Phản ứng molish là gì

Đ

Đinh Thu Trang

New member

  • Jul 23, 2021
  • #1

Phản ứng Molish dùng để nhận định:
A. Các chất có nhóm aldehyd
B. Các chất là Protid
C. Các chất có nhóm ceton.
D. Các chất là Glucid.

Chọn D là đáp án đúng

You must log in or register to reply here.

Chất nào không có tính khử:

Previous Thread

Glucose và Fructose khi bị khử (+2H ) sẽ cho chất gọi là:

Next Thread

Share:

Facebook Twitter Reddit Pinterest Tumblr WhatsApp Email Link

Luận văn tốt nghiệp

Video clip thí nghiệm

nhóm cetone của fructose sẽ biến đổi thành nhóm aldehyde, cho nên nó cũng có kết tủa đỏ

Cu2O xuất hiện. Saccharose không có nhóm –CHO nên không có hiện tượng trên.

 Thí nghiệm 2: Phản ứng màu

* Phản ứng với thuốc thử Molish

- Kết quả và giải thích: Khi cho từ từ H2SO4 đậm đặc vào các ống nghiệm, quan sát ta

thấy ở ống 2, 3, 4 xuất hiện vòng nâu có màu tím đậm ở giữa. Còn ở ống 1 không có

vòng nâu. Do glucose, fructose , saccharose dưới tác dụng của H 2SO4 đậm đặc chúng bị

khử nước cho furfural và hidroximetil furfural, các chất này trong môi trường acid cho

phản ứng thế thân điện tử trên α-Naptol cho ra sản phẩm có màu tím.

* Phản ứng của nhóm carbonil-Sự tạo thành Ozazon với Phenilhidrazine

- Kết quả và giải thích: Sau khi nung trên nồi cách thủy khoảng 30 phút quan sát ta thấy

ở ống 1, 2, 3 xuất hiện kết tủa vàng. Do glucose và maltose là các đường khử có nhóm

cacbonyl nên chúng phản ứng được với phenilhidrazine tạo thành các tinh thể ozazon có

màu vàng. Còn saccharose là đường không khử nhưng trong môi trường acid saccharose

bị thủy phân tạo glucose và fructose phản ứng được với phenilhidrazine, vì thế saccharose

tạo được kết tủa.

* Phản Ứng Selivanop

- Kết quả và giải thích: Đun sôi các ống nghiệm ta thấy ở ống 1 xuất hiện màu đỏ anh

đào tươi, còn ống 2 xuất hiện màu đỏ anh đào. Do fructose và glucose dưới tác dụng của

HCl đặc chúng bị khử H2O tạo thành oximetylfurfural, sau đó chúng kết hợp với rezoxin

tạo sản phẩm có màu đỏ anh đào, fructose phản ứng nhạy hơn glucose.

 Thí nghiệm 3: Phản ứng thủy phân

- Kết quả và giải thích thí nghiệm 1: Khi cho vào mỗi ống 2ml dung dịch thuốc thử

Fehling và đun nóng một lúc ta thấy ở ống 2 có kết tủa đỏ (Cu 2O) xuất hiện, còn ở ống 1

thì không hiện tượng. Do saccharose được cấu tạo từ α-Glucose và β-Fructose bởi liên kết

O-Glucoside nên trong môi trường acid sẽ bị thủy phân cho ra các monosaccharide. Ở

ống 2 có acid HCl nên saccharose sẽ bị thủy phân cho α-Glucose khử phức alcolat (trong

GVHD: Th.s Thái Thị Tuyết Nhung

72

SVTH: Trần Thị Bé Trang

Luận văn tốt nghiệp

Video clip thí nghiệm

thuốc thử Fehling) cho kết tủa đỏ. Còn ở ống 1 không có acid nên saccharose không bị

thủy phân nên không có hiện tượng.

- Kết quả và giải thích thí nghiệm 2: Khi cho vào mỗi ống 2ml dung dịch thuốc thử

Fehling và đun nóng một lúc ta thấy ở ống 2 có kết tủa đỏ (Cu 2O) xuất hiện, còn ở ống 1

thì không hiện tượng. Do tinh bột được cấu tạo từ nhiều gốc α-Glucose bởi liên kết OGlucosid nên trong môi trường acid sẽ bị thủy phân cho ra các monosaccharide. Ở ống 2

có acid HCl nên tinh bột sẽ bị thủy phân cho α-Glucose khử phức alcolat (trong thuốc thử

Fehling) cho kết tủa đỏ. Còn ở ống 1 không có acid, tinh bột không bị thủy phân nên

không có hiện tượng.

