Nộp hồ sơ thi đại lý thuế 2023

Cục Thuế TP. Hà Nội trả lời vấn đề này như sau:

Căn cứ Thông tư số 10/2021/TT-BTC ngày 26/1/2021 của Bộ Tài chính hướng dẫn quản lý hành nghề dịch vụ làm thủ tục về thuế:

- Tại Điều 14 quy định tiêu chuẩn đối với nhân viên đại lý thuế:

"Điều 14. Nhân viên đại lý thuế

Nhân viên đại lý thuế phải có đủ các tiêu chuẩn sau:

1. Là công dân Việt Nam hoặc người nước ngoài được phép cư trú và làm việc tại Việt Nam,...

2. Có chứng chỉ hành nghề dịch vụ làm thủ tục về thuế do Tổng cục Thuế cấp;

3. Là người đại diện theo pháp luật của đại lý thuế hoặc có hợp đồng lao động làm việc tại đại lý thuế;

4. Tham gia đầy đủ chương trình cập nhật kiến thức theo quy định tại Chương IV Thông tư này".

- Tại Điều 20 quy định thời gian, hình thức cập nhật kiến thức:

"Điều 20. Thời gian, hình thức cập nhật kiến thức

1. Thời gian cập nhật kiến thức đối với nhân viên đại lý thuế và người đăng ký hành nghề dịch vụ làm thủ tục về thuế được xác định như sau:

a) Thời gian cập nhật kiến thức tối thiểu 24 giờ (tương đương 3 ngày) trong một năm. Số giờ cập nhật kiến thức được tính cộng dồn từ ngày 1/1 đến ngày 31/12 hàng năm để làm cơ sở đăng ký hành nghề hoặc xác định đủ điều kiện hành nghề cho năm sau...

2. Hình thức cập nhật kiến thức.

a) Người đăng ký tham gia cập nhật kiến thức tại các lớp cập nhật kiến thức theo hình thức học trực tiếp hoặc trực tuyến do các đơn vị tổ chức theo quy định tại Khoản 2 Điều 21 Thông tư này...".

- Tại Khoản 2 Điều 21 quy định đơn vị tổ chức cập nhật kiến thức:

"Điều 21. Tổ chức cập nhật kiến thức

2. Đơn vị tổ chức cập nhật kiến thức gồm:

a) Cục Thuế tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Trường Nghiệp vụ thuế;

b) Trường Bồi dưỡng cán bộ tài chính;

c) Các cơ sở đào tạo có chuyên ngành đào tạo từ trình độ đại học trở lên về các nội dung cập nhật kiến thức quy định tại Khoản 1 Điều 19 Thông tư này;

d) Các tổ chức xã hội nghề nghiệp về đại lý thuế".

- Tại Điều 31 quy định về việc tiếp nhận hồ sơ của Đại lý thuế:

"Điều 31. Quy định chuyển tiếp...

5. Trong thời gian cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế chưa đáp ứng việc nhận hồ sơ, báo cáo theo hình thức điện tử đã quy định tại các điều của Thông tư này, cá nhân, tổ chức thực hiện nộp hồ sơ, báo cáo đến cơ quan thuế bằng hình thức trực tiếp hoặc qua bưu chính".

Thời gian cập nhật kiến thức cho người hành nghề kế toán

Căn cứ Thông tư số 292/2016/TT-BTC ngày 15/11/2016 của Bộ Tài chính hướng dẫn cập nhật kiến thức hàng năm cho kế toán viên hành nghề và người đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán:

- Tại Khoản 1 Điều 5 quy định về thời gian cập nhật kiến thức:

"Điều 5. Thời gian cập nhật kiến thức

1. Thời gian cập nhật kiến thức tối thiểu 40 giờ trong năm trước liền kề năm đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán, trong đó có tối thiểu 20 giờ cập nhật kiến thức về các nội dung quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 4 Thông tư này...".

- Tại Điều 7 quy định điều kiện để được chấp thuận tổ chức cập nhật kiến thức:

"Điều 7. Điều kiện để được chấp thuận tổ chức cập nhật kiến thức

1. Hội nghề nghiệp, cơ sở đào tạo, doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán phải đáp ứng các điều kiện chung về tổ chức lớp cập nhật kiến thức như sau:...

2. Các điều kiện cụ thể đối với các tổ chức:

2.1. Đối với hội nghề nghiệp:…

2.2. Đối với cơ sở đào tạo:...

2.3. Đối với doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán tự tổ chức cập nhật kiến thức:...".

Căn cứ các quy định trên, hiện nay tại các văn bản pháp luật hiện hành không quy định số giờ cập nhật kiến thức đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán (tối thiểu 40 giờ) được ghi nhận vào số giờ cập nhật kiến thức đối với nhân viên đại lý thuế (tối thiểu 24 giờ) và ngược lại.

