Sữa mẹ vắt ra de trong máy hâm được bao lâu

Sữa mẹ vắt ra de trong máy hâm được bao lâu

Bên cạnh cách bảo quản sữa mẹ trong tủ lạnh, ủ nóng cũng là phương pháp hay được các mẹ sử dụng. Tuy nhiên, cách này chỉ bảo quản được trong 1 khoảng thời gian nhất định. Vì thế, các bạn phải nên biết sữa mẹ vắt ra ủ nóng được bao lâu là tốt?

Ủ nóng sữa mẹ là phương pháp hay được các mẹ sử dụng khi chưa có thể cho bé bú trực tiếp ngay. Tuy nhiên, các mẹ phải biết sữa mẹ vắt ra ủ nóng được bao lâu để đảm bảo an toàn và không dẫn đến việc hao hụt chất dinh dưỡng.

1. Tại sao cần ủ nóng sữa mẹ sau khi vắt ra, hút ra?

Sữa mẹ khi vừa thoát ra khỏi bầu ngực có nhiệt độ khoảng 37 độ C (hoặc hơn một chút, tùy vào nhiệt độ của cơ thể mẹ). Ở mức nhiệt này, sữa mẹ không quá nóng, vừa đủ ấm nên thích hợp với vị giác và dạ dày cho bé.

Cho bé bú trực tiếp luôn là điều tốt nhất để đảm bảo an toàn vệ sinh và chất dinh dưỡng có trong sữa mẹ. Tuy nhiên, trong một số trường hợp con không thể bú mẹ trực tiếp hoặc mẹ vắng nhà, mẹ đi làm không thể cho con bú trực tiếp được thì chúng ta phải áp dụng nhiều cách khác nhau để bảo quản sữa mẹ, trong đó có phương pháp ủ nóng sữa mẹ ở 40 độ C.

Ủ nóng sữa mẹ nếu đúng kỹ thuật sẽ vừa giữ được độ ẩm cần thiết, tránh hao hụt những dưỡng chất thiết yếu có trong sữa mẹ vừa giúp sữa không bị hỏng trong một thời gian nhất định.

Sữa mẹ vắt ra de trong máy hâm được bao lâu

Ủ nóng sữa mẹ giúp giữ được độ ẩm cần thiết, tránh hao hụt những dưỡng chất thiết yếu có trong sữa mẹ

2. Sữa mẹ vắt ra ủ nóng được bao lâu?

Sữa mẹ sau khi vắt ra, ủ nóng ở 40 độ C thì chỉ nên sử dụng trong vòng 1 giờ đầu. Nếu quá 1 giờ thì mẹ không nên cho con sử dụng loại sữa này. Còn nếu muốn sử dụng thì nên hâm nóng lại tiếp hoặc đem vào tử lạnh bảo quản tiếp.

Trên thực tế, có nhiều mẹ ủ nóng được sữa mẹ quá lâu, thậm chí 4 – 5 tiếng sữa vẫn còn ấm, không bị ô thiu hay có dấu hiệu bị hỏng. Tuy nhiên, mẹ không nên sử dụng loại sữa này cho bé vì chúng có thể gây nguy hại đến sức khỏe của trẻ.

Lý do là ở mức nhiệt 40 độ C chính là điều kiện lý tưởng để cho vi khuẩn sinh sôi, phát triển mạnh trong sữa mẹ. Vì thế, nếu cho trẻ sử dụng sữa mẹ đã được ủ nóng quá 1 giờ thì trẻ sẽ dễ bị rối loạn tiêu hóa như: tiêu chảy, nôn trớ.

Sữa mẹ vắt ra de trong máy hâm được bao lâu

Sữa mẹ sau khi vắt ra, ủ nóng ở 40 độ C thì chỉ nên sử dụng trong vòng 1 giờ đầu

3. Hướng dẫn cách ủ nóng sữa mẹ

Ủ nóng sữa mẹ có rất nhiều cách, dưới đây là 3 cách ủ nóng sữa mẹ phổ biến nhất, mẹ có thể tham khảo.

Ủ nóng sữa mẹ trong bình/túi ủ sữa

Bình ủ hay túi ủ sữa mẹ chính là bình giữ nhiệt, bình ủ, túi ủ chuyên dụng. Những thứ này, các bạn có thể dễ dàng mua được tại các siêu thị, cửa hàng bán đồ dành cho mẹ và bé.

Để ủ nóng sữa mẹ bằng bình/túi ủ sữa, trước hết mẹ cần vắt sữa ra túi trữ sữa hoặc đựng trong bình trữ sữa đã được tiệt trùng sạch sẽ. Sau đó, đậy kín nắp, đưa vào bình/túi ủ sữa ngay sau khi sữa vừa mới được vắt ra. Lưu ý: Không được vắt trực tiếp sữa vào trong bình giữ nhiệt.