Bài thực hành 2: Amino acid và protein

 Thí nghiệm 1: Phản ứng Ninhidrine

- Kết quả và giải thích: Khi đun nóng 2 ống nghiệm ta thấy cả hai ống đều có màu xanh

tím (ống 1 màu đậm hơn ống 2) . Do Glycine và Albumine bị khử tạo NH 3 và NH3 cộng

hợp với 2 phân tử Ninhidrine, tiếp theo là sự khử nước tạo thành ruheman có màu tím

xanh.

 Thí nghiệm 2: Phản ứng xantoproteid

- Kết quả và giải thích: Khi cho từ từ từng giọt NaOH 30% vào mỗi ống nghiệm ta thấy

ở ống 1 và 2 có màu da cam (ống 1 màu đậm hơn ống 2), còn ống 3 có màu vàng nhạt. Do

phenol và albumin phản ứng với HNO3 tạo ra các hợp chất nitro có màu vàng, khi thêm

NaOH vào tạo ra muối Na có màu vàng da cam.

 Thí nghiệm 3: Phản ứng pholia

- Kết quả và giải thích: Khi đun nhẹ với NaOH và cho thêm vài giọt (CH 3COO)2Pb vào

ta thấy ở ống 1, 2 xuất hiện màu nâu đen, còn ống 3 không hiện tượng. Do khi đun với

NaOH các liên kết C-S trong Albumine và cisteine bị cắt đứt nên khi cho

(CH3COO)2Pbvào thì ion S2- kết hợp với ion Pb2+ tạo ra PbS có màu nâu đen. Còn

Gelatine trong phân tử không có liên kết C-S nên không bị thủy phân cho ra ion S 2- vì thế

không xuất hiện màu nâu đen.

 Thí nghiệm 4: Phản ứng Pauli

GVHD: Th.s Thái Thị Tuyết Nhung

73

SVTH: Trần Thị Bé Trang

Luận văn tốt nghiệp

Video clip thí nghiệm

- Kết quả và giải thích: Khi phản ứng xảy ra ta thấy ống 1 có màu đỏ, ống 2 có màu da

cam, ống 3 có màu đỏ da cam. Khi tác dụng với thuốc thử diazo histidine tạo phức chất

màu đỏ, tirosine tạo phức chất màu da cam. Còn albumine tạo phức với thuốc thử diazo

có màu đỏ da cam.

 Thí nghiệm 5: Phản ứng với thuốc thử Isatine

- Kết quả và giải thích: Thêm vào mỗi ống vài giọt thuốc thử Isatine và đun cách thủy ta

thấy ở ống 1 có màu xanh lơ đậm, ống 2 có màu xanh nhạt, ống 3 có màu xanh lơ. Do

proline, hidroxi proline và albumine phản ứng với thuốc thử Isatine tạo ra các sản phẩm

có màu.

 Thí nghiệm 6: Phản ứng Sacaguchi

- Kết quả và giải thích: Khi cho α-Naptol và NaOBr vào 2 ống nghiệm ta thấy cả hai ống

có màu đỏ gạch. Do arginine và albumine cho phản ứng thế thân điện tử trên α-Naptol và

bị oxi hóa bởi NaOBr tạo ra sản phẩm có màu đỏ gạch.

 Thí nghiệm 7:

- Kết quả và giải thích: Lắc đều 2 ống nghiệm, quan sát ta thấy ở ống 1 có màu tím đỏ,

còn ống 2 có màu xanh tím. Do trong môi trường kiềm các nhóm –NH, -OH trong biurea

và albumine phản ứng với Cu(OH)2 tạo phức có màu.

 Thí nghiệm 8: Sắc ký lớp mỏng định tính hỗn hợp amino acid

- Kết quả và giải thích:

* Sau khi phun thuốc thử hiện màu và sấy khô bản mỏng, quan sát các vết trên bản ta

thấy:

+ Ở vị trí số 4 (hỗn hợp M) xuất hiện 3 vết có màu lần lượt giống như màu của 3 vết ở các

vị trí 1, 2, 3.

+ Ở vị trí 1(Arginine) ta có Rf = 0,7/5,1= 0,14

+ Ở vị trí 2(Valine) ta có Rf = 3,9/5,1= 0,77

+ Ở vị trí 3(Proline) ta có Rf = 3,1/5,1 = 0,61

* Ở vị trí số 4 khi đo và tính các R f của 3 vết cũng cho kết quả lần lượt giống với R f ở 3

vị trí 1, 2, 3. → Hỗn hợp M chứa 3 amino acid: Arginine, valine và proline.

