Phẫu thuật trái cổ là gì

Phẫu thuật thoát vị đĩa đệm cổ thường được chỉ định khi các phương pháp điều trị nội khoa không hiệu quả. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể thực hiện phương pháp này. Vì thế, để đảm bảo an toàn, người bệnh nên đến các cơ sở y tế uy tín được thăm khám, chẩn đoán và tư vấn thực hiện phẫu thuật thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ.

Phẫu thuật trái cổ là gì

Phẫu thuật thoát vị đĩa đệm cổ là gì?

Phẫu thuật thoát vị đĩa đệm cổ là giải pháp cho các trường hợp thoát vị đĩa đệm cột sống cổ đã điều trị nội khoa không hiệu quả. Các trường hợp tiến triển nặng hơn cũng có thể được chỉ định phẫu thuật để cải thiện tình trạng bệnh. (1)

Mục tiêu của phẫu thuật là loại bỏ đĩa đệm bị tổn thương và giải nén cho rễ thần kinh và/hoặc tủy sống. Điều này giúp giảm đau và ngăn ngừa sự tiến triển của các tình trạng thiếu hụt thần kinh như ngứa ran, tê và/hoặc yếu ở cánh tay.

Phẫu thuật trái cổ là gì

Các kỹ thuật mổ thoát vị đĩa đệm vùng cổ phổ biến hiện nay

Các lựa chọn phẫu thuật thoát vị đĩa đệm cổ bao gồm: (2)

1. Lấy đĩa đệm lối trước

  • Kèm hàn xương liên thân đốt có hoặc không nẹp cổ trước.
  • Dùng đĩa đệm động để tạo hình khớp đốt sống cổ.

2. Tiếp cận lối sau

  • Giải ép bản sống lối sau: Phương pháp này ít được chỉ định trong thoát vị đĩa đệm cột sống cổ, phổ biến trong các trường hợp hẹp ống sống cổ hoặc cốt hoá dây chằng dọc sau. Bác sĩ có thể thực hiện có hoặc không có nẹp vít cố định khối khớp bên,
  • Giải ép bản sống lỗ khoá (keyhole laminotomy): Bác sĩ đôi khi được thực hiện phương pháp này trong phẫu thuật thoát vị đĩa đệm mảnh rời.

3. Phẫu thuật cắt đĩa đệm, cố định, hàn xương liên thân đốt lối trước (ACDF)

Phẫu thuật ACDF (Anterior Cervical Discectomy and Fusion) có thể tiếp cận tới cột sống cổ từ C3-C7, đôi khi C2-C3 hoặc C7-T1. Lợi ích của ACDF là giúp lấy bỏ những chồi xương và đĩa đệm, hàn xương vào khoang đĩa đệm, hỗ trợ làm vững cột sống, lấy được thoát vị đĩa đệm trung tâm. Tuy nhiên, nhược điểm của phương pháp này là bất động tầng hàn xương, làm tăng áp lực tầng kế cận.

4. Giải ép cột sống cổ lối sau

Kỹ thuật này gồm cắt bỏ bản sống và mõm gai để làm rộng ống sống cổ. Bác sĩ thường chỉ định cho những trường hợp như:

  • Bệnh lý ở đĩa đệm hoặc gai xương nhiều tầng kèm bệnh tủy sống.
  • Thoát vị đĩa đệm có kèm hẹp ống sống cổ nặng và nhiều tầng.

5. Mở lỗ liên hợp lối sau (keyhole laminotomy)

Mở lỗ liên hợp lối sau chỉ giải ép rễ thần kinh (không giải ép tủy sống). Kỹ thuật này giải ép bằng cách tạo một “lỗ khóa” nhỏ tại bản sống, giúp làm rộng đường ra của rễ thần kinh. Mở lỗi liên hợp lối sau thường được chỉ định cho trường hợp bệnh lý một rễ thần kinh do mảnh rời đĩa đệm “mềm” phía sau-bên chèn ép.

Chỉ định mổ thoát vị đĩa đệm cổ khi nào?

Phẫu thuật thường chỉ định trong các trường hợp như: (3)

  • Điều trị nội khoa thất bại: Người bệnh vẫn đau nhức cổ liên tục, cơn đau tăng nghiêm trọng.
  • Tổn thương tủy sống: Người bệnh bị yếu vận động
  • Có dấu hiệu hẹp ống sống cổ, tăng tín hiệu trong tủy sống trên MRI.

Phẫu thuật trái cổ là gì

Chống chỉ định

Phương pháp này chống chỉ định trong những trường hợp như:

  • Hẹp ống sống nặng, có phát triển nhiều xương trong tủy sống.
  • Thoát vị đĩa đệm cổ gây đau ở cổ và tay.
  • Thoát vị đĩa đệm và hẹp ở đốt sống nhẹ.