Sữa mẹ vắt ra de trong máy hâm được bao lâu

Ủ sữa trong túi/bình ủ sữa chuyên dụng

Ủ nóng sữa mẹ bằng máy ủ sữa

Máy ủ sữa là một thiết bị được thiết kế khá đơn giản nhằm mục đích giữ ấm sữa mẹ trong một khoảng thời gian nhất định. Ngoài máy ủ sữa còn có thể dùng để hâm nóng sữa nếu trước đó sữa được trữ đông trong tủ lạnh.

Ủ nóng sữa mẹ bằng máy ủ sữa rất đơn giản. Bạn chỉ cần vắt sữa cho vào bình rồi đưa bình sữa vào khoang máy, bật công tắc hoặc cắm điện lên là được.

Sữa mẹ vắt ra de trong máy hâm được bao lâu

Ủ sữa bằng máy ủ sữa chuyên dụng

Ủ sữa mẹ bằng nước nóng

Trong trường hợp mẹ không có điều kiện để mua máy ủ sữa, túi/bình ủ sữa chuyên dụng thì mẹ có thể áp dụng cách ủ sữa mẹ bằng nước nóng.

Cách thực hiện cũng khá đơn giản, mẹ vắt sữa cho bình, đóng kín nắp. Sau đó, đặt bình sữa vào bát nước ấm 40 độ C rồi đặt vào trong nồi, đậy kín nắp. Tuy nhiên, với cách làm này, mẹ phải thay nước thường xuyên vì nước thường bị mất nhiệt quá nhanh.

Cách ủ nóng sữa mẹ bằng nước nóng chỉ nên dùng trong trường hợp cần giữ ấm sữa trong khoảng 20 phút đổ lại, nếu kéo dài đến 1 tiếng thì sẽ không đảm bảo chất lượng sữa sẽ được như ban đầu.

Sữa mẹ vắt ra de trong máy hâm được bao lâu

Ủ sữa bằng nước nóng

4. Một số lưu ý khi ủ nóng sữa mẹ

Ủ nóng sữa mẹ trong khoảng thời gian quy định sẽ giúp trẻ sơ sinh hấp thụ được nguồn dinh dưỡng tuyệt vời có trong sữa mẹ một cách an toàn nhất. Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng, việc đảm bảo vệ sinh an toàn và giữ nguyên vi chất, hàm lượng dinh dưỡng vốn có trong sữa mẹ sau khi vắt là điều không dễ dàng. Vì thế, cha mẹ cần phải lưu ý một số điều sau:

  • Chọn bình sữa bằng thủy tinh hoặc nhựa có nắp đậy kín.
  • Túi trữ sữa chuyên dụng có thể dùng để đựng sữa đã vắt.
  • Không đổ sữa quá đầy hoặc đổ sữa tràn trong bình đựng sữa. Hãy luôn để 1 khoảng trống nhỏ khi ủ sữa.
  • Một lần ủ sữa, chỉ nên ủ khoảng 60 – 120ml sữa, tương đương với lượng sữa trong 1 bữa ăn của trẻ.

Việc tìm hiểu sữa mẹ vắt ra ủ nóng được bao lâu là điều rất quan trọng và cần thiết, giúp mẹ có thể đảm bảo được lượng sữa đầy đủ và chất lượng để sẵn sàng cho bé bú. Bên cạnh đó, bảo quản đúng cách còn giúp trẻ tránh khỏi tình trạng tiêu chảy cũng như các bệnh về đường tiêu hóa khác. Vì thế, mẹ hãy chú ý nhé.

Chúc các mẹ và bé luôn khỏe mạnh.

-------------------------------------------------------------
Mẹ Khỏe Con Thông Minh: Shop Mẹ và Bé Hàng Đầu Việt Nam
Website: https://mekhoeconthongminh.com/
Số điện thoại: 0942.666.800
Email: 
Địa chỉ: Tầng 3, Tòa nhà 24T3 Thanh Xuân Complex, Số 6 Lê Văn Thiêm, Thanh Xuân Trung, Thanh Xuân, Hà Nội

17472

Máy hâm sữa là sản phẩm tiện lợi cho các bà mẹ bỉm sữa, sản phẩm giúp làm nóng sữa, đồ ăn cho các bé một cách thông minh, nhanh chóng, tiết kiệm thời gian và đáp ứng được kịp thời khi em bé đói, nhất là lúc nửa đêm. Trong nội dung bài viết dưới đây chúng tôi xin chia sẻ thông tin về công dụng của máy hâm sữa, cách sử dụng máy hâm sữa và giải đáp câu hỏi mà các mẹ đang băn khoăn là máy hâm sữa bảo quản sữa mẹ được bao lâu?

Giống như tên gọi của nó, máy hâm sữa có tác dụng hâm nóng sữa cho trẻ nhỏ sau khi sữa được bảo quản trong tủ lạnh…Các máy hâm sữa đều có chức năng hâm nóng siêu tốc, bạn chỉ cần chờ 2-3 phút để đạt được nhiệt độ mong muốn mà không cần mất quá nhiều thời gian. Bên cạnh, máy hâm sữa làm nóng sữa và không làm mất đi các dưỡng chất thiết yếu của sữa.