GVHD: Th.s Thái Thị Tuyết Nhung

74

SVTH: Trần Thị Bé Trang

Luận văn tốt nghiệp

Video clip thí nghiệm

Bài thực hành 3: Lipid

 Thí nghiệm 1: Tính hòa tan của lipid

- Kết quả và giải thích: Lắc đều các ống nghiệm ta thấy ở ống 1 dầu thực vật không tan,

ống 2 dầu thực vật tan, ống 3 dầu thực vật tan, ống 4 dầu thực vật tan nhiều nhất. Do ở

ống 1 nước cất là dunng môi phân cực nên dầu thực vật không tan, còn ở ống 2,3,4 là các

dung môi hữu cơ nên dầu thực vật tan được. Ống 4 là dung môi ít phân cực nhất nên dầu

thực vật tan nhiều nhất.

 Thí nghiệm 2: Phản ứng tạo thành nhũ tương

- Kết quả và giải thích: Lắc đều 6 ống nghiệm, quan sát ta thấy ở ống 1,2 dầu thực vật và

dung dịch lecithine không bị nhủ hóa (dung dịch tách lớp), ở ống nghiệm 3, 4, 5, 6 dầu

thực vật và dung dịch lecithine bị nhũ hóa tốt (ống nghiệm 3,4 nhũ hóa yếu hơn ống

nghiệm 5, 6). Do ở ống nghiệm 1,2 nước cất không nhũ hóa được dầu thực vật và

lecithine, ở ống 3, 4, 5, 6 dung dịch mật và Na 2CO3 là những chất nhũ hóa nên dầu thực

vật và lecithine bị nhũ hóa. Na2CO3 nhũ hóa tốt hơn dung dịch mật.

 Thí nghiệm 3: Thủy phân lipid

- Kết quả và giải thích: Đặt giấy quỳ đỏ đã thấm nước trên miệng ống nghiệm ta thấy

quỳ đỏ chuyển sang màu xanh. Do lecithine bị thủy phân trong môi trường kiềm tạo

choline có tính base, khi đun sôi choline bay hơi lên gặp giấy quỳ ẩm nên làm giấy quy đỏ

hóa xanh.

 Thí nghiệm 4: Phản ứng màu của dầu mỡ

* Phản ứng của nhóm aldehyde tự do

- Kết quả và giải thích: Lắc đều quan sát 2 ống nghiệm ta thấy ở ống 1 không đổi màu.

Còn ở ống 2 có màu tím đỏ. Do ở ống 1 là dầu tươi nên chưa bị oxi hóa không có nhóm

–CHO nên không tác dụng với thuốc thử Schiff. Ở ống 2 là dầu ôi nên bị oxi hóa giải

phóng nhóm –CHO nên phản ứng được với thuốc thử Schiff tạo ra các hợp chất có màu.

* Phản ứng màu của cholesterol

-

Phản ứng Salkovski

GVHD: Th.s Thái Thị Tuyết Nhung

75

SVTH: Trần Thị Bé Trang

Luận văn tốt nghiệp

Video clip thí nghiệm

+ Kết quả và giải thích: Khi cho thêm 2ml H2SO4 đặc quan sát ta thấy dung dịch có

vòng màu vàng da cam xuất hiện ở giữa, sau đó biến đổi thành màu đỏ nâu. Do

cholesterol bị khử nước bởi H2SO4 đặc cho ra bischolestADNien có màu.

-

Phản ứng Lieberman-Burchard

+ Kết quả và giải thích: Trong ống nghiệm dung dịch biến đổi màu từ đỏ đến tím đỏ, sau

đó chuyển thành màu xanh lá cây đặc trưng, cuối cùng dung dịch có màu xanh đen. Do

cholesterol phản ứng với anhydrid acetic tạo ra các dẫn xuất có màu.

