Phát hành trái phiếu doanh nghiệp là gì

Căn cứ pháp lý theo Luật doanh nghiệp 2020 và Nghị định 153/2020/NĐ-CP quy định về chào bán, giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ tại thị trường trong nước và chào bán trái phiếu doanh nghiệp ra thị trường quốc tế. Trái phiếu doanh nghiệp là gì? Pháp luật quy định về trái phiếu doanh nghiệp ra sao? Đây chắc hẳn là thắc mắc của nhiều bạn đọc. Vì vậy trong bài viết dưới đây, Luật Hùng Thắng sẽ cung cấp cho bạn những thông tin pháp lý về vấn đề này.

1. Trái phiếu doanh nghiệp là gì?

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 4 Nghị định 153/2020/NĐ-CP thì: “1. Trái phiếu doanh nghiệp là loại chứng khoán có kỳ hạn từ 01 năm trở lên do doanh nghiệp phát hành, xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của người sở hữu đối với một phần nợ của doanh nghiệp phát hành.”

Như vậy, có thể hiểu trái phiếu doanh nghiệp là trái phiếu do doanh nghiệp phát hành, dưới dạng chứng chỉ hoặc bút toán ghi nợ. Doanh nghiệp có nghĩa vụ thanh toán cả lãi lẫn gốc cho chủ sở hữu trái phiếu khi đến kỳ hạn.

2. Đối tượng được phát hành trái phiếu doanh nghiệp

Khoản 4 Điều 46 Luật doanh nghiệp quy định: “4. Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên được phát hành trái phiếu theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan; việc phát hành trái phiếu riêng lẻ phải tuân thủ quy định tại Điều 128 và Điều 129 của Luật này.”

Khoản 4 Điều 74 Luật doanh nghiệp quy định: “4. Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên được phát hành trái phiếu theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan; việc phát hành trái phiếu riêng lẻ theo quy định tại Điều 128 và Điều 129 của Luật này.”

Khoản 3 Điều 111 Luật doanh nghiệp quy định: “3. Công ty cổ phần có quyền phát hành cổ phần, trái phiếu và các loại chứng khoán khác của công ty”

Như vậy, theo quy định của Luật Doanh nghiệp thì công ty cổ phần và công ty trách nhiệm hữu hạn được thành lập và hoạt động theo pháp luật Việt Nam có quyền phát hành trái phiếu doanh nghiệp.

3. Đặc điểm của trái phiếu doanh nghiệp

  • Người phát hành là các doanh nghiệp; Trái phiếu được phát hành dưới hình thức chứng chỉ, bút toán ghi sổ hoặc dữ liệu điện tử.
  • Người mua trái phiếu là người cho các doanh nghiệp tiến hành vay tiền và là chủ nợ của doanh nghiệp phát hành trái phiếu.
  • Người mua trái phiếu khác hoàn toàn với người sở hữu cổ phiếu của một doanh nghiệp.
  • Thu nhập từ trái phiếu là tiền lãi, khoản thu cố định không phụ thuộc vào kết quả kinh doanh sản xuất của doanh nghiệp. Lãi suất danh nghĩa trái phiếu có thể xác định theo một trong các phương thức: lãi suất cố định cho cả kỳ hạn trái phiếu; lãi suất thả nổi; hoặc kết hợp giữa lãi suất cố định và thả nổi.
  • Trái phiếu là khoản nợ bắt buộc phải thanh toán, do đó các doanh nghiệp muốn giải thể hoặc tuyên bố phá sản phải hoàn tất các khoản nợ này theo quy định của pháp luật.
  • Trái phiếu mang tính ổn định và độ rủi ro không quá lớn nhưng lại không có quyền điều hành và kiểm soát công ty như cổ phiếu.

4. Các loại trái phiếu trong doanh nghiệp

Theo quy định của Nghị định 153/2020/NĐ-CP thì có những loại trái phiếu sau:

  • Trái phiếu doanh nghiệp xanh là trái phiếu doanh nghiệp được phát hành để đầu tư cho dự án thuộc lĩnh vực bảo vệ môi trường, dự án mang lại lợi ích về môi trường theo quy định của pháp luật bảo vệ môi trường.
  • Trái phiếu chuyển đổi là loại hình trái phiếu do công ty cổ phần phát hành, có thể chuyển đổi thành cổ phiếu phổ thông của chính doanh nghiệp phát hành theo điều kiện, điều khoản đã được xác định tại phương án phát hành trái phiếu.
  • Trái phiếu có bảo đảm là loại hình trái phiếu được bảo đảm thanh toán toàn bộ hoặc một phần lãi, gốc khi đến hạn bằng tài sản của doanh nghiệp phát hành hoặc tài sản của bên thứ ba theo quy định của pháp luật về giao dịch bảo đảm; hoặc được bảo lãnh thanh toán theo quy định của pháp luật.
  • Trái phiếu kèm chứng quyền là loại hình trái phiếu được công ty cổ phần phát hành kèm theo chứng quyền, cho phép người sở hữu chứng quyền được quyền mua một số cổ phiếu phổ thông của doanh nghiệp phát hành theo điều kiện, điều khoản đã được xác định tại phương án phát hành trái phiếu.

