Phình bóc tách đm chủ là gì

SKĐS - Ngày nay, phình động mạch chủ không còn là bệnh lý hiếm gặp, số bệnh nhân mắc phình động mạch chủ nhập viện ngày càng tăng. Đây là bệnh lý giãn động mạch chủ vĩnh viễn và không phục hồi, khi đường kính ngang đo được lớn hơn hoặc bằng 1,5 lần so với đường kính phần còn lại của động mạch chủ. Phình động mạch chủ ngực chiếm khoảng 2-5% của tất cả phình mạch máu.


Phình bóc tách đm chủ là gì

Phình động mạch chủ ngực. Đặt stent - graft trong phình động mạch chủ ngực.


Nguy cơ tử vong cao
Thông thường, phình động mạch chủ ngực được chia thành các dạng sau:
Phình động mạch chủ ngực đoạn động mạch chủ ngực, trong đó có thể phân chia thành hai loại theo hình dạng của nó: Dạng túi: mặt bên của động mạch chủ phồng lên và không đối xứng. Thường đây là giả phình động mạch chủ mà nguyên nhân do chấn thương hay do loét xuyên thấu động mạch chủ; Dạng hình thoi: đây là phình thật vì tổn thương cả 3 lớp của thành động mạch chủ. Giãn to bất thường một đoạn dài và liên quan đến toàn bộ chu vi của thành động mạch chủ.
Phình động mạch chủ ngực - bụng liên quan cả hai động mạch chủ ngực xuống và động mạch chủ bụng.
Tiến triển của bệnh liên quan đến một số yếu tố nguy cơ thường gặp bao gồm: xơ vữa động mạch, hút thuốc lá, nam giới và tăng huyết áp. Phình động mạch chủ ngực có tỉ lệ phát triển trung bình 0,42cm - 0,56cm/năm. Khi đường kính động mạch chủ ngực càng lớn thì nguy cơ gây vỡ phình càng tăng dẫn đến nguy cơ tử vong càng cao.


Phình bóc tách đm chủ là gì

Phình động mạch chủ ngực trên phim chụp CT Scanner.


Dấu hiệu nhận biết bệnh
Thông thường, phình động mạch chủ ít có triệu chứng hoặc chỉ được phát hiện tình cờ khi khám sức khỏe định kỳ hay khi chụp X-quang ngực thường quy. Ngoài ra, một số bệnh nhân có triệu chứng không điển hình như:
Đau: Thường đau mơ hồ, có thể đau ở cổ và hàm dưới hoặc đau giữa hai xương bả vai, hay đau lưng, đau vai trái. Khi có phình tách động mạch chủ thì xuất hiện đau đột ngột như xé vùng trước ngực hoặc sau lưng.

Phình bóc tách đm chủ là gì

Hình phân loại phình ĐMC theo hình dạng.


Dấu hiệu chèn ép: Khi phình lớn có thể gây chèn ép các cấu trúc xung quanh hay tạng lân cận gây khàn tiếng (chèn ép thần kinh thanh quản) hoặc khó thở, khó nuốt do chèn vào khí quản, thực quản hoặc phù do chèn ép vào tĩnh mạch.

Vỡ phình động mạch chủ: Đây là biến chứng nặng và nguy hiểm, bệnh nhân thường tử vong trước khi nhập viện. Một số trường hợp may mắn vỡ chưa hoàn toàn cần phẫu thuật cấp cứu tối khẩn cấp. Khi chưa sốc và trụy tim mạch thì các triệu chứng thường gặp là: Đau ở ngực hoặc bụng, lưng. Tính chất đau thường đột ngột và đau nhiều; Mạch nhanh và huyết áp không đo được hoặc rất thấp. Da niêm mạch nhợt do mất máu; Làm chẩn đoán hình ảnh sẽ thấy dịch trong màng phổi hay sau phúc mạc.
Với trường hợp này, cần khẩn trương tiến hành phẫu thuật. Tuy nhiên, tiên lượng cũng rất khó khăn.

