Nội dung của bài Nhà tài trợ đặc biệt của Cách mạng

Câu chuyện đã kể về tấm gương của ông Đỗ Đình Thiện. Ông là một công dân yêu nước, có tấm lòng vì đại nghĩa, sẵn sàng hiến tặng số tài sản rất lớn của mình cho Cách mạng vì mong muốn được góp sức mình vào sự nghiệp cách mạng của dân tộc.

B. Bài tập và hướng dẫn giải

 Câu 1: trang 21 sgk tiếng việt 5 tập 2

 Kể lại những đóng góp to lớn và liên tục của ông Thiện qua các thời kì:a)  Trước Cách mạng.b)  Khi Cách mạng thành công.c)  Trong kháng chiến.

d)  Sau khi hoà bình lập lại.

=> Xem hướng dẫn giải

 Câu 2: trang 21 sgk tiếng việt 5 tập 2

Việc làm của ông Thiện thể hiện những phẩm chất gì ?

=> Xem hướng dẫn giải

 Câu 3: trang 21 sgk tiếng việt 5 tập 2

Từ câu chuyện trên, em suy nghĩ như thế nào về trách nhiệm của công dân với đất nước ?

=> Xem hướng dẫn giải

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức: - Biết đọc diễn cảm bài văn, nhấn giọng khi đọc các con số nói về sự đóng góp tiền của của ông Đỗ Đình Thiện cho Cách mạng.

- Hiểu nội dung: Biểu dương nhà tư sản yêu nước Đỗ Đình Thiện ủng hộ và tài trợ tiền của cho Cách mạng.

- Trả lời được các câu hỏi 1, 2. Học sinh khá, giỏi phát biểu được những suy nghĩ của mình về trách nhiệm công dân với đất nước (câu hỏi 3).

Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 5 - Môn tập đọc: Nhà tài trợ đặc biệt của cách mạng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

