Pháp luật nghiêm cấm chủ doanh nghiệp thuê mướn người làm việc chưa đủ bao nhiêu tuổi

Mục lục bài viết

  • 1. Bộ luật dân sự và Bộ luật hình sự
  • 1.1 Bộ luật dân sự
  • 1.2 Bộ luật hình sự
  • 2. Bộ luật lao động
  • 3. Luật trẻ em

Khác với người đã trưởng thành, là người đã phát triển đầy đủ cả về thể chất lẫn tinh thần, có thể tham gia đầy đủ các quan hệ xã hội do luật định, người dưới 18 tuổi chưa thể tham gia đầy đủ các quan hệ xã hội do họ có những đặc điểm riêng về tâm sinh lý và thể chất. Từ những đặc điểm riêng của nhóm người dưới 18 tuổi và để phù hợp với phạm vi, đối tượng điều chỉnh, các văn bản luật khác nhau lại có cách gọi khác nhau về nhóm người dưới 18 tuổi.

Luật sư tư vấn pháp luật lao động qua điện thoại (24/7) gọi: 1900.6162

1. Bộ luật dân sự và Bộ luật hình sự

Bộ luật dân sự và Bộ luật hình sự quy định nhóm người dưới 18 tuổi là "người chưa thành niên" nhưng lại có giới hạn về độ tuổi của người chưa thành niên khác nhau.

1.1 Bộ luật dân sự

Điều 21 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định về người chưa thành niên và các quy định về người chưa thành niên khi tham gia các giao dịch dân sự, cụ thể như sau:

"Điều 21. Người chưa thành niên

>> Xem thêm: Luật sư tư vấn trực tuyến các quy định của pháp luật về Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân

1. Người chưa thành niên là người chưa đủ mười tám tuổi.

2. Giao dịch dân sự của người chưa đủ sáu tuổi do người đại diện theo pháp luật của người đó xác lập, thực hiện.

3. Người từ đủ sáu tuổi đến chưa đủ mười lăm tuổi khi xác lập, thực hiện giao dịch dân sự phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý, trừ giao dịch dân sự phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày phù hợp với lứa tuổi.

4. Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi tự mình xác lập, thực hiện giao dịch dân sự, trừ giao dịch dân sự liên quan đến bất động sản, động sản phải đăng ký và giao dịch dân sự khác theo quy định của luật phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý".

1.2 Bộ luật hình sự

Khác với Bộ luật dân sự năm 2015 quy định thìtại Điều 90 Bộ luật hình sự năm 2015, luật sửa đổi bổ sung năm 2017chỉ nêu:

"Điều 90. Áp dụng Bộ luật hình sự đối với người dưới 18 tuổi phạm tội

Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 18 tuổi phạm tội phải chịu trách nhiệm hình sự theo những quy định của Chương này; theo quy định khác của Phần thứ nhất của Bộ luật này không trái với quy định của Chương này".

Điều này cho thấy, quy định trong Bộ luật hình sự về người chưa thành niên chỉ giới hạn ở nhóm tuổi từ đủ 14 tuổi đến dưới 18 tuổi (tức thấp nhất là từ đủ 14 tuổi trở lên và cao nhất là dưới 18 tuổi), không đề cập tới tất cả những người dưới 18 tuổi như quy định trong Bộ luật dân sự. Tuy nhiên, quy định về người chưa thành niên trong hai Bộ luật này lại không mẫu thuẫn, khi cùng đề cập tới người chưa thành niên, mỗi Bộ luật lại đưa ra giới hạn về chủ thể khác nhau thuộc phạm vi điều chỉnh của mình.

>> Xem thêm: Giới thiệu về Website Công ty Luật Minh Khuê và Chính sách bảo mật thông tin

2. Bộ luật lao động

Bộ luật lao động năm 2019quy định một nhóm đối tượng trong nhóm người dưới 18 tuổi là “người lao động chưa thành niên”. Người lao động chưa thành niên được xác định như sau:

Tại Khoản 1 Điều 3Bộ luật lao động năm 2019quy định: "Độ tuổi lao động tối thiểu của người lao động là đủ 15 tuổi, trừ trường hợp quy định tại Mục 1 Chương XI của Bộ luật này".Mặt khác tại Điều 143 Bộ luật lao động năm 2019 cũngquy định về lao động chưa thành niên, cụ thể như sau:

"Điều 143. Lao động chưa thành niên

1. Lao động chưa thành niên là người lao động chưa đủ 18 tuổi.

2. Người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi không được làm công việc hoặc làm việc ở nơi làm việc quy định tại Điều 147 của Bộ luật này.

