Phi hành gia bị bỏ quên trên vũ trụ

“Nước Mỹ hôm nay đã mất đi một huyền thoại vũ trụ tiên phong, người cống hiến cả một đời không biết mệt mỏi cho hành trình khám phá không gian quốc gia - cựu phi hành gia Michael Collins - phi công của mô-đun chỉ huy tàu Apollo 11 (năm 1969)”. Đây là thông báo được quyền quản trị viên NASA Steve Jurczyk xúc động đưa ra vào hôm qua (28/4).

Phi hành gia bị bỏ quên trên vũ trụ
Phi hành gia bị bỏ quên trên vũ trụ

Cựu phi hành gia Michael Collins - phi công của mô-đun chỉ huy tàu Apollo 11 huyền thoại thám hiểm Mặt Trăng vào năm 1969 đã qua đời ở tuổi 90 do bệnh ung thư. Ảnh: Reuters

Ngay sau thông báo của NASA, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã gửi lời chia buồn và ca ngợi cuộc đời vinh quang của Michael Collins cũng như những thành tựu đáng kinh ngạc trong không gian của ông.

Nhắc đến phi công Michael Collins, nhiều người gọi ông với cái tên "người đàn ông cô độc nhất lịch sử” hay “phi hành gia bị lãng quên của Apollo 11” bởi tính chất sứ mệnh của của ông vào năm 1969 là cùng Neil Armstrong và Buzz Aldrin làm nên lịch sử với cuộc đổ bộ Mặt Trăng lần đầu tiên trên thế giới. Song, không trực tiếp thực hiện các nhiệm vụ đánh dấu vào lịch sử loài người – đặt chân lên Mặt Trăng giống như 2 cộng sự, Michael Collins phải chịu trách nhiệm lái mô-đun chỉ huy, ông đã phải chờ trong mô-đun chỉ huy suốt 21 tiếng liền trên Mặt Trăng, trong lúc hai cộng sự tiến hành thăm dò và nghiên cứu.

Chia sẻ về sứ mệnh của mình, Michael Collins từng cho biết: “Chúng tôi, phi hành đoàn của chúng tôi đã cảm thấy sức nặng của thế giới trên vai mình. Chúng tôi biết rằng mọi người sẽ nhìn vào chúng tôi, dù là bằng hữu hay kẻ thù và chúng tôi muốn hoàn thành sứ mệnh tốt nhất có thể. Chúng tôi sẽ nỗ lực hết mình tiến về phía trước và hoàn thành các sứ mệnh trong không gian, điều mà chúng tôi luôn thích thú”.

Sinh ra tại thủ đô Rome của Italy vào năm 1930, là con trai của một thiếu tướng trong quân đội Mỹ, Michael Collins đã được gia đình định hướng để trở thành một phi công lái máy bay chiến đấu. Nhưng rồi, định mệnh đã đưa Collins đến với một sứ mệnh hòa bình - sứ mệnh đại diện cho những mong muốn tốt lành nhất của nhân loại. Đó là được khám phá vũ trụ bao la và đặt chân đến những miền đất mới.

Trong những chia sẻ trước đây, Collins từng nhiều lần bộc bạch: “Ðừng tính phi hành gia vào số các anh hùng. Bởi chúng tôi không phải anh hùng.” Trong bộ ba phi hành gia Apollo 11, có hai người đã "trở về Mặt Trăng" vĩnh viễn đó là Neil Armstrong (mất năm 25/8/2012) và Michael Collins. Ở một thế giới mới, hai huyền thoại vũ trụ Mỹ chắc hẳn đang viết tiếp những chương cuộc đời du hành của mình./.

20/08/2019, 19:00 GMT+07:00

Phi hành gia bị bỏ quên trên vũ trụ

Thuở bé, ai mà không mong ước mình được trở thành một phi hành gia, được ra ngoài vũ trụ và khám phá không gian rộng lớn bên ngoài. Thế nhưng lớn lên khi thức hiện được ước mơ đó thì nó lại mang tới khá nhiều rủi ro, cụ thể là với phi hành gia Sergei Krikalev khi ông bị bỏ quên ngoài vũ trụ tới hơn 300 ngày.

Phi hành gia bị bỏ quên trên vũ trụ

Phi hành gia bị bỏ quên ngoài vũ trụ đến 311 ngày.

>> Có thể bạn quan tâm: Phi hành gia NASA nói gì về hành tinh "anh em của Trái Đất"?​

Sergei Krikalev - Phi hành gia “số nhọ” nhất mọi thời đại

Sinh năm 1958 tại Liên Xô, phi hành gia Sergei Krikalev đã có hững thú với máy móc từ thuở nhỏ do chịu sự ảnh hưởng từ bố mẹ khi họ đều học về khoa học kỹ thuật. Năm 27 tuổi, Sergei được trở thành phi hành gia của Liên Xô và bắt đầu với khóa huấn luyện đặc biệt.

Ngày 26/11/1988, Sergei cùng phi hành gia khác là Volkov từ Baikonur bay đến Trạm không gian Mir bằng tàu vũ trụ Liên Hiệp TM-7. Nhiệm vụ của ông là lắp đặt modun mới cho trạm Mir và thực hiện một số thí nghiệm. Ở ngoài không gian khoảng 115 ngày, Sergei Krikalev trở lại tàu TM-7 để bay về trái đất vào ngày 27/4/1989, hoàn thành chuyến du hành vũ trụ đầu tiên của mình.

Phi hành gia bị bỏ quên trên vũ trụ

Chân dung của Sergei Krikalev.