 Thí nghiệm 5: Xác định các chỉ số của dầu mỡ

* Xác định chỉ số acid

Kết quả

VKOH

mdầu thực vật

V1

2.5

1.7

V2

2.6

1.68

V3

2.6

1.74

Vtb

2.6

1.71

Tính kết quả: Ta có V= 2,6 ml, mdầu thực vật = 1,71 gam

Chỉ số acid: A= (V× f×5,6)/m = (2,6 × 1,1×5,6)/1,71 = 9,4

Với: V = số ml dung dịch KOH 0,1N dùng chuẩn độ kể từ khi thêm dầu thực vật.

f = hệ số điều chỉnh nồng độ KOH 0,1N: Cân chính xác 0,63 gam acid oxalic

H2C2O4.2H2O hòa tan trong nước (dùng bình định mức 100 ml) ta được 100ml dung

dịch acid oxalic 0,1N. Dùng pipet hút 10ml dung dịch acid cho vào erlen + 2giọt

phenolphtalein, sau đó đưa KOH lên buret. Nhỏ từ từ KOH từ buret vào erlen đến khi

dung dịch có màu hồng bền trong 30 giây, ngưng chuẩn độ và đọc thể tích KOH trên

buret .

Kết quả: VKOH = 9,1 ml.

Ta có : CA.VA = CB.VB → CB =

→ f=

0,11

0,1

C A × VA 0,1× 10

=

VB

9,1

0,11

= 1,1

m : khối lượng dầu thực vật đã dùng (g)

GVHD: Th.s Thái Thị Tuyết Nhung

76

SVTH: Trần Thị Bé Trang

Luận văn tốt nghiệp

Video clip thí nghiệm

* Xác định chỉ số xà phòng

Kết quả

V1

V2

mdầu thực vật

Vlần 1

17,2

9,1

1,26

Vlần 2

17,3

9,0

1,23

Chỉ số xà phòng: X=

Vlần 3

17,2

9,0

1,22

( V 1−V 2 ) . f . 28

m

==

Vtb

17,2

9,0

1,24

( 17,2−9,0 ) .

.28

( 0,49

0,5 )

1,24

= 181,5

Với: V2 = số ml dung dịch HCl 0,5N dùng chuẩn độ bình thứ 2.

V1 = số ml dung dịch HCl 0,5N dùng chuẩn độ bình thứ 1.

f = hệ số điều chỉnh nồng độ KOH 0,5N (f =

0,49

=0,98

).

0,5

28 = số mgKOH có trong 1ml dung dịch KOH 0,5N.

m : khối lượng dầu thực vật đã dùng (g).

* Xác định chỉ số ester

→E = X – A= 181,5 – 9,4 = 172,1 ≈ 172

* Xác định chỉ số Iod

-

Kết quả:

V1 = 38,5 ml

V2 = 37,6 ml

mdầu thực vật = 1,32 gam

Chỉ số Iod:

Với: V2 = số ml dung dịch Na2S2O3 0,1N dùng chuẩn độ bình thứ 2

V1 = số ml dung dịch Na2S2O3 0,1N dùng chuẩn độ bình thứ 1

28 = số mgKOH có trong 1ml dung dịch KOH 0,5N.

Bài thực hành số 4: Vitamine

 Thí nghiệm 1: Định tính vitamine B1

- Kết quả và giải thích: Sau khi cho thêm 2 ml rượu Isobutyl, để yên dung dịch tách

thành 2 lớp: lớp dưới có màu vàng chanh, lớp trên không màu. Đem phơi dưới ánh sáng

mặt trời có hiện tượng phát huỳnh quang. Do trong môi trường kiềm Vitamine B 1 bị oxi

GVHD: Th.s Thái Thị Tuyết Nhung

77

SVTH: Trần Thị Bé Trang

Luận văn tốt nghiệp

Video clip thí nghiệm

hóa bởi K3Fe(CN)6 cho sản phẩm là tiocrom, dưới tác dụng của ánh sáng mặt trời tiocrom

phát huỳnh quang.

 Thí nghiệm 2: Định tính vitamine B1 với thuốc thử diazo

- Kết quả và giải thích: Khi cho 10 giọt Na2CO3 vào và lắc đều ta thấy dung dịch có màu

đỏ. Do tiamino trong môi trường kiềm phản ứng với hỗn hợp ( acid sulfanilic + NaNO 2)

cho ra sản phẩm có màu đỏ.

 Thí nghiệm 3: Phản ứng khử của vitamine B2 (riboflavine)

- Kết quả và giải thích: Trước khi phản ứng xảy ra dung dịch vitamine B 2 có màu vàng.

Khi phản ứng giữa Zn và HCl xảy ra thì dung dịch bị nhạt màu dần cho đến không màu.

Do vitamine B2 là chất oxi hóa, Zn là chất khử nên xảy ra quá trình oxi hóa khử tạo thành

hợp chất không màu.