3. Người từ đủ 13 tuổi đến chưa đủ 15 tuổi chỉ được làm công việc nhẹ theo danh mục do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành.

4. Người chưa đủ 13 tuổi chỉ được làm các công việc theo quy định tại khoản 3 Điều 145 của Bộ luật này".

Kết hợp quy định tại Điều 143 với quy định tại Khoản 1 Điều 3 nêu trên, ta có thể thấy mặc dù luật chỉ quy định độ tuổi lao động tối thiểu của người lao động là 15 tuổi, tuy nhiên một số trường hợp đặc thù vẫn có thể ký kết hợp đồng động đối với người lao động chưa đủ 13 tuổi, việc ký kết hợp đồng lao động đối với người chưa đủ 13 tuổi được quy định rõ ràng tại Mục 1 Chương XI của Bộ luật lao động năm 2019.

>> Xem thêm: Nông Thị Nhung - Luật sư tập sự tại Công ty Luật Minh Khuê

Ngoài ra Bộ luật lao động cũng quy định về nguyên tắc sử dụng người lao động chưa thành niên, cụ thể như sau:

"Điều 144. Nguyên tắc sử dụng lao động chưa thành niên

1. Lao động chưa thành niên chỉ được làm công việc phù hợp với sức khỏe để bảo đảm sự phát triển thể lực, trí lực, nhân cách.

2. Người sử dụng lao động khi sử dụng lao động chưa thành niên có trách nhiệm quan tâm chăm sóc người lao động về các mặt lao động, sức khỏe, học tập trong quá trình lao động.

3. Khi sử dụng lao động chưa thành niên, người sử dụng lao động phải có sự đồng ý của cha, mẹ hoặc người giám hộ; lập sổ theo dõi riêng, ghi đầy đủ họ tên, ngày tháng năm sinh, công việc đang làm, kết quả những lần kiểm tra sức khỏe định kỳ và xuất trình khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu.

4. Người sử dụng lao động phải tạo cơ hội để lao động chưa thành niên được học văn hóa, giáo dục nghề nghiệp, đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề".

Cụ thể hoá quy định về độ tuổi của người lao động chưa thành niên là từ đủ 15 tuổi cho đến dưới 18 tuổi, tại điểm 51 trong Danh mục công việc cấm sử dụng lao động chưa thành niên được ban hành kèm theo Thông tư số 09/TT-LB ngày 13/4/1995 của Liên Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội - Bộ Y tế quy định nhóm tuổi này là từ 180 tháng tuổi cho đến dưới 216 tháng tuổi. Tuy nhiên, quy định tại điểm 51 nêu trên chỉ áp dụng đối với trường hợp người lao động chưa thành niên tham gia công việc liên quan đến mang vác trọng lượng một vật nhất định, không thấy đề cập tới việc áp dụng chung cho tất cả các công việc, ngành nghề cấm sử dụng lao động chưa thành niên.

Quy định trên cho thấy pháp luật lao động chỉ thừa nhận những người từ đủ 15 trở lên mới được tham gia quan hệ lao động, còn những người chưa đủ 15 tuổi tham gia quan hệ lao động thì không được pháp luật lao động thừa nhận1. Việc quy định tuổi lao động này được dựa trên một số cơ sở như: đây là độ tuổi tối thiểu để một người có đủ năng lực chủ thể để tham gia quan hệ lao động, có thể tự mình thực hiện các quyền và nghĩa vụ trong lao động; việc quy định này còn căn cứ vào điều kiện kinh tế, xã hội về số lượng và cơ cấu của lực lượng lao động xã hội; mối quan hệ giữa cung và cầu trên thị trường lao động; cơ cấu và nhu cầu giải quyết việc làm của xã hội; ngoài ra, quy định này còn nhằm bảo đảm yêu cầu phù hợp với các tiêu chuẩn lao động quốc tế, phù hợp giữa pháp luật quốc gia với pháp luật quốc tế và các nước khác trong khu vực.

3. Luật trẻ em

>> Xem thêm: Số điện thoại luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài

Trong Luật trẻ em năm 2016 lại quy định một nhóm đối tượng trong nhóm người dưới 18 tuổi là “trẻ em”. Cụ thể Điều 1Luật trẻ em năm 2016 quy định: "Trẻ em là người dưới 16 tuổi".