Người đăng ký tham gia cập nhật kiến thức hành nghề dịch vụ thủ tục về thuế tham gia các lớp cập nhật kiến thức theo hình thức học trực tiếp hoặc trực tuyến do các đơn vị tổ chức theo quy định tại Điều 20 Thông tư số 10/2021/TT BTC. Việc cập nhật kiến thức hành nghề kế toán không thuộc thẩm quyền của Cơ quan Thuế, đề nghị ông liên hệ với cơ quan có thẩm quyền để được giải quyết.

Để theo dõi danh sách các đơn vị được Tổng cục Thuế cấp Giấy xác nhận đủ điều kiện tổ chức cập nhật kiến thức hành nghề đại lý thuế, ông có thể tham khảo tại website //gdt.gov.vn của Tổng cục Thuế, chuyên mục Quản lý hành nghề dịch vụ thuế.

Hiện nay Cổng TTĐT của Tổng cục Thuế đang nâng cấp để đáp ứng đáp ứng việc nhận hồ sơ, báo cáo của đại lý thuế theo hình thức điện tử. Trong thời gian Cổng TTĐT của Tổng cục Thuế chưa đáp ứng việc nhận này, cá nhân, tổ chức thực hiện nộp hồ sơ, báo cáo đến cơ quan Thuế bằng hình thức trực tiếp hoặc qua bưu chính.

  • Đại lý thuế là gì?
  • Đại lý thuế có quyền gì?
  • Trách nhiệm của đại lý thuế?
  • Điều kiện mở đại lý thuế?
  • Dịch vụ đại lý thuế
  • So sánh đại lý thuế và dịch vụ kế toán?

Các thủ tục, quy định về thuế rất phức tạp bởi có nhiều đối tượng khác nhau nên thường gây khó khăn cho các cá nhân, tổ chức khi muốn hoàn thành nghĩa vụ thuế với nhà nước. Chính vì thế, việc ký hợp đồng sử dụng dịch vụ làm các thủ tục thuế đang là một nhu cầu lớn.

Vậy đại lý thuế là gì? Điều kiện mở đại lý thuế là gì sẽ được Luật Hoàng Phi giải đáp trong nội dung bài viết dưới đây.

Đại lý thuế là gì?

Đại lý thuế là tổ chức hoạt động kinh doanh dịch vụ về làm các thủ tục thuế, là doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ có điều kiện. Đại lý thuế được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật Doanh nghiệp, thực hiện các thủ tục liên quan đến thuế theo thỏa thuận với cá nhân, tổ chức có nghĩa vụ nộp thuế.

Đại lý thuế có quyền gì?

Trong thực hiện hợp đồng dịch vụ làm các thủ tục thuế, đại lý thuế có quyền:

– Thực hiện các thủ tục về thuế theo thỏa thuận với khách hàng.

– Yêu cầu khách hàng cung cấp đầy đủ thông tin, chứng từ, tài liệu liên quan một cách chính xác.

– Thực hiện các quyền của chủ thể nộp thuế theo quy định của pháp luật thuế.

– Được các cơ quan nhà nước hỗ trợ:

+ Giới thiệu, cung cấp, hướng dẫn cái đặt, hướng dẫn sử dụng các phần mềm kê khai thuế trực tuyến.

+ Nằm trong danh sách các đối tượng được mời tham dự các lớp đào tạo, tập huấn, phổ biến quy định về thuế, chính sách thuế cũng như nghiệp vụ thuế.

Trách nhiệm của đại lý thuế?

Khi thực hiện hoạt động kinh doanh cung cấp dịch vụ làm các thủ tục về thuế, đại lý thuế có trách nhiệm:

– Ký hợp đồng với cá nhân, tổ chức nộp thuế và thực hiện theo các điều khoản đã thỏa thuận.

– Thực hiện khai, ký tên, đóng dấu của tổ chức lên tờ khai, hồ sơ, chứng từ thuế, quyết toán thuế, hồ sơ miễn giảm thuế theo quy định.

– Cung cấp tài liệu, chứng từ về việc kê khai, nộp, quyết toán thuế… của cá nhân, tổ chức nộp thuế cho cơ quan nhà nước.

– Không được thông đồng thực hiện các hành vi trốn thuế, gian lận thuế. Nếu có phải chịu trách nhiệm trước pháp luật.

– Giữ bí mật thông tin cho khách hàng sử dụng dịch vụ của đại lý thuế. Nếu có hành vi không thực hiện trách nhiệm này mà gây ra hậu quả thì đại lý thuế phải chịu trách nhiệm bồi thường.

– Báo cáo tình trạng với cơ quan quản lý nhà nước về thuế trong một số trường hợp nhất định.

Điều kiện mở đại lý thuế?

Theo quy định tại Thông tư 117/2012/TT-BTC của Bộ Tài Chính, để mở đại lý thuế thì cần phải đảm bảo các điều kiện như sau:

– Thực hiện thành lập doanh nghiệp, đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật.