 Thí nghiệm 4: Phản ứng của vitamine PP (B5 - acid Nicotinic nicotinamide)

* Định tính bằng Cu(CH3COO)2

- Kết quả và giải thích: Khi thêm Cu(CH3COO)2 vào ta thấy các thể vẩn đục màu xanh

nhạt, sau đó tạo thành kết tủa xanh của đồng nicotinat. Do trong môi trường acid

yếu vitamine B5 phản ứng với Cu(CH3COO)2 tạo kết tủa đồng nicotinat.

* Phản ứng với NaOH

- Kết quả và giải thích: Khi đun nóng có mùi khai của NH 3, giấy quỳ đỏ hóa xanh. Do

nicotinamide bị thủy giải trong môi trường kiềm giải phóng NH3.

 Thí nghiệm 5: Phản ứng định tính vitamine B6 (Piridoxine).

- Kết quả và giải thích: Lắc đều ống nghiệm ta thấy xuất hiện màu đỏ (màu rượu chát).

Do vitamine B6 có nhóm OH có thể tạo phức với FeCl3 cho màu đỏ.

 Thí nghiệm 6: Phản ứng của vitamine C (Acid Ascorbic)

- Kết quả và giải thích: Lắc nhẹ ống nghiệm ta thấy dung dịch có màu xanh. Do

vitamine bị oxi hóa bởi K3Fe(CN)6 tạo hợp chất có màu.

 Thí nghiệm 7: Định tính vitamine A (Retinol)

* Với H2SO4 đặc.

- Kết quả và giải thích: Lắc đều ống nghiệm ta thấy xuất hiện màu xanh tím không bền

sau đó chuyển thành màu đỏ nâu của lipocrom.

GVHD: Th.s Thái Thị Tuyết Nhung

78

SVTH: Trần Thị Bé Trang

Luận văn tốt nghiệp

Video clip thí nghiệm

* Với SbCl3.

- Kết quả và giải thích: Lắc đều ống nghiệm quan sát ta thấy xuất hiện màu xanh, sau đó

chuyển thành màu tím hoặc hồng. Do vitamine A phản ứng khử nước với SbCl 3 cho ra các

sản phẩm có màu.

 Thí nghiệm 8: Phản ứng của vitamine D (calcipherol)

- Kết quả và giải thích: Lắc đều ta thấy xuất hiện màu vàng, sau đó chuyển thành màu

xanh lá cây, cuối cùng biến đổi thành màu đỏ. Do trong môi trường acid vitamine D phản

ứng với aniline tạo ra các hợp chất có màu.

 Thí nghiệm 9: Phản ứng của vitamine E (tocopherol)

- Kết quả và giải thích: Lắc nhẹ ta thấy dung dịch có màu đỏ. Do vitamine E bị oxi hóa

bởi HNO3 tạo ra hợp chất có màu.

Bài thực hành số 5: Enzyme

 Thí nghiệm 1: Định tính succinat hidrogenase

- Kết quả và giải thích: Sau khi đặt 2 ống nghiệm trong tủ ấm lấy ra quan sát ta thấy ở

ống 1 màu xanh của xanh metilen không đổi. Còn ở ống 2 màu xanh của xanh metilen bị

nhạt. Do ở ống 2 là cơ tươi nên có enzyme succinatdehyrogenaz (FAD) xúc tác cho quá

trình khử hiđro của acid succinic biến thành acid fumaric và enzyme ở dạng FADH 2, sau

đó là sự cộng hiđro vào bleu metylen(có màu xanh) biến thành leuco bleu metylen

(khôngmàu), nên làm nhạt màu ở ống 2. Còn ở ống 1 cơ đã bị nung nóng

nên enzyme succinatdehyrogenaz (FAD) đã mất hoạt tính không có khả năng thực hiện

quá trình trên nên màu ở ống 1 không đổi.

 Thí nghiệm 2: Định tính lipase

- Kết quả và giải thích: Quan sát màu của dung dịch sau khi thêm Na 2CO3 ta thấy ở ống

2 màu hồng bị nhạt đi rất nhiều, còn ở ống 1 không nhạt màu. Trong môi trường dung

dịch Na2CO3 có tính kiềm nên làm phenolphtalein chuyển sang màu hồng. Ở ống 2 dưới

tác dụng của enzyme lipase chất béo (trong sữa) bị thủy phân tạo các acid béo, các acid

béo này trung hòa môi trường kiềm nên làm nhạt màu hồng của phenolphtalein. Còn ở

ống 1 chất béo không bị thủy phân nên không làm nhạt màu.