Xét ở khía cạnh pháp lý thì trong hệ thống pháp luật của Việt Nam không có một quy định nào để xác định khái niệm “lao động trẻ em”. Do đó, khái niệm lao động trẻ em chỉ có thể xác định dựa trên mặt thuật ngữ khoa học. Để hiểu rõ nội hàm của thuật ngữ “lao động trẻ em”, ta có thể đi từ việc làm rõ khái niệm “trẻ em” và khái niệm “lao động”.

Theo Điều 1 Công ước quốc tế về quyền trẻ em năm 1989 xác định “Trong phạm vi của Công ước này, trẻ em có nghĩa là người dưới 18 tuổi, trừ trường hợp luật pháp áp dụng với trẻ em đó quy định tuổi thành niên sớm hơn”. Phù hợp với quy định này và đặc điểm của Việt Nam, Luật BVCSVGDTE tại Điều 1 xác định: trẻ em là người dưới 16 tuổi.

Mặt khác, theo Từ điển tiếng Việt thông dụng thì “Lao động là hoạt động tạo ra sản phẩm vật chất hay tinh thần”. Kết hợp hai khái niệm về “trẻ em” và “lao động” ở trên, ta có thể hiểu: lao động trẻ em là hoạt động tạo ra sản phẩm vật chất hay tinh thần do những người dưới 16 tuổi thực hiện. Nhóm tuổi của lao động trẻ em theo khái niệm trên là để chỉ tất cả những người dưới 16 tuổi.

Từ các quy định trên, trong Luật trẻ emthì “lao động trẻ em” được hiểu là những người dưới 16 tuổi, trong đó có một nhóm người từ 15 tuổi đến dưới 16 tuổi tham gia lao động cũng sẽ được gọi là “lao động trẻ em”. Mặt khác, theo quy định trong Bộ luật lao độngthì người “lao động chưa thành niên” là người từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi, trong đó có một nhóm người từ 15 tuổi đến dưới 16 tuổi tham gia lao động cũng sẽ gọi là người “lao động chưa thành niên”. Như vậy, rõ ràng, cùng một nhóm đối tượng từ 15 tuổi cho đến dưới 16 tuổi trong hai văn bản luật lại được gọi khác nhau: “lao động trẻ em” và “lao động chưa thành niên”.

Để khắc phục những nhược điểm trên, theo chúng tôi:

Thứ nhất, cần quy định rõ ràng, cụ thể ngay trong Bộ luật lao độngkhái niệm về “người lao động chưa thành niên” theo hướng: “Người lao động chưa thành niên là người lao động từ đủ 180 tháng tuổi cho đến dưới 216 tháng tuổi”.

Thứ hai, cần có sự điều chỉnh lại về cách quy định trong Bộ luật lao độngvà Luật trẻ emđối với nhóm người từ 15 tuổi đến dưới 16 tuổi, để đảm bảo tính thống nhất trong hệ thống pháp luật.

Thứ ba, để có cách hiểu chính thức về thuật ngữ “lao động trẻ em” (như cách sử dụng thuật ngữ này trong Bộ luật hình sự, Luật trẻ em, Công ước số 138 về Tuổi tối thiểu được đi làm việc, Công ước số 182 về Cấm và hành động ngay lập tức để xoá bỏ các hình thức lao động trẻ em tồi tệ nhất…) thì nên đưa ra một cách xác định chính thức về thuật ngữ này trong một văn bản quy phạm pháp luật. Cách xác định này có thể như sau: “Lao động trẻ em là những em dưới 180 tháng tuổi tham gia lao động”.

Tác giả: ThS. Trần Thắng Lợi Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội.

>> Xem thêm: Luật sư tư vấn pháp luật hôn nhân gia đình trực tuyến qua tổng đài điện thoại

Nguồn: //www.nclp.org.vn

(MKLAW FIRM: Bài viết được đăng tải nhằm mục đích giáo dục, phổ biến, tuyên truyền pháp luật và chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước không nhằm mục đích thương mại. Thông tin nêu trên chỉ có giá trị tham khảo vì vậy Quý khách khi đọc thông tin này cần tham khảo ý kiến luật sư, chuyên gia tư vấn trước khi áp dụng vào thực tế.)

Video liên quan

Chủ đề