Chăm sóc và phục hồi sau phẫu thuật

Thoát vị đĩa đệm sau phẫu thuật vẫn có khả năng cao bị tái phát khi người bệnh không chăm sóc đúng cách. Vì thế, sau mổ cần lưu ý chăm sóc khi chăm sóc như: (4)

  • Vệ sinh vết mổ đúng cách theo hướng dẫn từ bác sĩ.
  • Nếu xuất hiện bất kỳ triệu chứng bất thường nào, người bệnh nên thông báo ngay cho bác sĩ để có biện pháp can thiệp kịp thời.
  • Tập luyện, vận động sau phẫu thuật đúng cách để đảm bảo cho việc phục hồi. Người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi trở lại sinh hoạt hằng ngày, khi nào có thể vận động nặng hoặc chơi thể thao.

Phẫu thuật trái cổ là gì

Sau phẫu thuật, bác sĩ sẽ lên kế hoạch phục hồi/tập luyện cụ thể để giúp người bệnh trở lại các hoạt động bình thường càng sớm càng tốt. Khoảng thời gian bạn phải ở lại bệnh viện sẽ phụ thuộc vào kế hoạch điều trị này. Người bệnh thường có thể đứng dậy và đi lại trong bệnh viện vào cuối ngày đầu tiên sau phẫu thuật. Sau 3 – 6 tuần, người bệnh có thể trở lại làm việc. Tuy nhiên, việc quay trở lại các hoạt động thường ngày còn phụ thuộc vào mức độ hồi phục của cơ thể và loại công việc, mức độ hoạt động của mỗi người bệnh.

Vì thế, người bệnh cần trao đổi rõ ràng về khả năng phục hồi với bác sĩ. Điều này sẽ giúp bạn xác định các phương pháp phục hồi phù hợp. Thêm vào đó, người bệnh cần đảm bảo tuân thủ theo đúng hướng dẫn của bác sĩ để nâng cao hiệu quả điều trị.

Phẫu thuật thoát vị đĩa đệm cổ có nguy hiểm không?

Tổn thương khi bộc lộ vết mổ

  • Người bệnh có thể bị thủng hầu, thực quản và/hoặc khí quản.
  • Liệt dây thanh âm: Biến chứng này là do có tổn thương thần kinh quặt ngược thanh quản hoặc thần kinh lang thang.
  • Các tổn thương ở động mạch cột sống là rách hoặc huyết khối, tỷ lệ khoảng 0,3%.
  • Các tổn thương ở động mạch cảnh như huyết khối, tắc nghẽn hoặc rách, thường là do kéo vén.
  • Dò dịch não tủy: Biến chứng này thường rất khó vá trực tiếp. Bác sĩ đặt mảnh ghép cân cơ bọc ngoài khối xương để tạo nút chặn. Sau mổ, người bệnh nằm đầu cao, có thể sử dụng keo sinh học fibrin, dẫn lưu thắt lưng.
  • Hội chứng Horner: Các đám rối giao cảm nằm trong cơ dài cổ, vì thế không phẫu tích kéo dài ra bên khi tiếp cận cơ này.
  • Tổn thương ống ngực: Tổn thương này thường xuất hiện khi phẫu thuật cột sống cổ thấp.

Tổn thương rễ thần kinh hay tủy sống

  • Tổn thương tủy sống: Đối tượng có nguy cơ cao gặp tổn thương này là người mắc bệnh tủy do hẹp ống sống.
  • Không quá ưỡn cổ khi đặt nội khí quản: Chuyên viên gây mê cần phát hiện những trường hợp này trước phẫu thuật. Sử dụng đèn soi bằng sợi quang học dẫn đường hoặc đặt nội khí quản đường mũi trong trường hợp quá khít hẹp khí quản.

Lưu ý: Mảnh xương ghép cần ngắn hơn bề sâu thân sống.

  • Phẫu thuật tầng C3 – C4: Bác sĩ cần lưu ý biến chứng nguy hiểm nhưng ít gặp là ngưng thở lúc ngủ. Nguyên nhân có thể là do sự phá vỡ thành phần hướng tâm của cơ chế điều hòa hô hấp trung tâm. Ngoài ra, người bệnh có thể bị nhịp tim nhanh và mất ổn định hô hấp – tuần hoàn khi phẫu thuật tại tầng C3 và C4.

Vấn đề mảnh ghép xương

  • Khớp giả: Trường hợp này chiếm tỷ lệ khoảng 2 – 20%.
  • Biến dạng gập góc ra trước (gù): Tỷ lệ xuất hiện tình trạng này khoảng 60% với kỹ thuật Cloward. Nguyên nhân là do nẹp cổ không vững.
  • Sự trồi của mảnh ghép: Tỷ lệ xảy ra trường hợp này là khoảng 3%.
  • Biến chứng chỗ lấy xương gồm tụ máu hoặc tụ thanh dịch, nhiễm trùng, gãy xương chậu, tổn thương thần kinh bì đùi ngoài, đau dai dẳng do sẹo hoặc thủng ruột.