BS. Ngô Tuấn Anh

Bệnh viện Trung ương Quân đội 108

Chia sẻ

Động mạch chủ là động mạch lớn nhất của cơ thể, xuất phát từ tim, chạy vòng cung trong ngực, qua cơ hoành rồi xuống bụng. Động mạch chủ phân chia các nhánh cấp máu cho các cơ quan trong cơ thể và có thể chia thành: Động mạch chủ lên, quai động mạch chủ, động mạch chủ xuống (gồm động mạch chủ ngực và động mạch chủ bụng).

Phình bóc tách đm chủ là gì

Cấu trúc thành động mạch chủ gồm 3 lớp: Nội mạc (áo trong), trung mạc (áo giữa) và ngoại mạc (áo ngoài).  Độ đàn hồi của động mạch chủ nằm ở lớp trung mạc, bao gồm mô đàn hồi, sợi cơ trơn và chất collagen. Bóc tách thành động mạch chủ là sự xuất hiện dòng máu chảy qua vết rách nội mạc động mạch chủ làm tách lớp áo trong và áo giữa tạo ra một lòng giả (kênh giả). Vết rách nội mạc có thể là tiên phát hoặc thứ phát do huyết khối trong thành động mạch chủ. Bóc tách có thể xảy ra ở bất cứ điểm nào dọc theo động mạch chủ và mở rộng đầu gần hoặc phía xa vào các động mạch khác.

Cơ chế, tiến trình bệnh lý

  • Bóc tách động mạch chủ xảy ra khi có sự rách lớp nội mạc. 
  • Rách nội mạc trước hay xuất huyết từ trung mạc trước rồi rách vào lòng động mạch.
  • Sự thoái hóa lớp trung mạc được coi như là một yếu tố quan trọng để xuất hiện bóc tách động mạch chủ. Thoái hóa dạng nang kết hợp với áp lực máu cao.

Nguyên nhân gây bệnh
- Tăng huyết áp.
- Bệnh lý và các hội chứng động mạch chủ ngực di truyền hoặc liên quan đến gene:
Hội chứng Marfan, hội chứng Loeys-Dietz, các hội chứng phình động mạch chủ ngực gia đình, hội chứng mạch máu Ehlers-Danlos, hội chứng Turner,…
- Bệnh lý / hội chứng bẩm sinh: Van động mạch chủ 2 mảnh, động mạch chủ phình bẩm sinh, tứ chứng Fallot.
- Bệnh xơ vữa: Loét do thấm nhập mảng xơ vữa. 
- Chấn thương, đụng dập hoặc tổn thương do chăm sóc y tế: 

  • Do dụng cụ/catherter. 
  • Phẫu thuật mạch máu/ động mạch chủ. 
  • Tai nạn. 
  • Phẫu thuật bắc cầu động mạch vành/ thay van động mạch chủ/ TAVR (Transcatheter Tostic Valve Replacement). 
  • Phẫu thuật TEVAR (Thoracic Endorascular Aortic Repair). 

- Sử dụng cocaine/methamphetamine.
- Các bệnh lý viêm/ nhiễm trùng

  • Viêm động mạch tế bào khổng lồ.
  • Viên động mạch Takayasu.
  • Bệnh Behçet.
  • Viêm động mạch chủ.
  • Giang mai.

- Mang thai (có bệnh động mạch chủ tiềm ẩn).
- Nâng tạ (có bệnh động mạch chủ tiềm ẩn).
Phân loại bệnh lý

Bóc tách động mạch chủ được phân loại theo De-Bakey hoặc Stanford. Trong đó phân loại theo Stanford được sử dụng rộng rãi trong lâm sàng:

  • Stanford A (typ A): Có bóc tách ở động mạch chủ lên (có thể kèm theo bóc tách ở phần quai hoặc động mạch chủ.
  • Stanford B (typ B): Không có bóc tách ở phần động mạch chủ lên.