GVHD: Th.s Thái Thị Tuyết Nhung

79

SVTH: Trần Thị Bé Trang

Luận văn tốt nghiệp

Video clip thí nghiệm

 Thí nghiệm 3: So sánh xúc tác vô cơ và xúc tác enzyme trong phản ứng thủy

phân tinh bột

* Thử phản ứng với Iod

- Kết quả và giải thích: Quan sát 3 ống nghiệm 1’, 2’, 3’ ta thấy ống 1’ màu xanh rất

đậm, chứng tỏ tinh bột không bị thủy phân. Còn ở ống 2’ có màu xanh nhạt chứng tỏ tinh

bột bị thủy phân một phần dưới tác dụng của acid HCl nhưng không hoàn toàn. Còn ở

ống 3’ không có màu xanh chứng tỏ tinh bột đã bị thủy phân gần như hoàn toàn dưới tác

dụng của enzyme amylasea(dung dịch mầm lúa).

* Thử phản ứng Trome

- Kết quả và giải thích: Đun nhẹ các ống nghiệm 1’’, 2’’, 3’’ ta thấy ở ống 1’’ không xuất

hiện kết tủa đỏ, chứng tỏ tinh bột ở ống 1 không bị thủy phân. Còn ở ống 2’’, 3’’ xuất

hiện kết tủa đỏ nhưng ở ống 3’’ kết tủa đỏ nhiều hơn và màu đậm hơn so với ống 2’’.

Chứng tỏ ở ống 3 tinh bột bị thủy phân nhiều hơn so với ống 2. Tinh bột thủy phân tạo ra

α-glucose tham gia phản ứng Trome cho kết tủa đỏ (Cu2O).

 Thí nghiệm 4: Tính chọn lọc của enzyme

- Kết quả và giải thích: Sau một thời gian ta thấy ống 1 giấy quỳ đỏ hóa xanh, còn ống 2

giấy quỳ không đổi màu. Do ở ống 1 dưới tác dụng của enzyme urease thì urea bị thủy

phân tạo thành NH3 làm xanh giấy quỳ đỏ. Còn ở ống 2 acetamide không bị thủy phân bởi

enzyme urease nên không có khí NH3 thoát ra, vì thế không làm đổi màu giấy quỳ.

 Thí nghiệm 5: Ảnh hưởng của nhiệt độ đến hoạt tính của amylase

- Kết quả và giải thích: Khi thêm thuốc thử Lugol vào mỗi vị trí quan sát ta thấy ở vị trí

1 và 3 có màu xanh đậm (ở vị trí 3 màu xanh đậm hơn). Còn ở vị trí 2 không có màu

xanh.

Điều đó chứng tỏ rằng enzyme amylase hoạt động tốt ở 50 0C nên thủy phân tinh bột gần

như hoàn toàn nên khi nhỏ thuốc thử Lugol vào không xuất hiện màu xanh. Còn ở vị trí 1

và 3 không thích hợp cho enzyme amylase hoạt động nên tinh bột bị thủy phân rất ít. Do

đó khi nhỏ thuốc thử Lugol vào xuất hiện màu xanh.

 Thí nghiệm 6: Ảnh hưởng của pH môi trường đến hoạt tính của enzyme.

GVHD: Th.s Thái Thị Tuyết Nhung

80

SVTH: Trần Thị Bé Trang

Luận văn tốt nghiệp

Video clip thí nghiệm

- Kết quả và giải thích: Sau khi cho mỗi ống một giọt thuốc thử Lugol, lắc đều, quan sát

ta thấy ở ống 1, 2, 3, 4 đều có màu xanh chứng tỏ tinh bột chưa bị thủy phân hoàn toàn

hay ở các ống nghiệm 1, 2, 3, 4 pH không thích hợp để enzyme amylase hoạt động tốt

nhất. Còn ở ống 5 không có màu xanh khi thêm thuốc thử Lugol chứng tỏ tinh bột đã bị

thủy phân hoàn toàn hay ở pH= 7 enzyme amylase hoạt động tốt nhất.

GVHD: Th.s Thái Thị Tuyết Nhung

81

SVTH: Trần Thị Bé Trang

Luận văn tốt nghiệp

Video clip thí nghiệm

PHỤ LUC 2: Một số hình ảnh kết quả thí nghiệm

Phản ứng Trome

Phản ứng tráng gương

Phản ứng Nilander

GVHD: Th.s Thái Thị Tuyết Nhung

Phản ứng Fehling

82

SVTH: Trần Thị Bé Trang

Chủ đề