lang, chui vào toilet khóc vì cuộc sống nghiệt ngã.

Gia Trường là cậu bé vô cùng hiểu chuyện. Khi cha mất, em đã sớm ý thức được mình phải trở thành chỗ dựa cho mẹ và chị gái nên từ ngày đó Trường chủ động việc học, đi học về còn phụ mẹ làm hàng. Đợt Tết, em xin mẹ đi bán trà sữa để kiếm thu nhập.

Lúc phải đi bệnh viện, mặc dù không ai trực tiếp nói về bệnh, Trường vẫn đoán được. Em hợp tác điều trị, mỗi ngày đều vui vẻ tiêm truyền uống đủ loại thuốc, dù đau mệt tới đâu. Một lần thấy con đã nhận thức được bệnh của mình, chị Dung nói con cố gắng điều trị 36 tháng sẽ ổn. "Toang rồi, thế khỏi đi học luôn", Trường hài hước đáp.

Sự lạc quan, mạnh mẽ của con giúp chị Dung cũng dần thông suốt. Tâm thế của những phụ huynh cũng cảnh ngộ cũng làm chị nhận ra phải "quẳng gánh lo đi mà sống". Đợt đầu và đợt hai vào thuốc của con đã được nội ngoại hai bên, xóm giềng hỗ trợ. Để có kinh phí cho các đợt tới, chị Dung đang tính rao bán nhà ngôi nhà cấp 4 của mình.

"Đợt trước bố cháu bị bệnh tôi đã tính bán mà chưa kịp anh đã ra đi. Lần này dù không còn nhà cửa, phải đi ở trọ hay bằng các giá nào khác, tôi cũng phải cứu được con", người mẹ nói.

Bác sĩ Nguyễn Thị Lưu Ngân, khoa Ung bướu huyết học, Bệnh viện Nhi đồng II, cho biết hiện tại Gia Trường đang vào thuốc đợt thứ hai. Bé có sức khỏe tốt nên đáp ứng điều trị tốt. Tuy nhiên, chi phí điều trị thực sự là gánh nặng với gia đình, nhất là khi Gia Trường đã lớn nên phải chi trả 20% phí điều trị ngoài bảo hiểm.

"Bệnh này thời gian điều trị cả tháng mỗi lần, chi phí tiền giường, sinh hoạt, ăn uống, đi lại, thuốc bên ngoài rất lớn. Lượng thuốc Trường cần cũng nhiều hơn hẳn bệnh nhi ít tuổi hơn", bác sĩ Ngân cho hay.

Phan Dương

Với mục tiêu thắp lên niềm tin cho bệnh nhi ung thư, Quỹ Hy vọng kết hợp với chương trình Ông Mặt trời triển khai chương trình Mặt trời Hy vọng. Thêm một sự chung tay của cộng đồng là thêm một tia sáng gửi tới thế hệ tương lai của đất nước.