Sau chuyến bay đầu tiên, Sergei tiếp tục bay vào không gian lần thứ 2 vào ngày 18/5/1991 bằng tàu TM-12. Tưởng đâu sẽ suôn sẻ như lần đầu nhưng vào ngày 26/12/1991, Liên Xô bất ngờ tan rã. Trong lúc tình hình hỗn loạn, người ta đã quên mất hai phi hành gia đang trôi dạt bên ngoài không gian. Họ buộc phải bám trụ ở đó.

Những ngày tháng trôi dạt ngoài vũ trụ vì bị... bỏ quên

Trong những ngày tháng bám trụ bên ngoài không gian, may mắn là Sergei Krikalev cùng đồng đội có đủ thực phẩm để sống qua ngày. Họ chờ đợi người ở trái đất có thể sắp xếp ổn thỏa mới quay về, song điều đó không dễ đến thế khi người trái đất thông báo rằng, họ không có tiền đưa Sergei trở về.

Một tháng sau đó, ông vẫn nhận được câu trả lời tương tự và yêu cầu ông ở trên đó lâu hơn nữa. Những tháng tiếp đó cũng thế và thời gian cứ như vậy dần trôi qua. Thực tế, Sergei có thể rời khỏi trạm vũ trụ, bởi trên đó có một tàu Raduga được thiết kế đặc biệt cho chuyến trở về trái đất.

Tuy nhiên, nếu làm vậy thì trạm Mir sẽ không còn ai trông coi, bảo trì nên Sergei và các đồng đội mặc những nguy cơ mà mình có thể đối mặt, quyết ở lại trạm và chờ ngày trở về.

Phi hành gia bị bỏ quên trên vũ trụ

Việc bị bỏ quên bên ngoài vũ trụ là điều khó có thể ngờ.

>> Có thể bạn chưa xem: Cuộc sống cực "ảo" của những phi hành gia mà bạn chưa biết

Ngày trở về

Trôi dạt ngoài vũ trụ 311 ngày, cuối cùng, Sergei Krikalev cũng được các phi hành gia Nga đón trở về. Cảnh tượng đón ông từ vũ trụ xuống thật sự bi tráng, một người tới khoác áo lông lên người ông, một người khác lại đưa cho ông bát nước xuýt.

Tuy nhiên, khi trở về trái đất, Sergei phát hiện ra quốc gia của mình đã không còn, thay vào đó nơi ông hạ cách lại là một phần của Cộng hòa Kazakhstan. Ông được xem là công dân Liên Xô cuối cùng.

Phi hành gia bị bỏ quên trên vũ trụ

Sergei Krikalev được xem là công dân Liên Xô cuối cùng.

Được biết, sau khi Liên Xô tan rã, Mỹ và Nga sau đó đã triển khai hợp tác trong lĩnh vực vũ trụ. Sergei tiếp tục được tuyển chọn là thành viên phi hành đoàn trên tàu con thoi Discovery, đến trạm không gian Mir để thực hiện nhiệm vụ và ngày 3/2/1994, ông chính thức bay vào vũ trụ bằng con tàu này, trở thành phi hành gia người Nga đầu tiên đi trên tàu con thoi của Mỹ.

Tất nhiên, các phi hành gia Nga và Mỹ đã hoàn thành các nhiệm vụ như quan sát trái đất, thử nghiệm vật liệu, thử nghiệm khoa học sự sống và thiết bị trong vòng 8 ngày sau đó mới trở về trái đất vào ngày 11/2. Vào những năm tiếp theo, Sergei vơi tư cách là phi hành gia đại diện của Nga tham gia vào Trung tâm vũ trụ Johnson tại Houston để tham gia vào công việc kiểm soát mặt đất.

Cuối tháng 4 năm 2015, ông được ghi vào sách kỉ lục Guinness khi là người sống ngoài vũ trụ lâu nhất thế giới, với thời gian tổng cộng là 803 ngày 9 giờ 39 phút. Ông cũng chính thức nghỉ hưu sau khi hoàn thành lần bay thứ 6 của mình. Dù đã nghỉ hưu, nhưng ông vẫn tiếp tục hoạt động trong lĩnh vực vũ trụ. Tháng 2 năm 2007, Sergei Krikalev được bổ nhiệm làm Phó chủ tịch của Tập đoàn vũ trụ tên lửa năng lượng Korolev, đồng thời là người đứng đầu tại Trung tâm đào tạo phi hành gia Gagarin.

Phi hành gia bị bỏ quên trên vũ trụ

Dù gặp phải sự cố nghiêm trọng, song Sergei vẫn dành toàn bộ tâm huyết của mình cho lĩnh vực vũ trụ.

>> Xem thêm: Cái kết bi thương chưa từng được biết đến của những phi hành gia "chó, mèo, khỉ" vào vũ trụ

Gặp phải sự cố rất lớn trong lần bay vào không gian thứ 2 của mình, song Sergei vẫn dành trọn vẹn tâm huyết cho lĩnh vực vũ trụ, niềm đam mê thuở nhỏ của ông. Hi vọng câu chuyện của Sergei sẽ truyền cảm hứng cho nhiều người, vượt qua mọi thử thách khó khăn để hoàn thành đam mê của mình.

Ảnh: FB

Cùng đón đọc những tin tức mới nhất từ YAN nhé!

NHỮNG BIẾN ĐỔI CƠ THỂ KHỦNG KHIẾP KHI PHI HÀNH GIA DU HÀNH VŨ TRỤ

- Chức năng tim mạch giảm

- Nhão cơ bắp

- Xương sống dài ra

- Hệ thống miễn dịch bị ảnh hưởng

- Loãng xương

- Thị lực giảm

- Phơi nhiễm bức xạ vũ trụ

Xem thêm chi tiết TẠI ĐÂY!