Sữa mẹ vắt ra de trong máy hâm được bao lâu

Vì sao các mẹ bỉm sữa cần đến thiết bị này để chăm sóc dinh dưỡng bé yêu được tốt hơn? Vì bởi, trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ có tốc độ trao đổi chất nhanh hơn người trưởng thành, nhu cầu bú sữa trong ngày tăng cao, kéo theo bữa bú mỗi ngày cũng rất nhiều. Đặc biệt, rất nhiều trẻ có nhu cầu bú đêm, nếu thiếu sữa, trẻ đói dẫn đến quấy khóc, làm ảnh hưởng đến giấc ngủ của cha mẹ. Cũng vì thế, máy hâm sữa có thể giúp các mẹ chuẩn bị bữa ăn của trẻ nhanh, gọn, tiết kiệm thời gian, công sức và đặc biệt là luôn đáp ứng tốt nhu cầu dinh dưỡng của bé yêu mọi lúc. Ưu điểm nổi bật của máy hâm sữa chính là khả năng làm nóng sữa mẹ trong thời gian ngắn mà vẫn đảm bảo độ tinh khiết, dưỡng chất có trong sữa. Khi có sản phẩm này, mẹ bỉm sữa có thể trữ đông sữa mẹ, sau đó sử dụng máy để chuẩn bị bữa ăn ngay lập tức cho trẻ.

Sữa mẹ vắt ra de trong máy hâm được bao lâu

Máy hâm sữa có tác dụng gì?

Cách sử dụng máy hâm sữa

Máy hâm sữa là thiết bị tiện ích và thông minh, nên cách sử dụng cũng vô cùng dễ dàng và tiện lợi. Để hâm sữa cho em bé, mẹ làm theo hướng dẫn dưới đây.

  • Bước 1: Kiểm trả khay chứa, bình chứa xem có đảm bảo vệ sinh hay không trước khi cắm điện.
  • Bước 2: Đặt bình sữa vào khay chứa sau đó đặt chúng vào máy hâm sữa.
  • Bước 3: Đổ nước sạch vào máy hâm sữa sao cho mức nước cao hơn mức sữa hoặc mức thức ăn trong bình một chút để có thể làm nóng bình sữa nhanh chóng.
  • Bước 4: Cắm điện, bật máy và cài đặt nhiệt độ hâm nóng phù hợp. Thường thì ở 35 – 45 độ C đối với sữa cho bé uống luôn, 45 – 75 độ C khi sữa hay thức ăn đã được để trong ngăn mát của tủ và 75 – 85 độ C khi hâm đồ ăn ở ngăn đá, ngăn lạnh.
  • Bước 5: Các mẹ đợi máy hoạt động khoảng vài phút, khi đạt được mức nhiệt độ, đèn báo hiệu sẽ tự ngắt, các mẹ kiểm tra bình sữa và cho bé uống được.

Sữa mẹ vắt ra de trong máy hâm được bao lâu

Trọn bộ phụ kiện máy hâm sữa. (Ảnh: Internet)

Giải đáp câu hỏi máy hâm sữa bảo quản sữa mẹ được bao lâu?

Theo các nhà chuyên môn, vi trùng thường phát triển nhanh ở nhiệt độ ấm do đó, để sữa trong máy hâm sữa thì sẽ nhanh bị hỏng. Nhìn chung các nhà sản xuất khuyến cáo nên để bình sữa trong máy khoảng 1 giờ đồng hồ. Đối với sơ sinh, sữa đã pha cũng chỉ nên để ở nhiệt độ phòng 1 tiếng và tủ lạnh khoảng 24 tiếng thôi. Cách tốt nhất cho bé là mẹ pha sữa cho con thì nên để vảo tủ lạnh, khi nào mẹ cho bé ăn thì ngâm trong máu hút sữa một chút chứ không nên để lâu trong máy.

Hâm sữa mẹ bằng máy hâm sữa đúng cách

  • Lấy sữa mẹ đã trữ tủ đông vừa đủ cữ bú của con
  • Trường hợp sữa được trữ đông trong ngăn đá tủ lạnh, bà mẹ nên để xuống ngăn mát trước nửa ngày để sữa rã đông từ từ.
  • Sữa đang đựng trong túi, hãy đổ sữa vào bình, hâm nóng sữa mẹ bằng cách ngâm bình sữa vào nước nóng 40 độ.
  • Cảm thấy đủ lâu thì lắc đều bình sữa và thử độ ấm của sữa bằng cách nhỏ thử vài giọt ra tay không cần dùng miệng.
  • Cho trẻ bú ngay sau khi thấy sữa đã ấm theo đúng yêu cầu

Một số thông tin về cách sử dụng máy hâm sữa cho bé, cách ủ sữa mẹ bằng máy hâm sữa, công dụng của máy hâm sữa cũng như giải đáp câu hỏi sữa mẹ để trong máy hâm sữa được bao lâu. Hi vọng những thông tin trên sẽ hữu ích cho các bạn.