Các biến chứng khác

  • Tỷ lệ nhiễm trùng vết mổ dưới 1%.
  • Máu tụ sau mổ: Ở người bệnh được mang nẹp cổ thường được phát hiện muộn hơn.
  • Khàn tiếng và nuốt khó thoáng qua: Biến chứng này khó thể tránh được. Nguyên nhân là do bị co kéo và phù nề.
  • Thoái hóa tầng kế cận.
  • Than phiền sau phẫu thuật: Cảm giác vướng, khó chịu trong cổ họng. Người bệnh có thể bị mỏi cổ, vai, các khớp.
  • Phần lớn các triệu chứng này sẽ biến mất sau vài tháng.

Một số lưu ý trong quá trình điều trị

  • Chọn nơi phẫu thuật uy tín: Để cuộc phẫu thuật diễn ra thành công và an toàn, người bệnh nên đi tới các cơ sở y tế uy tín, được trang bị hệ thống cơ sở vật chất hiện đại với đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm và giỏi chuyên môn.
  • Phục hồi sau mổ: Sau phẫu thuật, phần lớn người bệnh sẽ cảm thấy giảm đau, nhưng có thể đi lại được trong ngày.
  • Người bệnh có thể vận động bình thường trong khoảng 1 – 6 tuần sau mổ.
  • Nuốt đau: Các trường hợp phẫu thuật thoát vị đĩa đệm cổ đường trước thường bị đau khi nuốt sau mổ. Lời khuyên là nên chịu khó uống nước, nói chuyện và tập nuốt để giúp giảm đau nhanh.
  • Nẹp cổ cứng: Các trường hợp đặt mảnh ghép và cố định nẹt vị cột sống cổ cần mang nẹp cổ cứng khoảng 3 – 6 tuần. Phương pháp này có thể gây khó chịu, đau đớn do va chạm vào hàm, vai, xương đòn. Sau vài ngày đầu mang nẹp, người bệnh có thể thấy mỏi và cứng gáy, hai vai. Sau khoảng 6 tuần cảm giác đau sẽ thuyên giảm nếu người bệnh tích cực tập luyện.

Trung tâm Chấn thương chỉnh hình, Hệ thống BVĐK Tâm Anh, là nơi quy tụ đội ngũ chuyên gia đầu ngành, bác sĩ ngoại khoa giàu kinh nghiệm, tận tâm, nhiệt tình như: TTND.GS.TS.BS Nguyễn Việt Tiến; PGS.TS.BS Đặng Hồng Hoa; TS.BS Tăng Hà Nam Anh; ThS.BS.CKII Trần Anh Vũ; BS.CKI Trần Xuân Anh, ThS.BS.CKI Lê Đình Khoa, ThS.BS Nguyễn Quang Tôn Quyền; TS.BS Đỗ Tiến Dũng; TS.BS.CKII Vũ Hữu Dũng… Đây cũng là một trong những đơn vị tiên phong trong việc chẩn đoán và điều trị các bệnh về cơ xương khớp với kỹ thuật hiện đại theo phác đồ cập nhật quốc tế.

Bệnh viện còn được trang bị hệ thống máy móc, trang thiết bị chẩn đoán hình ảnh hiện đại như: máy chụp CT 768 lát cắt Somatom Drive, máy cộng hưởng từ thế hệ mới Magnetom Amira BioMatrix, robot Artis Pheno, máy đo mật độ xương, máy siêu âm…; hệ thống kính vi phẫu thuật Opmi Vario 700 Zeiss, bàn mổ Meera-Maquet… để có thể phát hiện sớm các tổn thương và điều trị hiệu quả các bệnh lý về cơ xương khớp…

BVĐK Tâm Anh còn sở hữu hệ thống phòng khám khang trang, khu nội trú cao cấp; khu vực phục hồi chức năng hiện đại; quy trình chăm sóc hậu phẫu toàn diện giúp bệnh nhân nhanh chóng hồi phục và ổn định sức khỏe sau phẫu thuật.

Để đặt lịch khám và điều trị với các chuyên gia đầu ngành tại Trung tâm Chấn thương chỉnh hình, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, Quý khách vui lòng liên hệ:

HỆ THỐNG BỆNH VIỆN ĐA KHOA TÂM ANH

  • Hà Nội:
    • 108 Hoàng Như Tiếp, P.Bồ Đề, Q.Long Biên, TP.Hà Nội
    • Hotline: 1800 6858 – 024 7106 6858
  • TP.HCM:
    • 2B Phổ Quang, P.2, Q.Tân Bình, TP.Hồ Chí Minh
    • Hotline: 0287 300 6858 – 0287 102 6789
  • Fanpage: https://www.facebook.com/benhvientamanh
  • Website: https://tamanhhospital.vn

Phẫu thuật thoát vị đĩa đệm cổ là phương pháp khó, yêu cầu được thực hiện bởi một đội ngũ y bác sĩ giàu kinh nghiệm cùng hệ thống thiết bị y tế hiện đại. Vì thế, việc lựa chọn một cơ sở y tế uy tín để thực hiện phẫu thuật là điều vô cùng quan trọng.