– Ngành nghề kinh doanh về dịch vụ làm thủ tục thuế có trong giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

 – Tối thiểu có 02 nhân viên có chứng chỉ hành nghề dịch vụ làm thủ tục về thuế.

Nội dung trên là những nội dung giải thích nêu rõ về đại lý thuế là gì? Điều kiện mở đại lý thuế. Quý vị có nhu cầu tìm hiểu kỹ hơn có thể tham khảo luật Quản lý thuế và Thông tư 117/2012.

Dịch vụ đại lý thuế

Đại lý thuế cung cấp dịch vụ kê khai và hoạt động tính thuế của đại lý thuế thay cho người nộp thuế, việc cung cấp dịch vụ đại lý thuế đã giúp người nộp thuế thực hiện nghĩa vụ kê khai đúng, đủ và chính xác nghĩa vụ thuế, từ đó giảm thiểu những sai sót, rủi ro về thuế tránh được những khoản thuế bị truy thu, bị phạt không đáng có.

So sánh đại lý thuế và dịch vụ kế toán?

Trên thực tế, dịch vụ của các đại lý thuế và dịch vụ kế toán dễ gây nhầm lẫn cho nhiều người. Và ở phần này, Luật Hoàng Phi sẽ phân biệt đại lý thuế và dịch vụ kế toán:

Tiêu chí

Dịch vụ kế toán

Đại lý thuế

Các dịch vụ được thực hiện

Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán thực hiện các dịch vụ theo quy định của Luật Kế toán: Đại lý thuế được thực hiện các công việc theo quy định của Luật Quản lý thuế:
Làm kế toán viên Không được thực hiện
Kế toán trưởng Không được thực hiện
Thiết lập hệ thống kế toán cho đơn vị Không được thực hiện
Bồi dưỡng, cập nhật kiến thức, nghiệp vụ kế toán. Không được thực hiện
Tư vấn tài chính doanh nghiệp Không được thực hiện
Khai, nộp, quyết toán thuế, lập hồ sơ đề nghị số tiền được miễn thuế, số tiền thuế được giảm, được hoàn theo quy định cho doanh nghiệp. Khai, nộp, quyết toán thuế, lập hồ sơ đề nghị số tiền được miễn thuế, số tiền thuế được giảm, được hoàn theo quy định thay doanh nghiệp
Các dịch vụ kế toán khác theo quy định. Không được thực hiện.

Điều kiện hoạt động

Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán phải đảm bảo các điều kiện sau:

Đăng ký kinh doanh dịch vụ kế toán.

Đăng ký hành nghề với Hội hành nghề kế toán và kiểm toán Việt Nam.

Tối thiểu có 02 người có chứng chỉ hành nghề kế toán/ chứng chỉ kiểm toán viên do cơ quan có thẩm quyền cấp.

Giám đốc (người đại diện theo pháp luật) phải có có chứng chỉ hành nghề kế toán/ chứng chỉ kiểm toán viên từ 02 năm trở lên

Đã nêu ở mục trên.

Cơ quan có thẩm quyền cấp chứng chỉ hành nghề

Bộ Tài Chính Tổng cục thuế

Điều kiện thi chứng chỉ hành nghề

– Có bằng tốt nghiệp đại học chuyên ngành kế toán, kiểm toán, tài chính trở lên.

– Thời gian làm việc thực tế về tài chính, kế toán, kiểm toán tối thiểu 60 tháng hoặc có tối thiểu 48 tháng làm trợ lý kiểm toán ở doanh nghiệp kiểm toán.

– Có bằng cao đẳng chuyên ngành kế toán, kiểm toán, tài chính, luật kinh tế trở lên.

– Có thời gian làm việc trong lĩnh vực thuế tối thiểu 02 năm.

Các môn dự thi lấy chứng chỉ hành nghề

Căn cứ Điều 6, Thông tư 91/2017/TT-BTC các môn thi chứng chỉ kế toán, kiểm toán bao gồm:

– Pháp luật về kinh tế, doanh nghiệp.

– Tài chính, quản lý tài chính nâng cao

– Thuế, quản lý thuế nâng cao.

– Kế toán tài chính, kế toán quản trị nâng cao.

– Kiểm toán và dịch vụ bảo đảm nâng cao.

– Phân tích hoạt động tài chính nâng cao.

– Trình độ C của một trong 5 ngoại ngữ: Trung, Đức, Anh, Nga, Pháp

Căn cứ Điều 13 Thông tư 117/2012/TT-BTC các môn thi chứng chỉ hành nghề dịch vụ thuế như sau:

– Pháp luật thuế.

– Kế toán trình độ cao đẳng.

Trên đây là những nội dung liên quan đến đại lý thuế là gì? Điều kiện mở đại lý thuế, quý vị nếu còn các thắc mắc liên quan đến hoạt động thuế hoặc thủ tục mở đại lý có thể liên hệ số 1900 6557 để được giải đáp.

Chủ đề