Trên đây là quy định của pháp luật về trái phiếu doanh nghiệp. Nếu bạn còn bất cứ vướng mắc nào liên quan đến vấn đề này, vui lòng liên hệ công ty Luật chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ.

Trở lại

TRÁI PHIẾU DOANH NGHIỆP LÀ GÌ? CÁCH ĐẦU TƯ TRÁI PHIẾU DOANH NGHIỆP AN TOÀN

Định nghĩa 

Trái phiếu doanh nghiệp hiểu theo nghĩa đơn giản là loại trái phiếu được phát hành bởi các doanh nghiệp, dưới dạng chứng chỉ hoặc bút toán ghi nợ. Đối với loại trái phiếu này, các doanh nghiệp phát hành có nghĩa vụ phải thanh toán cả gốc lẫn lãi cho trái chủ (người sở hữu trái phiếu doanh nghiệp) khi đến kỳ hạn. Nói cụ thể hơn, khi sở hữu trái phiếu của một doanh nghiệp nào đó đồng nghĩa với việc doanh nghiệp đó là người đi nợ còn bạn là chủ nợ.  

Phát hành trái phiếu doanh nghiệp là gì

Trái phiếu doanh nghiệp được chia làm 2 loại bao gồm: Trái phiếu niêm yết và Trái phiếu OTC. 

Trái phiếu niêm yết luôn luôn được đăng ký và lưu ký đầy đủ tại Trung tâm lưu ký chứng khoán, bên cạnh đó, loại trái phiếu này được phép giao dịch trên các sàn lớn như HSX và HNX. Ngoài ra, toàn bộ quá trình trong khi giao dịch phải dựa trên các quy định mà Sở Giao dịch Chứng khoán đề xuất.  

Trái phiếu OTC (trái phiếu phi tập trung) sẽ chỉ giao dịch trên thị trường OTC.  Loại trái phiếu này không cần tuân theo các quy định dành cho trái phiếu niêm yết, thay vào đó là dựa vào các thỏa thuận riêng trong khi mua/bán giữa các nhà đầu tư với nhau.  

Ưu/Nhược điểm khi đầu tư trái phiếu doanh nghiệp 

Thị trường trái phiếu doanh nghiệp đã có sự tăng trưởng vượt bậc trong thời gian qua. Vậy, nhà đầu tư có thể nhận được gì và gặp rủi ro gì khi đầu tư vào Trái phiếu doanh nghiệp? 

Có thể thấy số lượng nhà đầu tư tham gia đầu tư vào trái phiếu doanh nghiệp ngày một tăng đồng nghĩa với việc họ nhận được rất nhiều lợi ích như: 

  • Lãi suất hàng tháng cao hơn lãi tiết kiệm 

  • Mức độ rủi ro thấp hơn so với đầu tư cổ phiếu, do trái chủ sẽ được ưu tiên thanh toán nợ trước trong trường hợp công ty đi đến cảnh phá sản hoặc giải thể 

  • Dễ dàng trao đổi qua lại với mức lãi suất thực được nhận trong suốt quá trình đầu tư 

  • Có thể sử dụng lãi suất định kỳ để tái đầu tư, kiếm thêm lợi nhuận 

Nếu trái phiếu doanh nghiệp đem lại nhiều ích lợi thì đồng thời cũng đi kèm với một vài rủi ro mà nhà đầu tư cần phải lưu ý: 

  • Doanh nghiệp phát hành không hoàn thành đầy đủ nghĩa vụ thanh toán gốc và lãi như đã cam kết 

  • Nhà đầu tư có thể chưa bán được ngay với lợi nhuận mong muốn khi cần

Phát hành trái phiếu doanh nghiệp là gì

Bí kíp đầu tư trái phiếu doanh nghiệp 

Trên thực tế, đầu tư vào bất kì thứ gì cũng sẽ có sự rủi ro nhất định. Điều nhà đầu tư cần làm là tìm hiểu rõ về thứ mà mình định đầu tư để có thể tránh được những rủi ro không đáng có.  

  1. Tìm hiểu thông tin về doanh nghiệp phát hành trái phiếu 

Ngoài lãi suất và lợi nhuận ra thì kết quả kinh doanh của công ty cũng là một trong các thước đo để đo lường chất lượng của trái phiếu. Nếu một doanh nghiệp đang hoạt động và phát triển mạnh mẽ thì đương nhiên chất lượng trái phiếu của doanh nghiệp đó phát hành ra cũng sẽ tốt. Vậy nên, một doanh nghiệp phát triển tốt sẽ bao gồm: Ban quản trị tốt, vị thế trong ngành cao, tài chính vững chắc, có nhiểu triển vọng ngành, và thông tin luôn minh bạch, …  