SỞ GD&ĐT TỈNH ĐẮK NÔNG. GIÁO ÁN THI GIẢNG PHÒNG GD&ĐT HUYỆN ĐẮKR’LẤP. Người soạn: Nguyễn Ngọc Hạnh TRƯỜNG TIỂU HỌC NGÔ GIA TỰ . Người dạy: Nguyễn Ngọc Hạnh Ngày soạn: 06 – 01 – 2011 Ngày dạy: 12 – 01 – 2011. Môn soạn: Tập đọc: Bài soạn: NHÀ TÀI TRỢ ĐẶC BIỆT CỦA CÁCH MẠNG I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Biết đọc diễn cảm bài văn, nhấn giọng khi đọc các con số nói về sự đóng góp tiền của của ông Đỗ Đình Thiện cho Cách mạng. - Hiểu nội dung: Biểu dương nhà tư sản yêu nước Đỗ Đình Thiện ủng hộ và tài trợ tiền của cho Cách mạng. - Trả lời được các câu hỏi 1, 2. Học sinh khá, giỏi phát biểu được những suy nghĩ của mình về trách nhiệm công dân với đất nước (câu hỏi 3). 2. Kĩ năng: Đọc trôi chảy, lưu loát và diễn cảm bài văn. 3. Thái độ: Biết yêu quý, kính trọng và học tập tấm gương nhà tài trợ đặc biệt của Cách mạng. II. Chuẩn bị: Tranh phóng to, nội dung bài học, bảng phụ viết đoạn văn cần luyện đọc diễn cảm III. Các hoạt động dạy học: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Kiểm tra bài cũ: Giáo viên gọi 3 học sinh đọc bài “Thái sư Trần Thủ Độ” và trả lời câu hỏi sau: + Khi có người muốn xin chức câu đương, Trần Thủ Độ đã làm gì? + Trước việc làm của người quân hiệu, Trần Thủ Độ xử lí ra sao? - Giáo viên, gọi 1 học sinh đứng tại chỗ nêu nội dung của bài. - Giáo viên nhận xét cho điểm. Nhận xét bài cũ. 2. Bài mới: a. Giới thiệu bài: Giáo viên treo bức tranh ông Đỗ Đình Thiện và hỏi: Qua thông tin đại chúng, ti vi, sách, báoEm nào cho Thầy biết bức tranh vẽ ai? - Giáo viên nêu: Bức tranh vẽ ông Đỗ Đình Thiện, đây là một một nhà tư sản yêu nước, một công dân gương mẩu, suốt đời đóng góp cho Cách mạng cho kháng chiến mà không hề đòi hỏi sự đền đáp nào. Để biết được ông đã có những đóng góp to lớn cho đất nước như thế nào Thầy và Trò chúng ta cùng tìm hiểu qua bài tập đọc “Nhà tài trợ đặc biệt của Cách mạng”. b. Luyện đọc: - Giáo viên gọi 1 học sinh khá giỏi đọc bài. - Giáo viên cho học sinh chia đoạn. - Giáo viên gọi 5 học sinh đọc nối tiếp 5 đoạn của bài. - Giáo viên theo dõi sửa chữa, lưu ý học sinh một số từ ngữ học sinh dễ đọc sai: sửng sốt, kháng chiến - Giáo viên gọi 5 học sinh đọc nối tiếp 5 đoạn của bài. - Giáo viên gọi học sinh đọc chú giải, kết hợp giải nghĩa một số từ: Nhà tư sản ; ủng hộ. - Giáo viên cho học sinh đọc nhóm đôi. - Giáo viên gọi 5 học sinh đọc nối tiếp 5 đoạn của bài. - Giáo viên hướng dẫn học sinh cách đọc bài. - Giáo viên đọc diễn cảm toàn bài. c. Tìm hiểu bài: - Giáo viên cho học sinh đọc thầm đoạn 1 và trả lời câu hỏi. + Ông Đỗ Đình thiện là một người như thế nào? + Nội dung của đoạn 1 nói lên điều gì? - Giáo viên cho học sinh đọc thầm đoạn 2, 3, 4 để trả lời câu hỏi 1. + Kể lại những đóng góp to lớn và liên tục của ông Thiện qua các thời kì: a. Trước Cách mạng. + Nội dung đoạn này nói lên điều gì? b. Khi Cách mạng thành công. + Em hãy nêu nội dung đoạn 3? c. Trong kháng chiến. + Em hãy nêu nội dung đoạn 4? d. Sau khi hòa bình lập lại. + Em hãy nêu nội dung đoạn 5? - Giáo viên chốt lại: Như vậy trước Cách mạng, sau Cách mạng, trong thời kì kháng chiến, sau khi hòa bình lập lại ông Thiện đã có nhiều đóng góp to lớn đối với đất nước vậy viêc làm của ông Thiện thể hiện những phẩm chất gì? - Giáo viên nhận xét, sửa chữa + Từ câu chuyện, em suy nghĩ như thế nào về trách nhiệm của công dân đối với đất nước? - Giáo viên nhận xét. + Nội dung của bài nói lên điều gì? - Giáo viên dán nội dung lên bảng, gọi 2 học sinh đọc lại. d. Luyện đọc diễn cảm: Giáo viên dán đoạn 2, đoạn 3 lên bảng cho học sinh luyện đọc. - Giáo viên gọi 1 học sinh đọc. - Giáo viên đọc mẫu đoạn văn. - Giáo viên gọi 1 học sinh đọc diễn cảm đoạn văn. - Giáo viên cho học sinh đọc theo nhóm đôi. - Giáo viên gọi 2 học sinh thi nhau đọc diễn cảm đoạn văn. - Giáo viên nhận xét – ghi điểm và tuyên dương. - Liên hệ giáo dục. 3. Củng cố dặn dò: Nhắc lại nội dung của bài. - Về nhà luyện đọc lại bài và chuẩn bị bài “Trí dũng song toàn”. - 3 học sinh đọc bài và trả lời câu hỏi - Trần Thủ Độ đồng ý, nhưng yêu cầu chặt một ngón chân người đó để phân biệt với những câu đương khác. - Trước việc làm của người quân hiệu Trần Thủ Độ không những không trách móc mà còn thưởng cho vàng lụa. - Vẽ ông Đỗ Đình Thiện. - 1 học sinh đọc – Lớp theo dõi đọc thầm. - Học sinh chia đoạn: Bài được chia làm 5 đoạn. - Học sinh đọc. - Học sinh đọc lại từ mà mình đọc sai. - 5 học sinh đọc nối tiếp. - 1 học sinh đọc. - Học sinh đọc, nhận xét bạn đọc - 5 học sinh đọc – Lớp theo dõi nhận xét. - Học sinh lắng nghe. - Là một nhà tư lớn, chủ của nhiều đồn điền, nhà máy - Giới thiệu về ông Đỗ Đình Thiện. - học sinh đọc thầm và trả lời câu hỏi. Lớp nhận xét bổ sung. - Trước Cách mạng: Năm 1943, ông ủng hộ quỹ Đảng 3 vạn đồng Đông Dương. - Những đóng góp của ông Thiện trước Cách mạng. - Khi Cách mạng thành công: Năm 1945, trong Tuần lễ Vàng ông ủng hộ chính phủ 64 lạng vàng ; góp vào quỹ độc lập Trung ương 10 vạn đồng Đông Dương. - Những đóng góp to lớn của ông Thiện khi Cách mạng thành công. - Trong kháng chiến: Gia đình ông ủng hộ cán bộ, bộ đội khu II hàng trăm tấn thóc. - Những đóng góp to lớn của ông Thiện trong kháng chiến. - Sau khi hòa bình lập lại, ông hiến toàn bộ đồn điền Chi Nê cho nhà nước. - Những đóng góp to lớn của ông Thiện sau khi hòa bình lập lại. - Học sinh lắng nghe và suy nghĩ trả lời: - Việc làm của ông Thiện cho thấy ông là một công dân yêu nước, có tấm lòng vì đại nghĩa, sẵn sàng hiến tặng số tài sản rất lớn của mình cho Cách mạng vì mong muốn được góp sức mình vào sự nghiệp chung. - Người công dân phải có trách nhiệm với vận mệnh của đất nước/người công dân phải biết góp công, góp của vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc. - Biểu dương nhà tư sản yêu nước Đỗ Đình Thiện ủng hộ và tài trợ tiền của cho Cách mạng. - 2 học sinh đọc lại. - 1 học sinh đọc – Lớp theo dõi nhận xét bạn đọc(về nhấn giọng, ngắt giọng) - Học sinh lắng nghe. - 1 học sinh đọc – lớp nhận xét - Học sinh đọc theo nhóm đôi. - 2 học sinh thi đọc. - Học sinh nhắc lại. Rút kinh nghiệm:... ......