Triệu chứng bệnh lý
Triệu chứng cơ năng

  • Đau ngực rất nặng ngay từ đầu.
  • Các biểu hiện kèm theo: Lo lắng, toát mồ hôi, buồn nôn và ngất xỉu.
  • Dấu hiệu suy tim sung huyết: Do hở van động mạch chủ cấp.
  • Ngất: Do bóc tách động mạch vỡ vào màng tim dẫn đến ép tim.
  • Dấu hiệu tai biến mạch máu não.
  • Liệt chi dưới.

Triệu chứng thực thể

  • Khuyết mạch.
  • Âm thổi tâm trương của hở van động mạch chủ, xảy ra ở khoảng 2/3 bóc tách gần van động mạch chủ. 
  • Các dấu hiệu thần kinh do tai biến mạch máu não hay thiếu máu cục bộ thần kinh ngoại vi.
  • Ngoài ra còn một số dấu hiệu do động mạch chủ chèn ép các cơ quan xung quanh: Hội chứng Horner (chèn ép hạch giao cảm); nói khàn (chèn ép thần kinh quật ngược); co phế quản (do chèn ép khí phế quản).
  • Khái huyết (vỡ vào khí quản); xuất huyết tiêu hóa (vỡ vào thực quản).
  • Blốc nhĩ thất: Bóc tách đào hang vào vách liên nhĩ rồi nút nhĩ thất.
  • Âm thổi liên tục (bóc tách dò vào nhĩ phải hay thất phải).
  • Còn có một số dấu hiệu do tắc nghẽn mạch máu: Mạc treo, thận.

Biểu hiện bệnh lý trên cận lâm sàng

  • Điện tim: Thường chỉ có dấu dầy thất trái.
  • X-quang ngực: Cung động mạch chủ lớn.
  • Siêu âm: Dãn nở động mạch chủ, thành động mạch chủ tách đôi.
  • Cắt lớp vi tính động mạch chủ.

Điều trị bệnh lý bóc tách thành động mạch chủ
Điều trị nội khoa cấp cứu

  • Giảm đau: Có thể dùng thuốc giảm đau morphin, dẫn xuất của morphin (fentanyl).
  • Kiểm soát huyết áp: Mục tiêu huyết áp cần kiểm soát dưới 120 mmHg, có thể dùng các thuốc đường tĩnh mạch: nicardipin, nitroprusside.
  • Kiểm soát mạch: Mục tiêu tần số tim khoảng 60 - 70 chu kì/phút, thường dùng thuốc chẹn beta đường uống (phổ biến ở Việt Nam) hoặc đường tĩnh mạch (phổ biến ở nước ngoài).

Bóc tách động mạch chủ Stanford A Chỉ định phẫu thuật cấp cứu thay đoạn động mạch chủ bóc tách, có thể thay cả van động mạch chủ tùy từng trường hợp.

Bóc tách động mạch chủ Stanford B

Nếu có biến chứng (tràn dịch màng phổi, thiếu máu tạng) hoặc khi tăng huyết áp kéo dài khó kiểm soát, đau kéo dài, đau tái phát, phình tiến triển nhanh, cần can thiệp nội mạch đặt stent graft che phủ. Nếu không có biến chứng có thể điều trị nội khoa bảo tồn và theo dõi sát, tuy nhiên hiện tại chỉ định đặt stent graft cho nhóm đối tượng này vẫn mang lại nhiều lợi ích.

Tại Bệnh viện Quốc tế Vinh, các Bác sĩ Đơn vị Tim mạch đã kịp thời phát hiện rất nhiều ca bệnh lý nguy hiểm về tim nói chung và bóc tách thành động mạch chủ nói riêng, từ đó đưa ra những phương pháp điều trị phù hợp với từng người bệnh. 

---------------

Để được hỗ trợ cung cấp thông tin và tư vấn chi tiết, vui lòng liên hệ:

•    Bệnh viện Quốc tế Vinh

•    Số 99, đường Phạm Đình Toái, xã Nghi Phú, TP Vinh, Nghệ An

•    Số điện thoại 02383.968.888/0901.74.71.73