  1. Tìm hiểu về doanh nghiệp phân phối và tư vấn phát hành trái phiếu 

  • Vị thế: Doanh nghiệp đầu ngành sẽ tạo ra sản phẩm chất lượng. Nhà đầu tư cần quan tâm xem vị thế của doanh nghiệp tư vấn phát hành và phân phối loại trái phiếu đó so với các đối thủ cùng ngành thì như thế nào, có đang phát triển tốt hay không, … 

  • Uy tín: Uy tín cao sẽ tăng  khả năng chi trả nợ gốc và lãi trái phiếu của doanh nghiệp phát hành 

  • Tài chính: Nhà đầu tư nên xem xét, tìm hiểu khả năng tài chính của doanh nghiệp phát hành đó. Quy mô vốn điều lệ, vốn chủ sở hữu và bảng tài sản lớn đồng nghĩa với việc doanh nghiệp có thể phân phối trái phiếu với khối lượng lớn hơn và đa dạng hơn.   

  • Chất lượng môi giới: Môi giới có hiểu biết đầy đủ về sản phẩm, có đạo đức nghề nghiệp sẽ hỗ trợ và khiến cho nhà đầu tư cảm thấy an tâm, tin tưởng hơn khi lựa chọn trái phiếu do doanh nghiệp đó phân phối 

  • Thanh khoản trái phiếu: Nhà đầu tư nên lựa chọn các doanh nghiệp phân phối có hỗ trợ thanh khoản trái phiếu, ví dụ như hệ thống giao dịch chứng khoán trực tuyến giữa các nhà đầu tư hoặc chính doanh nghiệp phân phối đứng ra tạo lập thị trường. 

  1. Tìm hiểu mục đích phát hành trái phiếu 

Hầu hết, các doanh nghiệp sẽ phát hành trái phiếu nhằm mục đích: 

  • Mở rộng sản xuất 

  • Đầu tư phát triển 

  • Tái cơ cấu nợ 

Chính vì vậy, xác định được mục đích phát hành trái phiếu doanh nghiệp giúp nhà đầu tư đánh giá kế hoạch huy động và sử dụng vốn của doanh nghiệp xem liệu đầu tư vào trái phiếu của doanh nghiệp đó có khả thi hay không. 

  1. Cân đối rủi ro và lãi suất

Phát hành trái phiếu doanh nghiệp là gì

  1. Lựa chọn thời điểm mua trái phiếu 

Canh đúng thời điểm để mua trái phiếu (dựa vào chu kỳ của chứng khoán). Cụ thể, nhà đầu tư có thể chi mạnh tay vào trái phiếu khi chu kỳ chứng khoán bị suy thoái, do tính chất của trái phiếu là rủi ro thấp, nhà đầu tư có thể coi nó như hầm trú ẩn. 

Để chọn được thời điểm vàng, nhà đầu tư có thể tham khảo: 

  • Báo cáo về thị trường trái phiếu từ các công ty chứng khoán uy tín 

  • Đánh giá chỉ báo tâm lý thị trường 

  • Xác định điểm đến dòng tiền 

  1. Nhận diện và phân tích được rủi ro 

Không chỉ riêng trái phiếu, khi tham gia đầu tư vào một sản phẩm tài chính nói chung, nhà đầu tư cần phải xác định và tính toán được những rủi ro họ có thể phải đối mặt trong quá trình đầu tư, để giảm thiểu tối đa những rủi ro không đáng có. 

Trái phiếu S-BOND 

Phát hành trái phiếu doanh nghiệp là gì

S-BOND là một hình thức đầu tư vào Trái phiếu doanh nghiệp do CTCP Chứng khoán SSI phân phối và chào bán, một cơ hội để các Nhà đầu tư sinh lời hiệu quả, an toàn với trái phiếu. Những ưu điểm vượt trội của trái phiếu S-BOND bao gồm: 

  • An toàn: Hệ thống danh mục S-Bond được thẩm định nghiêm ngặt và được SSI đầu tư 

  • Đảm bảo thanh khoản: Khách hàng có thể bán lại cho SSI bất kỳ thời điểm nào (căn cứ vào giá được SSI niêm yết hàng ngày) 

  • Tỷ suất lợi nhuận cao: So với mức lãi suất tiền gửi tiết kiệm hay các công cụ đầu tư lợi nhuận cố định khác 

  • Linh hoạt thời điểm mua/bán: NĐT có thể mua/bán TPDN bất cứ lúc nào có nhu cầu trong vòng đời sản phẩm 

  • Đa dạng trái phiếu doanh nghiệp: Danh mục S–Bond đa dạng, liên tục được cập nhật 

  • Đặt lệnh dễ dàng: NĐT có thể dễ dàng mua/bán online bất cứ lúc nào với SSI iBoard 

  • SSI là CTCK với số vốn điều lệ và hạn mức tự doanh lớn nhất thị trường: Chỉ tiêu an toàn vốn luôn ở mức cao, có thể bảo đảm phát hành số lượng lớn sản phẩm TPDN cùng một thời điểm  

Video bí quyết đầu tư trái phiếu: 

Để được tư vấn về dòng sản phẩm Trái phiếu S-Bond của CTCP Chứng khoán SSI, Nhà đầu tư có thể truy cập tại đây.