Tài liệu đính kèm:

  • GAL5 TUAN 20 CHUAN(1).doc

Nhà tài trợ đặc biệt của cách mạng lớp 5 là bài học hay và ý nghĩa. Qua bài học, các em có thể tìm hiểu được người công dân yêu nước giúp rất nhiều cho cách mạng Việt Nam. Hãy cùng Baiontap.com giúp em soạn bài tốt nhé!

Nội dung bài tập đọc Nhà tài trợ đặc biệt của cách mạng lớp 5

Bài tập đọc kể về ông Đỗ Đình Thiện là một nhà tư sản lớn ở Hà Nội. Ông đã có những đóng góp lớn về mặt tài chính cho đất nước. Khi Cách mạng thành công, sự tài trợ của ông Thiện đối với Cách mạng còn lớn hơn nhiều. Trong suốt cuộc đời mình, ông luôn ủng hộ và đóng góp cho cách mạng. 

Các em theo dõi nội dung tập đọc Nhà tài trợ đặc biệt của cách mạng trang 20 SGK Tiếng việt 5 tập 2 nhé!

Hướng dẫn soạn bài Nhà tài trợ đặc biệt của cách mạng lớp 5 bám sát SGK

Câu 1 (trang 21 sgk Tiếng Việt 5):

a) Trước Cách mạng:

– Năm 1943, thời kỳ bí mật, khi quỹ Đảng chỉ còn 24 đồng thì ông ủng hộ Đảng 3 vạn đồng Đông Dương. Số tiền này làm người giữ “tay hòm chìa khóa” của Đảng không khỏi xúc động và sửng sốt.

b) Khi Cách mạng thành công:

Khi cách mạng thành công sự tài trợ của ông Thiện đối với Cách mạng còn lớn hơn nhiều. Trong Tuần lễ Vàng, ông đã ủng hộ Chính phủ tới 64 lạng vàng. Với Quỹ Độc lập Trung ương, ông cũng đóng góp tới 10 vạn đồng Đông Dương và được Chính phủ tín nhiệm giao phụ trách Quỹ.

c) Trong kháng chiến:

Trong thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp, gia đình ông Thiện ủng hộ cán bộ, bộ đội khu II hàng trăm tấn thóc – là sản phẩm thu hoạch từ đồn điền Chi Nê màu mỡ. Sau hòa bình, ông Thiện đã hiến toàn bộ đồn điền này cho Nhà nước.

d) Sau khi hòa bình lập lại:

Sau khi hòa bình lập lại, ông hiến toàn bộ đồn điền Chi Nê màu mỡ cho Nhà nước. Trong suốt cuộc đời mình, nhà tư sản Đỗ Đình Thiện đã hết lòng ủng hộ Cách mạng mà không hề đòi hỏi sự đền đáp nào.

Câu 2 (trang 21 sgk Tiếng Việt 5):

Có thể thấy rằng việc làm của ông Đỗ Đình Thiện đã thể hiện lòng nồng nàn yêu nước. Ông chính là hậu phương vững chắc của cách mạng. Bởi lẽ nhà tư sản này luôn nhiệt tình cách mạng và kháng chiến của một người công dân.

Câu 3 (trang 21 sgk Tiếng Việt 5):

Qua câu chuyện về nhà tài trợ cách mạng đặc biệt này, em suy nghĩ là người công dân phải biết hy sinh vì Cách mạng. Phải biết sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Không nhất thiết phải ra chiến trường mới là giúp nước, mà là đóng góp những gì mình có thể.

Ý nghĩa tập đọc Nhà tài trợ đặc biệt của cách mạng

Qua bài tập đọc, tác giả muốn biểu dương một công dân yêu nước, một nhà tư sản đã trợ giúp Cách mạng rất nhiều. Đó là nhà tư sản Đỗ Đình Thiện. Ông đã hỗ trợ tiền bạc, tài sản trong thời kỳ Cách mạng gặp khó khăn về tài chính. Suốt cuộc đời của ông luôn cống hiến sức mình, tài sản của mình để giúp đỡ đất nước. Đó là một tấm gương cao cả, đáng học tập và noi theo.

Như vậy, qua bài viết ở trên, Baiontap.com đã giúp em học và soạn bài Nhà tài trợ đặc biệt của cách mạng lớp 5 chi tiết và đầy đủ nhất. Hy vọng các em có thể học tốt và làm bài hiệu quả nhé! Chúc các em học tốt!

Video liên quan

Chủ đề